Luật Ánh Ngọc

Ví dụ về vi phạm hành chính là gì?

Thông tin hữu ích | 2024-03-11 09:33:42

1. Ví dụ về vi phạm hành chính? Vi phạm hành chính là gì?

Hành chính vốn là những quy tắc quản lý của nhà nước trong xã hội. Vi phạm hành chính có thể xảy ra trong bất kỳ lĩnh vực nào của xã hội. Ví dụ:

Như vậy, vi phạm hành chính vốn là hành vi vi phạm pháp luật, nhưng chưa đủ nghiêm trọng đến mức trở thành tội phạm (hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS). Vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến hoạt động quản lý và nguyên tắc quản lý của nhà nước. Có những sự khác biệt giữa hành vi vi phạm hình sự và vi phạm hành chính.

Việc xử lý vi phạm hành chính diễn ra hàng ngày, hàng giờ, trong tham gia giao thông (như không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ,...) hay gây mất trật tự công cộng,... Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi - lỗi vô ý hoặc cố ý. Điều này có nghĩa là sẽ loại trừ các trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình huống: phòng vệ chính đáng, thi hành công vụ, sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết,...

Xử phạt vi phạm hành chính là rất cần thiết. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc về: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, cơ quan Thuế, Quản lý thị trường, Thanh tra, Toà án nhân dân, Cơ quan THADS,...

Việc xử lý vi phạm hành chính là để đảm bảo trật tự, an toàn, an ninh cho xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, tài sản của Nhà nước, của các cá nhân.

2. Xử phạt cho hành vi vi phạm hành chính?

Xử phạt, xử lý vi phạm hành chính cần tuân theo các nguyên tắc sau đây:

 

9 Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

Hình phạt được áp dụng đối với vi phạm hành chính bao gồm:

Trong đó, hình phạt phạt tiền, cảnh cáo là hình phạt chính, các hình phạt còn lại là hình phạt bổ sung. Không thể áp dụng hai hình phạt chính cho cùng một hành vi vi phạm, nhưng có thể áp dụng hình phạt chính kèm nhiều hình phạt bổ sung.

Mức hình phạt sẽ phải căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của hành vi vi phạm hành chính và ở mỗi lĩnh vực khác nhau thì mức xử phạt vi phạm cũng sẽ khác nhau. Ngoài ra còn có các biện pháp tư pháp là biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý vi phạm hành chính như buộc bồi thường thiệt hại, buộc khắc phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường,...

Trên đây là những vấn đề liên quan đến vi phạm hành chính. Quý khách hàng có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ đến Luật Ánh Ngọc để được giải đáp và tư vấn.


Bài viết khác