Thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh homestay


Thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh homestay

Giấy phép kinh doanh homestay là văn bản pháp lý được cấp cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ homestay để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, giấy phép này có thể bị thu hồi theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Vậy, giấy phép kinh doanh homestay bị thu hồi trong trường hợp nào, trình tự thu hồi giấy phép ra sao? Cùng Luật Ánh Ngọc giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Giấy phép kinh doanh homestay gồm những nội dung nào?

Giấy phép kinh doanh homestay là giấy tờ pháp lý quan trọng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cơ sở kinh doanh homestay, đảm bảo các cơ sở này đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường,... theo quy định của pháp luật và có thể tiến hành kinh doanh homestay.

Giấy phép kinh doanh homestay là điều kiện để các cơ sở kinh doanh được tiến hành kinh doanh homestay, là cơ sở để cơ quan quản lý một cách dễ dàng, kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh cũng như nghĩa vụ về thuế của các doanh nghiệp.

 

Nội dung giấy phép kinh doanh homestay
Một giấy phép bao gồm các thông tin chủ yếu dưới đây

- Thông tin về cơ sở kinh doanh: Tên cơ sở kinh doanh (bao gồm đầy đủ tên tiếng Việt và tên nước ngoài), trụ sở chính, mã số thuế,...

- Thông tin về người đại diện theo pháp luật: Họ và tên, địa chỉ, giấy tờ tùy thân,...

- Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch. Theo đó, chi tiết các thông tin về phạm vi kinh doanh, loại hình kinh doanh (căn hộ du lịch), số lượng phòng, các điều kiện về cơ sở vật chất,...

- Thông tin về chủ cơ sở kinh doanh: Họ và tên, địa chỉ, một trong các giấy tờ tùy thân hợp pháp,...

- Thời hạn của giấy phép kinh doanh homestay (bao gồm cả ngày cấp phép).

Ngoài ra, giấy phép kinh doanh homestay còn có thể bao gồm các nội dung khác như:

- Thông tin xếp hạng sao của homestay trong trường hợp đã được chứng nhận xếp hạng sao theo quy định;

- Thông tin về các dịch vụ kèm theo khác nếu homestay cung cấp các dịch vụ như đồ ăn, đồ uống, spa,...

Trong trường hợp cơ sở kinh doanh có sự điều chỉnh, thay đổi về các nội dung trên giấy phép kinh doanh homestay, thì chủ cơ sở kinh doanh cần làm hồ sơ và thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh theo trình tự luật định.

2. Các trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh homestay

Theo quy định tại Điều 212 Luật Doanh nghiệp và Điều 93 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì giấy phép kinh doanh homestay bị thu hồi trong các trường hợp dưới đây:

- Thứ nhất, nội dung kê khai trong hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh homestay là giả mạo

Đây là trường hợp doanh nghiệp, hộ kinh doanh cung cấp các nội dung trong hồ sơ một cách không chính xác, thông tin bị sai lệch nhằm mục đích đánh lừa cơ quan quản lý nhà nước. Việc này vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật và đặt ra các rủi ro trong quá trình cấp phép và quản lý giấy phép kinh doanh.

- Thứ hai, doanh nghiệp, hộ kinh doanh homestay được thành lập bởi những người bị cấm hoặc không được quyền thành lập

Việc xác định đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh tuân theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020.

- Thứ ba, doanh nghiệp ngừng hoạt động trong vòng 01 năm và hộ kinh doanh đã ngừng hoạt động trong vòng 06 tháng mà không chủ cơ sở kinh doanh homestay không thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;

- Thứ tư, doanh nghiệp, hộ kinh doanh không gửi báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền trong vòng 06 tháng (đối với doanh nghiệp) và trong vòng 03 tháng (đối với hộ kinh doanh) kể từ  ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;

- Thứ năm, giấy phép kinh doanh homestay bị thu hồi do có quyết định của Tòa án hoặc theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Thứ sáu, các trường hợp việc kinh doanh homestay vi phạm quy định pháp luật về du lịch như:

+ Không còn đáp ứng được các điều kiện kinh doanh homestay theo quy định của pháp luật;

+ Việc kinh doanh homestay không thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành;

+ Việc kinh doanh homestay đã có vi phạm và bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch mà vẫn vi phạm.

3. Thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh homestay

Điều 75 và Điều 93 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định chi tiết về việc thu hồi giấy phép kinh doanh homestay. Theo đó, việc thu hồi giấy phép kinh doanh homestay được tiến hành theo trình tự, thủ tục dưới đây:

- Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền thông báo về hành vi vi phạm đến doanh nghiệp, hộ kinh doanh kinh doanh homestay

+ Tùy vào từng trường hợp vi phạm đã được phân tích ở mục 2, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh và có yêu cầu khắc phục:

  • Hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh giả mạo thì hủy bỏ và yêu cầu doanh nghiệp, hộ kinh doanh làm lại hồ sơ để được xem xét cấp giấy phép đăng ký kinh doanh homestay;
  • Yêu cầu doanh nghiệp, hộ kinh doanh đến giải trình trong trường hợp ngừng hoạt động hoặc không có báo cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền
  • ...

+ Quá thời hạn khắc phục theo quy định mà chủ cơ sở kinh doanh Cơ quan có thẩm quyền có văn bản đề nghị thu hồi giấy phép kinh doanh homestay.

- Bước 2: Thu hồi giấy phép kinh doanh homestay

Cơ quan có thẩm quyền xem xét và ra quyết định thu hồi trong từng trường hợp. Theo đó:

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh trong trường hợp: hồ sơ đăng ký kinh doanh homestay là giả mạo, kinh doanh ngành, nghề bị cấm, thành lập bởi tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền hoặc bị cấm;

+ Trong thời hạn 10 ngày đối với trường hợp doanh nghiệp, hộ kinh doanh được yêu cầu giải trình lý do ngừng hoạt động hoặc không nộp báo cáo nhưng không giải trình được hoặc giải trình không được chấp nhận;

+ Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án.

Lưu ý rằng, việc thực hiện thu hồi giấy phép kinh doanh homestay phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định và phải đảm bảo công bằng, nghiêm túc, đảm bảo tính minh bạch, an toàn trong dịch vụ kinh doanh homestay.

Sau thời hạn 03 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi giấy phép, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cơ quan liên quan được biết. 

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh kinh doanh homestay phải ngừng hoạt động kinh doanh của mình ngay sau khi bị thu hồi giấy phép kinh doanh.

4. Một số lưu ý khi bị thu hồi giấy phép kinh doanh homestay

 

Lưu ý
Khi bị thu hồi giấy phép kinh doanh homestay, cơ sở kinh doanh cần lưu ý

- Xem xét nguyên nhân thu hồi: Liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để hiểu rõ nguyên nhân thu hồi giấy phép. Đôi khi, lý do có thể là do vi phạm các quy định liên quan đến an toàn, vệ sinh, hoặc quy định khác của homestay;

- Tuân thủ pháp luật: Khi bị thu hồi giấy phép kinh doanh, cơ sở kinh doanh homestay phải ngừng mọi hoạt động của homestay theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Nếu cố tình vi phạm, doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính tùy theo mức độ vi phạm;

- Thực hiện các bước khắc phục: Điều này có thể bao gồm việc cải thiện điều kiện an toàn, vệ sinh, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật liên quan để có thể được cấp lại giấy phép kinh doanh homestay;

- Tiếp thu và hợp tác với cơ quan có thẩm quyền: Cơ sở kinh doanh homestay tiếp thu ý kiến và hợp tác chặt chẽ với cơ quan quản lý để giải quyết vấn đề và đưa ra các biện pháp cần thiết;

- Luôn cập nhật quy định mới: Quy định của pháp luật luôn có sự đổi mới để phù hợp với thực tế, vì vậy cơ sở kinh doanh cần nắm rõ các quy định và đảm bảo tuân thủ pháp luật trong kinh doanh homestay.

Ngoài ra, cơ sở kinh doanh homestay có thể áp dụng một số biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại dẫn đến việc bị thu hồi giấy phép kinh doanh như sau:

- Đầu tư vào chất lượng dịch vụ: Cơ sở kinh doanh homestay cần duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ homestay để đảm bảo phục vụ cho khách lưu trú;

- Thực hiện các biện pháp an ninh và an toàn: Tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, an toàn phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, đảm bảo homestay luôn đáp ứng đầy đủ các quy định cần thiết.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Ánh Ngọc về quy định pháp luật liên quan đến việc thu hồi giấy phép kinh doanh homestay. Để được hỗ trợ chi tiết về các vấn đề liên quan đến giấy phép kinh doanh homestay, quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giấy phép. 

 

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.