Tìm hiểu quy định của pháp luật về tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp


Tìm hiểu quy định của pháp luật về tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp
Tội xâm phạm chỗ ở của người khác bất hợp pháp là tội phạm xâm phạm đến quyền con người được ghi trong Hiến pháp. Người phạm tội này có thể bị phạt tiền hoặc bị phạt tù với mức phạt cao nhất là từ 01 năm đến 05 năm tù. Cụ thể như thế nào, chúng ta hãy cùng tiếp tục theo dõi.

1. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác là gì?

Tội xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi xâm nhập, sử dụng, chiếm giữ nhà ở, chỗ ở hợp pháp của người khác một cách trái pháp luật và không được sự đồng ý của người chủ nhà hoặc quản lý nơi đó. Căn cứ theo Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, hành vi xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp được thể hiện bằng ba hành vi như sau:

  • Hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác: Người thực hiện hành vi khám xét, lục soát, tìm kiếm người, đồ vật, tài sản… trái pháp luật chỗ ở của người khác là việc người đó thực hiện các hành vi kiểm tra, xem xét chỗ ở của người khác thuộc một trong các trường hợp sau:
    • Xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp khi không có căn cứ để nhận định chỗ ở có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật hoặc tài sản do phạm tội mà có hoặc những đồ vật, dữ liệu điện tử hoặc những tài liệu khác có liên quan đến vụ án
    • Xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp khi không có căn cứ để nhận định người đang bị truy nã, truy tìm đang trốn ở chỗ ở đó và để giải cứu nạn nhân.
    • Người xâm phạm chỗ ở thuộc trường hợp được khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện theo quy định nhưng không có thẩm quyền được khám xét hoặc không thực hiện đúng thủ tục khám xét,..
  • Đuổi người khác trái pháp luật ra khỏi chỗ ở của họ: Người phạm tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp đã có hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực, sử dụng các thủ đoạn khác buộc người khác phải rời khỏi chỗ ở của họ mà không được sự đồng ý của người đó một cách trái pháp luật. Hiện nay, pháp luật quy định một số trường hợp được yêu cầu người khác ra khỏi chỗ ở của họ khi có các quyết định cưỡng chế, thu hồi,… của Nhà nước.
  • Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ là hành vi của người xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp đã dùng mọi thủ đoạn nhằm mục đích chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở một cách trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp chỗ ở như tự ý mang đồ đạc vào chỗ ở của người khác, không cho người khác vào nhà, vứt đồ đạc của người khác ra ngoài mà không được sự đồng ý của người đó,…
  • Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác là trường hợp người phạm tội tự ý vào chỗ ở của người khác mà không được sử đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý tại nơi người đó xâm nhập. Trường hợp người xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp để thực hiện các hành vi phạm tội khác như giết người, trộm cắp tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Giết người hoặc tội Trộm cắp tài sản bên cạnh Tội xâm phạm chỗ ở của người khác

2. Phạm tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp phạt thế nào?

Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp mà người phạm tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp có thể bị áp dụng các mức hình phạt khác nhau.

2.1. Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Trong trường hợp người phạm tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp thực hiện một trong những hành vi dưới đây mà không có tình tiết tăng nặng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: 

  • Khám xét chỗ ở của người khác trái pháp luật
  • Đuổi người khác ra khỏi chỗ ở của họ trái pháp luật
  • Xâm nhập chỗ ở của người khác khi không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc quản lý của chỗ đó
  • Chiếm giữ chỗ ở hoặc có hành vi cản trở người đang ở hoặc người quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ một cách trái pháp luật

Phạt cải tạo không giam giữ là hình phạt áp dụng cho người xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp ít nghiêm trọng, nghiêm trọng nhưng người đó đang có nơi làm việc ổn định hoặc có đang cư trú tại địa điểm rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người đó ra khỏi đời sống xã hội.

  • Trong thời gian người xâm phạm chỗ ở chấp hành án, người đó phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước theo tháng.
  • Trường hợp trong quá trình áp dụng phạt cải tạo không giam giữ, người phạm tội bị mất việc hoặc không có việc làm thì người phạm tội phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng, thời gian lao động không quá 04 tiếng/ngày và không quá 05 ngày/tuần.
  • Trường hợp người xâm phạm chỗ ở là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người bị bệnh hiểm nghèo, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng thì không phải lao động phục vụ cộng đồng.

Phạt tù là hình phạt buộc người phạm tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời gian nhất định, cụ thể trong trường hợp này là từ 03 tháng đến 02 năm.

Đây là hình phạt nhẹ nhất trong bộ luật hình sự, xuất phạt từ tính chất của hành vi xâm phạm chỗ ở chưa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc hành vi xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp không có các tình tiết tăng nặng.

Mọi người cũng xem: Án treo? Người bị xử án treo có được đi khỏi nơi cư trú không?

2.2. Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

 

Hình phạt tăng nặng đối với người phạm tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp
Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau có thể bị phạt tù lên đến 05 năm

Trong trường hợp người phạm tội thực hiện các hành vi khám xét, chiếm giữ, xâm nhập, xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp thuộc một trong số các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  • Thực hiện hành vi xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp có tổ chức. Người phạm tội không thực hiện hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác một mình mà có sự phân công, câu kết với nhiều người phạm tội khác cùng lên kế hoạch, bàn bạc phân công người phạm tội.
  • Người phạm tội xâm phạm chỗ ở của người khác lợi dụng chức vụ quyền hạn. Đây là những người được giao thực hiện công vụ và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ đó. Nếu không có chức vụ, quyền hạn thì người phạm tội không thể thực hiện tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp của người khác.
  • Người phạm tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp từ 02 lần trở lên. Đây là trường hợp người phạm tội đã xâm phạm chỗ ở của người khác ít nhất hai lần trở lên và chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác bất hợp pháp làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát
  • Hành vi xâm phạm chỗ ở gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Ngoài áp dụng các hình phạt chính, người phạm tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Thời gian cấm được tính từ thời điểm bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người phạm tội bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc thời điểm chấp hành xong án phạt tù.

2.3. Phạt tiền lên đến 10.000.000 đồng

Khác với hai trường hợp trên, trường hợp này áp dụng đối với các đối tượng có hành vi xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp nhưng không đủ dấu hiệu bị truy tố về Tội xâm phạm chỗ ở của người khác.

Căn cứ theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người xâm phạm chỗ ở của người khác trái pháp luật sẽ bị phạt tiền trong một số trường hợp sau đây:

  • Trường hợp buộc thành viên gia đình mình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ thì người vi phạm bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
  • Trường hợp người xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp có hành vi đe dọa dùng vũ lực, bạo lực để đuổi thành viên của gia đình mình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
  • Trường hợp người xâm phạm chỗ ở của người khác đồng thời có hành vi trộm cắp, chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng.
  • Trường hợp người vi phạm có hành chiếm giữ nhà ở của người khác trái pháp luật thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Ngoài ra, người xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép.

3. Ai phải chịu hình phạt tội xâm phạm chỗ ở?

Như đã trình bày ở trên, không phải mọi trường hợp xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp đều bị áp dụng hình phạt tội xâm phạm chỗ ở. Hình phạt này chỉ áp dụng đối với các đối tượng thỏa mãn các điều kiện sau: 

  • Về mặt khách thể: Người phạm tội đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác;
  • Về mặt chủ thể: Là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. Pháp luật không đặt ra vấn đề hình phạt đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có hành vi xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp xuất phạt từ yếu tố tâm sinh lý của người ở độ tuổi này chưa phát triển đầy đủ về nhận thức, về năng lực hiểu biết pháp luật;
  • Về mặt khách quan:
    • Người phạm tội thực hiện một trong bốn hành vi xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp như khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác mà không được đồng ý, đuổi người khác ra khỏi nơi cư trú của họ trái pháp luật hoặc có hành vi chiếm giữ nhà ở, xâm nhập nhà ở trái pháp luật khiến người đó không thể sử dụng nhà ở của họ.
    • Tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp đã gây thiệt hại cho người bị hại như người bị hại không còn chỗ để ở, để sinh sống. Ngoài ra, hành vi xâm phạm chỗ ở đã tước đi quyền được chiếm hữu, sử dụng tài sản của mình, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bị hại.
  • Về mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện hành vi xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp với lỗi cố ý. 

4. Trường hợp nào pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân?

  • Khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử nếu có dấu hiệu phạm tội;
  • Khám nơi cất giấu tang vật phương tiện;

Lưu ý: 

  • Nếu như lực lương chức năng (công an, đội điều tra hình sự, …) thực hiện việc khám xét mà chưa được người có thẩm quyền ký quyết định khám xét thì sẽ bị xem là cấu thành tội xâm phạm chỗ ở của công dân.
  • Tuy nhiên nếu người có thẩm quyền ký quyết định trái pháp luật nhưng chưa thực hiện hoặc chuẩn bị kế hoạch, công cụ phương tiện để đuổi người khác đi chiếm đoạt nhà của họ, nhưng chưa thực hiện … các hành vi này chưa cấu thành tội xâm phạm chỗ ở của công dân.

Trên đây, Luật Ánh Ngọc đã giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến tội xâm phạm chỗ ở của người khác. Có thể thấy, tội xâm phạm chỗ ở là tội phạm nguy hiểm, với mức cao nhất của khung hình phạt là 05 năm tù. Trường hợp chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đến 10 triệu đồng.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.