1. Thế nào là đại lý bảo hiểm?
Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được công ty, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh công ty bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài ủy quyền, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô để thực hiện các hoạt động đại lý bảo hiểm (bao gồm: tư vấn sản phẩm bảo hiểm; giới thiệu sản phẩm bảo hiểm; chào bán sản phẩm bảo hiểm; thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm; thu phí bảo hiểm; thu thập hồ sơ để phục vụ việc giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm) trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký kết.
Đại lý bảo hiểm là gì?
2. Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm
Có phải tất cả các chủ thể muốn kinh doanh hoạt động đại lý bảo hiểm đều được quyền kinh doanh trên thực tế không? Bởi tính chất và vai trò quan trọng của đại lý bảo hiểm "là bộ phận tư vấn và giải thích các điều khoản về nội dung hợp đồng trực tiếp với khách hàng", ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích, ý chí quyết định của bên tham gia bảo hiểm cũng như uy tín hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nên pháp luật Kinh doanh bảo hiểm đã quy định khá nghiêm ngặt về các điều kiện phải đáp ứng đối với cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2.1. Điều kiện về chủ thể
Chủ thể có quyền hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm cá nhân và tổ chức nếu đáp ứng các điều kiện dưới đây:
-
Đối với cá nhân:
-
Đối với tổ chức:
2.2. Điều kiện về nhân sự
Điều kiện này áp dụng đối với loại hình tổ chức thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm. Cụ thể:
+ Có nhân viên trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đáp ứng các điều kiện của cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm;
+ Điều kiện về nhân sự và điều kiện khác, bao gồm:
- Tổ chức phải có tối thiểu 3 nhân viên trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm;
- Có quy trình giám sát việc tuân thủ nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm đối với các nhân viên trong tổ chức thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm.
+ Lưu ý: Đối với tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm là tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì ngoài đáp ứng các điều kiện trên, điều kiện về nhân sự còn được quy định tại Khoản 1 Điều 62 Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
Quan tâm: Đối tượng cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm hiện nay như thế nào?
3. Nguyên tắc hoạt động của đại lý bảo hiểm
Câu hỏi pháp lý: Thưa luật sư, tôi (chị Lê Thị A) hiện nay đang làm đại lý bảo hiểm cho công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ BZ. Sau hơn 2 năm làm việc tôi đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này và muốn ký kết thêm hợp đồng với công ty bảo hiểm nhân thọ khác để tăng nguồn thu nhập. Vậy tôi có được cùng lúc kí hợp đồng là đại lý bảo hiểm với nhiều công ty cùng một lúc không?
Nguyên tắc hoạt động của đại lý bảo hiểm
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và hoạt động đại lý bảo hiểm nói riêng là ngành nghề kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi cũng như rủi ro của người tiêu dùng. Vì vậy, khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra theo thỏa thuân của hợp đồng, bên doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải thực hiện nghĩa vị bồi thường và trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm (bên mua bảo hiểm). Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ là chủ thể cuối cùng chịu rủi ro về tài chính. Vì vậy, để bảo vệ quyền hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường, pháp luật đã đưa ra các quy định về nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm.
- Thứ nhất, cá nhân không được đồng thời làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài khác hoạt động trong cùng loại hình bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mà cá nhân đó đang làm đại lý. Cá nhân đang làm đại lý bảo hiểm cho một tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không được đồng thời làm đại lý bảo hiểm cho tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô khác.
- Thứ hai, Tổ chức không được đồng thời làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô mà tổ chức đó đang làm đại lý.
- Thứ ba, Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm, nhân viên trong tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm chỉ được thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đối với những sản phẩm bảo hiểm đã được đào tạo. Điều này có nghĩa là cá nhân có chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhân thọ thì chỉ được hoạt động đại lý bảo hiểm trong loại hình bảo hiểm nhân thọ, có chứng chỉ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ thì chỉ được hoạt động đại lý bảo hiểm trong loại hình bảo hiểm phi nhân thọ, ...
- Thứ tư, thông tin của cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm và nhân viên trong tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải được đăng ký và cập nhật tại cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm quy định tại Điều 11 của Luật này. Đây là cơ sở pháp quan trọng trong trường hợp xem xét trách nhiệm của đại lý bảo hiểm khi xảy ra tranh chấp hợp đồng bảo hiểm.
- Thứ năm, cá nhân đã được cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhưng không hoạt động đại lý bảo hiểm trong thời hạn 03 năm liên tục phải thực hiện thi lấy chứng chỉ đại lý bảo hiểm mới trước khi hoạt động đại lý.
4. Trình tự thủ tục thành lập công ty hoạt động đại lý bảo hiểm
Đối với cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm độc lập, thì chỉ cần ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm với một doanh nghiệp bảo hiểm.
Tuy nhiên, nếu muốn thành lập công ty hoạt động đại lý bảo hiểm thì trước tiên, khách hàng cần thực hiện thủ tục thành lập công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trình tự thủ tục được Luật Ánh Ngọc cung cấp chi tiết tại bài viết Dịch vụ thành lập Công ty trọn gói tại Việt Nam Sau đó dùng tư cách pháp nhân công ty để ký kết hợp đồng làm đại lý bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm.
5. Nội dung của hợp đồng đại lý bảo hiểm
- Tên, địa chỉ của đại lý bảo hiểm;
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, đại lý bảo hiểm;
- Nội dung và phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm;
- Hoa hồng đại lý bảo hiểm, thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và các quyền lợi khác (nếu có);
- Thời hạn hợp đồng;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
Xem thêm bài viết:
Thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ - điều kiện và thủ tục thành lập
Trong quá trinh tham khảo bải viết, nếu Quý khách hàng còn gặp các vấn đề thắc mắc cần được tư vấn, vui lòng liên hệ tới chúng tôi để được giải đáp một cách chi tiết nhất.