Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức: Khái niệm, dấu hiệu, khung hình phạt và cách phòng tránh


Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức: Khái niệm, dấu hiệu, khung hình phạt và cách phòng tránh

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức là tội phạm nguy hiểm, gây thiệt hại lớn cho người dân về xã hội lẫn kinh tế. Bài viết dưới đây nhằm cung cấp thông tin về định nghĩa, dấu hiệu nhận biết, khung hình phạt và cách phòng tránh khi phát hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức. 

>>>XEM THÊM: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: 5 điều quan trọng cần biết

1. Khái niệm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức là hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác được thực hiện bởi một nhóm người có sự cấu kết chặt chẽ, giữa những người cùng thực hiện tội phạm, trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức, được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

2. Dấu hiệu về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức

Để nhận diện tội phạm này, cần chú ý các dấu hiệu sau:

  • Có sự cấu kết, phân chia nhiệm vụ. Ví dụ: Người tổ chức, người liên lạc thông tin, người thu thập, người thực hiện. 
  • Các bước thực hiện được lên kế hoạch chi tiết, có sự phối hợp;
  • Hành vi lừa đảo thực hiện trên phạm vi rộng, nhắm vào nhiều nạn nhân cùng lúc;
  • Sử dụng phương tiện hiện đại như mạng xã hội, phần mềm giả hoặc hệ thống có thể ẩn danh. 
  • Các thủ đoạn lừa đảo có tính chất tinh vi và khó bị phát hiện. 

Ví dụ: 

Một nhóm đối tượng gồm Ông Nguyễn Văn A, ông Trần B, Bà Nguyễn Thị C và Ông D thành lập công ty bất động sản “Công ty TNHH Ánh Sáng Xanh Việt Nam. Nhóm này phân công nhiệm vụ rõ ràng: A đóng vai trò giám đốc, B phụ trách quảng cáo dự án "ma" trên mạng xã hội; C tổ chức các buổi hội thảo để thu hút nhà đầu tư; D quản lý tài chính. 

Công ty này quảng cáo dự án khu đô thị với lợi nhuận đầu tư lên đến 40%/năm. Công ty với thủ đoạn dụ dỗ các con mồi lớn là các nhà đầu tư từ nước ngoài hoặc ông lớn tại Việt Nam có đam mê bất động sản. Họ đã chi trả tiền thuê các văn phòng sang trọng trong thời gian ngắn để thu hút các nhóm đầu tư trên và đã thu về hơn 1000 đô la. Sau đó họ bất ngờ thông báo đóng cửa công ty và bỏ trốn. 

Đây là một ví dụ điển hình về tội phạm có tổ chức với sự phân công vai trò rõ ràng, có kế hoạch và quy mô lớn.

Gọi ngay

Tư vấn luật sư 0878 548 558

3. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức bị xử lý như thế nào?

Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức được xử phạt nặng hơn mức phạt đối với cá nhân. Cụ thể: 

  • Khung hình phạt cơ bản: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm (khoản 2 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015); 
  • Phạt tăng nặng: Thuộc một trong các trường hợp sau, mức phạt có thể lên đến 15 năm tù hoặc chung thân: 
    • Có tính chất chuyên nghiệp;
    • Gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng;
    • Tái phạm nguy hiểm; 
    • Lạm dụng chức vụ, quyền hạn. 

Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định (khoản 5 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015):

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm;
  • Hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Bạn sẽ được gọi lại tư vấn Liên hệ ngay

4. Người dân cần làm gì để không trở thành nạn nhân của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức?

  • Cảnh giác với những lời hứa hẹn lợi nhuận cao, dễ dàng;
  • Xác minh thông tin về các doanh nghiệp, tổ chức trước khi tham gia giao dịch, đặc biệt là qua mạng xã hội. 
  • Liên hệ đến luật sư hoặc cơ quan chức năng khi nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo;
  • Bảo mật thông tin cá nhân: Không chia sẻ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng cho người lạ;
  • Không cài đặt hoặc truy cập vào các đường link lạ. 

5. Cần làm gì khi phát hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức?

khi phát hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức cần: 

  • Báo cáo ngay cho cơ quan công an: Thu thập và cung cấp đầy đủ thông tin, bằng chứng về hành vi lừa đảo;
  • Lưu giữ các giấy tờ, hợp đồng, tin nhắn liên quan đến vụ việc;
  • Thông báo cho ngân hàng nếu phát hiện giao dịch bất thường;
  • Hợp tác với cơ quan chức năng trong quá trình điều tra, truy cứu;
  • Tham khảo ý kiến luật sư để được tư vấn về quyền và nghĩa vụ của mình kịp thời. 

6. Có lấy lại được tiền khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức?

Theo quy định của pháp luật, người phạm tội có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. Cơ quan chức năng sẽ tiến hành kê biên tài sản của người phạm tội để đảm bảo việc bồi thường. 

Ngoài ra, việc lấy lại tiền sau khi bị lừa đảo còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm:

  • Thời gian phát hiện và tố giác tội phạm;
  • Thông tin và chứng cứ điều tra, truy cứu tính chất phạm tội; 
  • Khả năng truy bắt tội phạm (trường hợp tội phạm bị bắt giữ và tài sản chưa bị tiêu tán). 

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc lấy lại tiền còn khó khăn do tội phạm đã tẩu tán tài sản. Do đó, người dân cần có những biện pháp phòng tránh là điều tất yếu.

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hoặc tư vấn các vấn đề liên quan đến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức, hãy liên hệ với Luật sư hoặc cơ quan chức năng để được giải đáp kịp thời và chính xác. 

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.