1. Các yếu tố cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 5 triệu
Căn cứ theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 05 triệu được cấu thành khi có đủ 04 yếu tố sau:
1. Chủ thể:
- Về độ tuổi: Phải đủ 16 tuổi trở lên (khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015);
- Về năng lực trách nhiệm hình sự: Phải có năng lực trách nhiệm hình sự.
2. Mặt khách quan:
- Sử dụng thủ đoạn gian dối (ví dụ: cung cấp thông tin sai lệch, giả mạo giấy tờ, tạo dựng tình huống giả,...);
- Thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác (tức là hành vi chuyển giao trái pháp luật quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của người khác sang mình);
- Tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên.
3. Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp (người phạm tội biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật).
4. Khách thể: Quyền sở hữu tài sản của người khác đúng theo quy định pháp luật.
Gọi ngay
2. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 5 triệu bị phạt như thế nào?
Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 05 triệu sẽ chịu các khung hình phạt dưới đây:
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015);
- Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm tù (khoản 2 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015) nếu thuộc các trường hợp sau:
- Có tổ chức, tính chất chuyên nghiệp;
- Giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt.
- Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm (khoản 3 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015):
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
- Phạt 12 năm đến 20 năm tù hoặc cao nhất là án chung thân (khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015) khi giá trị tài sản lên đến 500 triệu đồng hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Ngoài ra, người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tiền và các hình thức bổ sung khác, cụ thể:
- Phạt tiền: Từ 10 triệu đến 100 triệu đồng;
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề;
- Cấm làm công việc nhất định đến 05 năm tù hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản theo quy định.
>> Xem thêm bài viết: Báo công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bạn cần chuẩn bị những gì?
3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức phạt lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 5 triệu
Mức phạt lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 05 triệu sẽ được xem xét dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm:
- Giá trị tài sản bị chiếm đoạt;
- Tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội;
- Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự (ví dụ: phạm tội lần đầu, tự nguyện bồi thường thiệt hại, phạm tội có tổ chức/ tính chất chuyên nghiệp,...);
- Lý lịch tư pháp của người phạm tội (như là: Đã có/ không tiền án, tiền sự/ Đã xóa/ chưa xóa án tích);
- Hoặc thái độ hợp tác, phục vụ công tác điều tra của người phạm tội.
4. Làm cách nào để có thể lấy lại tiền trên 5 triệu khi bị lừa đảo qua mạng?
Khi bị lừa đảo tiền (từ 02 - 05 triệu trở lên), cần thực hiện các 04 bước chủ yếu sau:
- Thu thập bằng chứng, chứng cứ: Tìm kiếm, lưu giữ các thông tin liên quan đến vụ việc (ví dụ: tin nhắn, số điện thoại, email, hóa đơn giao dịch, thông tin chuyển khoản,...);
- Liên hệ đến cơ quan chức năng để được hỗ trợ (Công an, Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác - Nhanh nhất báo cáo ngay cho Công an nơi diễn ra vụ án);
- Cung cấp thông tin vụ án đầy đủ, chính xác và minh bạch;
- Liên hệ đến Luật sư để được tư vấn pháp lý nhằm bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mình (Luật sư giải đáp thắc mắc, đưa ra các biện pháp pháp lý có thể áp dụng để lấy lại được tài sản).
5. Phân tích các tình huống và ví dụ thực tế
5.1. Tình huống 1: Ông Nguyễn Văn A (198X) giả danh làm Công an xã gọi điện cho người dân với các trường hợp như: Bấm vào đường link để tiến hành định danh mức 2, số tài khoản ngân hàng bị lộ hoặc có thể là cập nhật thông tin kê khai tài sản qua app,...
Số tiền chiếm đoạt có thể lên đến vài chục triệu hoặc vài trăm triệu.
Phân tích: Tình huống trên có đủ các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
- Chủ thể: Người từ đủ 16 trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự;
- Mặt khách quan: Dùng thủ đoạn gian dối (giả danh làm Cơ quan chức năng) thực hiện hành vi lừa đảo (đưa thông tin sai lệch) nhằm chiếm đoạt tài sản (tiền).
- Mặt chủ quan: Ông Nguyễn Văn A nhận thức rõ hành vi là trái đạo đức, trái pháp luật;
- Khách thể: Quyền sở hữu (tiền) của người khác.
5.2. Tình huống 2: Một tổ chức có hành vi tung tin giả về đợt trúng thưởng có giá trị với vô số giải thưởng hấp dẫn, trong đó có cơ hội trúng 1 chiếc xe Vision (trị giá 35 triệu đồng).
Phân tích: Trong tình huống này, người trong tổ chức này sẽ phải chịu mức án từ 02 năm đến 07 năm tù (theo điểm a, điểm b và điểm e khoản 2 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015) với hành vi:
- Lừa đảo có quy mô;
- Có tính chuyên nghiệp;
- Thông báo giả về đợt trúng thưởng.
Để được tư vấn và giải đáp tất - tần - tật về Lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà bạn gặp phải trong đời sống, hãy liên hệ với Luật Ánh Ngọc hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn kịp thời.