1. Tổng quan thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay
1.1. Những thành tựu đạt được
Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện
Từ năm 2010 - Quốc Hội thông qua Luật An toàn thực phẩm 2010 cho đến nay, hệ thống các văn bản hướng, chỉ đạo cụ thể hóa các nội dung quản lý về thực phẩm, bước đầu đã hình thành được hệ thống tổ chức chuyên trách từ Trung ương xuống các tỉnh.
Nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục về an toàn thực phẩm
Các cơ quan, tổ chức cùng phối hợp tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về an toàn thực phẩm tại trường học, xí nghiệp, …; các cuộc thi viết, thi nói tìm hiểu về an toàn thực phẩm; …
Từ đó góp phần nâng cao nhận thức và thực hành về an toàn thực phẩm của cả bốn nhóm đối tượng là người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và cán bộ quản lý an toàn thực phẩm.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra
Công tác thanh tra, kiểm tra cũng đã được đẩy mạnh qua việc giúp ngăn chặn và xử lý nhiều vụ vi phạm về an toàn thực phẩm.
Nhiều vùng nguyên liệu an toàn đã được chứng nhận, nhiều vùng sản xuất nông nghiệp an toàn được hình thành và nhân rộng; nhiều cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm đã được chứng nhận quốc tế.
Nâng cao chất lượng thức ăn đường phố
Tuy còn nhiều bất cập, nhưng nhiều loại sản phẩm, thức ăn đường phố được quốc tế đánh giá rất cao, ví dụ như bánh mỳ, phở là một trong 10 món ăn hấp dẫn nhất thế giới. Hàng triệu lượt khách du lịch vào Việt Nam sử dụng thực phẩm của Việt Nam.
1.2. Những vấn đề còn tồn tại
A. Một số vấn đề nổi cộm
Trong những năm gần đây, nước ta vẫn đang đối diện với nhiều vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, gây ra lo ngại cho người tiêu dùng. Trong đó, có những vấn đề nổi cộm như sau:
Kiểm soát chất lượng thực phẩm:
Trên thực tế, thực phẩm bẩn, kém chất lượng vẫn được bày bán tràn lan trên thị trường, không chỉ ở các khu chợ dân sinh mà còn ở các siêu thị lớn.
Ngày càng có nhiều nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm sử dụng hóa chất, thuốc kích thích tăng trưởng, … với hàm lượng gấp nhiều lần so với quy định trong hoạt động trồng trọt, chăn nuôi.
Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoạt động mà không có Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Quản lý vệ sinh trong quá trình sản xuất và chế biến:
Có các trường hợp thiếu hệ thống kiểm tra và giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, làm tăng nguy cơ vi khuẩn và các chất ô nhiễm khác.
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm:
Thực phẩm không có hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc rõ ràng, khiến cho người tiêu dùng không biết được sản phẩm mình tiêu thụ đến từ đâu, có an toàn hay không.
Ý thức của người tiêu dùng:
Một số người tiêu dùng vẫn chưa có ý thức cao về việc chọn lựa và sử dụng thực phẩm an toàn mà chỉ tập trung về giá cả dẫn đến rủi ro về sức khỏe.
B. Một số vụ việc về an toàn thực phẩm trong những năm gần đây
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra trong đầu năm 2024
Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 05 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm với quy mô lớn, hàng trăm tại các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các khu công nghiệp, quán ăn thậm chí là tại trường học.
Ví dụ:
- Tháng 1/2024: Vụ ngộ độc thực phẩm tại hộ kinh doanh bánh mì Thu Hà, làm 150 người mắc và nhập viện
- Tháng 03/2024: Vụ ngộ độc tại quán cơm gà Trâm Anh (Khánh Hòa), làm 369 người mắc và nhập viện
- Tháng 04/2024: Vụ ngộ độc ở tiệm bánh mì Cô Băng (Đồng Nai) cũng làm 547 người mắc và nhập viện
Hơn 1800 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm tại Hà Nội
Trong tháng 04 và tháng 05/2024, toàn thành phố đã thành lập 706 đoàn kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm. Kết quả đã kiểm tra, giám sát được 12.509 cơ sở, trong đó có 10.522 cơ sở đạt yêu cầu (chiếm tỷ lệ 84,1%) và 1.814 cơ sở vi phạm.
Liên tiếp bắt giữ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn trên phạm vi cả nước
- Đêm ngày 2/5/2024: Đội quản lý thị trường số 3 đã khám xét bãi tập kết hàng hóa tại tỉnh Kiên Giang, đã phát hiện trên 500 kg tôm nguyên liệu chưa xác định được chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp.
- Ngày 3/5/2024: Đội quản lý thị trường số 11 (Hà Nội) phối hợp với Đội 7 PC 03 Công an TP Hà Nội kiểm tra hộ kinh doanh thực phẩm tại Thanh Oai, Hà Nội
Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở đang kinh doanh 1.520 kg thực phẩm là nầm lợn, lườn vịt, đùi vịt các loại. Ngoài ra, cơ sở này cũng chưa có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không có giấy phép theo quy định.
- Trong dịp 30/4-1/5, lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra điểm kinh doanh hàng hóa, địa chỉ tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đoàn kiểm tra phát hiện 7.800 kg thực phẩm đông lạnh các loại là nội tạng động vật chưa qua sử dụng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Xem thêm: Thông tin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo
Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo như hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Trong đó, có một số nguyên nhân chủ yếu như sau:
2.1. Nguyên nhân khách quan
Rủi ro sử dụng thực phẩm
Rủi ro sử dụng thực phẩm là điều khó có thể tránh khỏi. Dù ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới thì việc sử dụng thực phẩm vẫn tồn tại những rủi ro nhất định.
Mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở nước ta
Phần lớn các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm ở nước ta đều ở mức độ nhỏ lẻ.
Tại các vùng nông thôn phải có 8/10 hộ dân tham gia trồng trọt, chăn nuôi. Khi sử dụng không hết thì mang ra chợ bán, trao đổi. Hầu hết, những thực phẩm này đều không được kiểm định chất lượng.
Tuy nhiên, đây đã là tập quán hình thành từ bao đời nay, để thay đổi cần phải có lộ trình rõ ràng, không thể ngăn cấm trong “một sớm, một chiều”.
Phong tục, tập quán trong chế biến thức ăn và tiêu dùng
Một số món ăn được chế biến không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đem lại rủi ro cao như: tiết canh, gỏi, nem sống, … vẫn được sử dụng rộng rãi.
Thực trạng này chỉ có thể hạn chế thông qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục mà không thể xử phạt.
2.2. Nguyên nhân chủ quan
Quản lý và đầu tư trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Việc đầu tư an toàn thực phẩm của ta vẫn còn thấp, chi phí cho quản lý an toàn thực phẩm ở Việt Nam so với các nước trong khu vực kém rất nhiều.
Ngoài ra, nước ta vẫn chưa xây dựng hệ thống chuyên trách quản lý thực phẩm ở cấp xã, phường, thị trấn.
Thiếu ý thức và kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm ở một số bộ phận người dân
Một số người tiêu dùng còn thiếu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và không tự bảo vệ cho bản thân và gia đình.
Sự chủ quan và lợi ích cá nhân của các doanh nghiệp:
Một số doanh nghiệp thực phẩm chỉ chú trọng vào lợi nhuận mà không tuân thủ đúng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sự phức tạp trong chuỗi cung ứng thực phẩm
Chuỗi cung ứng thực phẩm ở Việt Nam còn phức tạp, từ việc trồng, chế biến, đóng gói đến vận chuyển, dễ gây ra nguy cơ ô nhiễm và mất an toàn thực phẩm.
3. Quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là các biện pháp được thực hiện theo trình tự để đảm bảo thực phẩm được chế biến, lưu trữ và phục vụ một cách an toàn, không gây nguy hại cho sức khỏe con người.
Quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm nhiều bước quan trọng, dưới đây là một số bước quan trọng trong quy trình này:
Tiêu chuẩn vệ sinh:
Bước đầu, cần thiết lập, duy trì và đảm bảo sự tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn vệ sinh cơ bản bao gồm các quy tắc, nguyên tắc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm
Kiểm tra định kỳ:
Tiến hành kiểm tra định kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và xử lý thực phẩm để phát hiện và khắc phục sự cố có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
Chú trọng nâng cao trình độ, kỹ năng của nhân viên:
Đào tạo nhân viên về quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm để họ hiểu rõ về việc bảo quản, xử lý và chế biến thực phẩm một cách an toàn.
Xử lý thực phẩm:
Đảm bảo rằng các thực phẩm được chế biến và bảo quản đúng cách để tránh vi khuẩn và nấm mốc gây hại.
Bảo quản và vận chuyển:
Cẩn đảm bảo rằng thực phẩm được bảo quản và vận chuyển đúng cách để tránh nhiễm khuẩn. Từ đó bảo đảm chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm và an toàn cho người tiêu dùng.
4. Những khó khăn và thách thức trong quá trình cải thiện an toàn vệ sinh thực phẩm
Vấn đề kiểm soát và quản lý chất lượng thực phẩm:
Nước ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng thực phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ thực phẩm.
Cần nâng cao hệ thống giám sát và kiểm tra trong quá trình sản xuất và phân phối thực phẩm.
Thiếu nhân lực chuyên môn:
Một số vùng nông thôn và thị trấn nhỏ thiếu nguồn nhân lực chuyên môn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Điều này dẫn đến việc thiếu kỹ năng và kiến thức cần thiết để quản lý, kiểm tra và giám sát sự an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tiêu chuẩn và quy định không được thực thi một cách nghiêm ngặt:
Mặc dù đã có các tiêu chuẩn và quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng việc thực thi chúng vẫn còn hạn chế, dẫn đến việc sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
Vẫn nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bất chấp lợi nhuận mà vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm
Ý thức của người tiêu dùng:
Một bộ phận người tiêu dùng vẫn chưa có đủ ý thức về việc chọn lựa và sử dụng thực phẩm an toàn, đặt ra thách thức trong việc tạo ra sự nhận thức và thay đổi cách tiêu dùng của người dân.
5. Các biện pháp giải quyết và khuyến nghị để cải thiện thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm
Để giải quyết các vấn đề trên, cần có sự hợp tác giữa chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng để thúc đẩy việc cải thiện an toàn vệ sinh thực phẩm tại Việt Nam.
Cụ thể như sau:
5.1. Phía cơ quan nhà nước
Siết chặt kiểm soát chất lượng thực phẩm:
Thúc đẩy việc kiểm tra chất lượng thực phẩm thông qua việc tăng cường quy trình kiểm soát và xử lý thực phẩm không an toàn.
Tăng cường giáo dục và tạo đào tạo cho người lao động trong ngành thực phẩm:
Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý và kiểm soát vệ sinh thực phẩm, quy trình an toàn và chất lượng.
Sử dụng công nghệ để quản lý và giám sát chất lượng thực phẩm:
Áp dụng công nghệ thông tin và hệ thống giám sát để dễ dàng theo dõi nguồn gốc và chất lượng của thực phẩm.
Tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm:
Đưa ra các biện pháp xử lý nghiêm ngặt đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
5.2. Phía các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Tuân thủ các điều kiện về an toàn thực phẩm của pháp luật:
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần tuân thủ đúng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định trong pháp luật để đảm bảo sản phẩm đáp ứng chuẩn mực an toàn.
Đảm bảo quản lý nguồn nguyên liệu:
Các cơ sở cần đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch, an toàn từ những nguồn cung cấp uy tín để không có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn hoặc hóa chất độc hại.
Xây dựng quy trình sản xuất an toàn:
Phải có quy trình sản xuất rõ ràng, bao gồm việc giữ vệ sinh cho máy móc, công cụ lao động và khu vực sản xuất để đảm bảo không có vi khuẩn phát triển trong quá trình sản xuất.
Đào tạo nhân viên về vệ sinh an toàn thực phẩm:
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần đào tạo nhân viên về vệ sinh an toàn thực phẩm để họ có kiến thức để giữ vệ sinh, phòng tránh ô nhiễm cho sản phẩm.
Kiểm tra và giám sát chất lượng thường xuyên:
Cần thực hiện kiểm tra chất lượng nguyên liệu, quy trình sản xuất và sản phẩm cuối cùng thường xuyên để đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
5.3. Phía người tiêu dùng
Nâng cao nhận thức về chất lượng hàng hóa
Người tiêu dùng cần có sự chọn lọc kỹ lưỡng khi mua các loại thực phẩm, tránh vì giá rẻ mà mua những loại thực phẩm bẩn, kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chung tay đẩy lùi các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm
Mọi người dân đều có quyền và nghĩa vụ báo cáo với chính quyền, cơ quan chức năng khi phát hiện hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm của các cá nhân, tổ chức khác.
Trên đây, Luật Ánh Ngọc đã chia sẻ những thông tin cơ bản về Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm để giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay, từ đó áp dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.