Giấy phép sản xuất rượu: Dịch vụ xin giấy phép chuyên nghiệp


Giấy phép sản xuất rượu: Dịch vụ xin giấy phép chuyên nghiệp
Hiện nay, nhu cầu sử dụng rượu của người dân ngày càng tăng cao, do đó, việc sản xuất rượu cũng được phát triển và thu về nguồn lợi đáng kể. Tuy nhiên, việc sản xuất rượu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó, phải chịu sự quản lý chặt chẽ và phải được cấp giấy phép sản xuất rượu bởi cơ quan có thẩm quyền. Vậy việc cấp giấy phép được thực hiện như thế nào?

1. Hiểu thế nào về giấy phép sản xuất rượu?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, việc sản xuất rượu được hiểu là hoạt động của cá nhân, tổ chức sử dụng máy móc, thiết bị công nghiệp hoặc thông qua phương thức, dụng cụ sản xuất truyền thống để tạo ra rượu.

Hiện nay, phâp luật công nhận 02 hình thức sản xuất rượu hợp pháp: sản xuất rượu công nghiệp và sản xuất rượu thủ công.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 4 Nghị định này về nguyên tắc quản lý rượu, đây là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, trước khi thực hiện việc sản xuất rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên, cơ sở kinh doanh phải tiến hành xin cấp giấy phép sản xuất rượu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Do vậy, có thể hiểu giấy phép sản xuất rượu là văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cơ sở sản xuất rượu nhằm xác nhận cơ sở đó đã đủ điều kiện sản xuất rượu. Tương ứng với mỗi loại hình sản xuất rượu, thương nhân được cấp giấy phép sản xuất rượu tương ứng: Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp và Giấy phép sản xuất rượu thủ công.

2. Điều kiện để được cấp giấy phép sản xuất rượu

Do có sự khác biệt trong đặc điểm của từng hình thức sản xuất rượu, vì vậy, để được cấp giấy phép sản xuất rượu, cơ sở sản xuất phải đáp ứng được các điều kiện tương ứng theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định 105/2017/NĐ-CP.

2.1. Điều kiện xin cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, cơ sở sản xuất rượu công nghiệp phải đáp ứng được 06 điều kiện cụ thể dưới đây:

- Cơ sở sản xuất được thành lập và có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật doanh nghiệp;

- Đáp ứng được điều kiện về cơ sở vật chất: hệ thống dây chuyền. máy móc, trang thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu phù hợp với quy mô sản xuất dự kiến;

- Đáp ứng các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định;

- Đáp ứng các điều kiện đảm bảo vệ sinh môi trường;

- Đáp ứng được điều kiện về nhãn sản phẩm theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ;

- Đáp ứng được các điều kiện về nguồn nhân lực: Cán bộ kỹ thuật đủ trình độ, có chuyên môn phù hợp với ngành, nghề của cơ sở sản xuất rượu.

2.2. Điều kiện xin cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

Điều 9 Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định, cơ sở sản xuất rượu thủ công phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Thứ nhất, cơ sở sản xuất rượu có thể là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh đã được đăng ký thành lập theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật doanh nghiệp;

- Thứ hai, cơ sở sản xuất rượu phải đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như yêu cầu về nhãn hàng hóa theo quy định.

3. Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép sản xuất rượu

3.1. Thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu

Căn cứ quy định tại Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung tại Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP, thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu được quy định cụ thể như sau:

 

Thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu
Tùy từng trường hợp cụ thể mà thẩm quyền được quy định khác nhau

- Đối với giấy phép sản xuất rượu công nghiệp:

  • Bộ Công thương có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên;
  • Sở Công thương có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm.

- Đối với giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh:

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công là phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế- Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3.2. Hồ sơ xin cấp giấy phép sản xuất rượu

Khi tiến hành xin cấp giấy phép sản xuất rượu, cơ sở kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP. Theo đó, hồ sơ xin cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp và giấy phép sản xuất rượu thủ công có sự giống nhau trong một số giấy tờ, tài liệu:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu theo mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

+ Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Bản liệt kê danh mục hàng hóa rượu, kèm theo bản sao hợp lệ nhãn hàng hóa rượu mà cơ sở sản xuất rượu dự kiến sản xuất.

Bên cạnh đó, đối với mỗi loại hình sản xuất rượu, có sự khác biệt về hồ sơ xin cấp giấy phép như sau:

- Đối với hồ sơ xin cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp:

  • Bản sao hợp lệ Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, Giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc bản sao giấy tờ cụ thể: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000), Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (EFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000);
  • Bản sao hợp lệ quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cơ sở sản xuất rượu;
  • Bản sao hợp lệ bằng cấp, chứng chỉ chứng nhận chuyên môn, giấy tờ tùy thân hoặc hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng đối với cán bộ kỹ thuật.

- Đối với hồ sơ xin cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công:

  • Ngoài bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có thể nộp bản sao giấy chứng nhận hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, bản sao Bản công bố sản phẩm rượu hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trong trường hợp rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật; bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp đối với cơ sở thuộc loại kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ theo quy định.

3.3. Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép sản xuất rượu

Việc xin giấy phép sản xuất rượu được thực hiện theo trình tự, thủ tục nhất định, quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP theo các bước:

- Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Cá nhân, tổ chức chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đã được phân tích chi tiết tại mục 3.2. trong từng trường hợp cụ thể và nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Bộ Công thương, Sở Công thương hoặc Phòng Kinh tế và hạ tầng thuộc UBND huyện theo thẩm quyền cụ thể của mình.

Cơ sở sản xuất rượu có thể nộp hồ sơ thông qua 03 hình thức:

+ Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Nộp hồ sơ thông qua đường bưu điện;

+ Nộp hồ sơ thông qua phương thức trực tuyến. Việc nộp hồ sơ qua phương thức này chỉ áp dụng nếu đủ điều kiện áp dụng đối với từng địa phương. 

- Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép của cá nhân, tổ chức. 

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì ghi giấy biên nhận cho cá nhân, tổ chức;

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì trong vòng 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hướng dẫn, thông báo bằng văn bản để cá nhân, tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Bước 3: Cấp giấy phép sản xuất rượu

+ Trong thời hạn luật định kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra, xem xét hồ sơ và ra quyết định cấp giấy phép sản xuất rượu. Theo đó, thời hạn cấp giấy phép trong từng trường hợp được quy định:

  • Đối với giấy phép sản xuất rượu công nghiệp: Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
  • Đối với giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;

+ Trường hợp từ chối cấp giấy phép, cơ quan nhà nước phải trả lời bằng văn bản và thông báo đến cá nhân, tổ chức được biết lý do từ chối.

4. Một số câu hỏi liên quan đến giấy phép sản xuất rượu

Một số câu hỏi liên quan
Liên quan đến thắc mắc về giấy phép sản xuất rượu, Luật Ánh Ngọc trả lời như sau

4.1. Tự ý sản xuất rượu không xin cấp phép bị xử lý thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, sản xuất rượu là một trong những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, do đó, giấy phép sản xuất rượu là bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất rượu. Mọi hành vi sản xuất rượu không có giấy phép là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định.

Điểm a, khoản 3 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định chi tiết mức phạt đối với hành vi không có giấy phép sản xuất rượu. Theo đó, cơ sở sản xuất rượu không có giấy phép bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, khoản 5 Điều này quy định, đối với hoạt động sản xuất rượu công nghiệp, mức phạt được áp dụng gấp 02 lần, tức là cơ sở sản xuất rượu công nghiệp có thể bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Lưu ý rằng, đây là mức hình phạt áp dụng cho cá nhân, tổ chức có cùng hành vi thì áp dụng mức phạt gấp 02 lần cá nhân.

Như vậy: Mức phạt đối với hành vi sản xuất rượu không giấy phép được quy định:

- Đối với hành vi sản xuất rượu thủ công, mức phạt đối với cá nhân là từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, mức phạt đối với tổ chức từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

- Đối với hành vi sản xuất rượu công nghiệp, mức phạt đối với cá nhân là từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, mức phạt đối với tổ chức từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

4.2. Giấy phép sản xuất rượu được cấp lại trong trường hợp nào?

Việc cấp lại giấy phép sản xuất rượu được quy định tại Điều 27 Nghị định 105/2017/NĐ-CP. Theo đó, giấy phép sản xuất rượu được cấp lại trong 02 trường hợp:

- Giấy phép sản xuất rượu bị hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong từng trường hợp sản xuất rượu công nghiệp hoặc sản xuất rượu thủ công;

- Giấy phép sản xuất rượu bị mất, bị hư hỏng, thất lạc do bất cứ lý do gì.

4.3. Thời hạn của giấy phép sản xuất rượu được quy định như thế nào?

Đối với từng loại giấy phép sản xuất rượu, pháp luật hiện hành quy định thời hạn hiệu lực là khác nhau:

- Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp: thời hạn hiệu lực là 15 năm. (Theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 28 Nghị định 105/2017/NĐ-CP);

- Giấy phép sản xuất rượu thủ công: Thời hạn hiệu lực là 05 năm. (Căn cứ quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 28 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20, Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP).

5. Dịch vụ xin giấy phép sản xuất rượu tại Luật Ánh Ngọc

Từ những phân tích trên, có thể thấy, việc xin giấy phép sản xuất rượu là một quá trình phức tạp bởi những yêu cầu chặt chẽ về thủ tục, hồ sơ, giấy tờ pháp lý. Chính vì vậy, việc sử dụng dịch vụ tại các đơn vị cung cấp dịch vụ xin giấy phép sản xuất rượu là sự lựa chọn tối ưu để rút ngắn khó khăn trong quá trình xin giấy phép.

Lợi ích khi có giấy phép sản xuất rượu

Việc xin giấy phép sản xuất rượu là hoạt động bắt buộc trước khi cá nhân, tổ chức tiến hành sản xuất rượu tại cơ sở của mình. Giấy phép sản xuất rượu giúp các cơ sở sản xuất:

+ Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mình;

+ Giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từ đó nâng cao uy tín, thương hiệu của mình trên thị trường;

+ Đưa hàng hóa của mình đến gần hơn với khách hàng, bảo vệ, tăng sự uy tín đối với người dùng.

Tại sao nên sử dụng dịch vụ tại Luật Ánh Ngọc? 

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, đặc biệt trong lĩnh vực xin cấp các loại giấy phép, trong đó có giấy phép sản xuất rượu, Luật Ánh Ngọc cam kết hoàn tất mọi thủ tục dịch vụ nhanh chóng nhất, hợp lệ nhất để tránh làm mất thời gian của khách hàng.

Tại đây Quý khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ một cách toàn diện, tuyệt vời, giải quyết nhanh gọn và dứt điểm vấn đề để từ đó mang lại giá trị cao nhất cho khách hàng.

Công việc Luật Ánh Ngọc thực hiện

Chúng tôi cung cấp các gói dịch vụ pháp lý liên quan đến xin cấp giấy phép sản xuất rượu bao gồm không giới hạn nội dung:

+ Tư vấn pháp lý trọn gói theo nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng;

+ Hỗ trợ khách hàng trong quá trình chuẩn bị các giấy tờ pháp lý, soạn thảo hồ sơ xin cấp phép sản xuất rượu;

+ Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Theo dõi quá trình thực hiện các thủ tục hành chính và nhận, bàn giao giấy phép khi có kết quả hồ sơ theo yêu cầu khách hàng. 

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.