Thủ Tục Khai Nhận Thừa Kế Đất Đai Không Có Di Chúc


Thủ Tục Khai Nhận Thừa Kế Đất Đai Không Có Di Chúc
Bạn đang gặp khó khăn trong việc thừa kế đất đai không có di chúc? Từ việc xác định người thừa kế, phân chia phần di sản để lại đến các thủ tục hành chính theo quy định. Bài viết dưới đây của Luật Ánh Ngọc sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.

1. Khai nhận thừa kế đất đai không có di chúc được quy định như thế nào? 

Khi người để lại di sản không để lại di chúc, việc thừa kế sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, người có nhu cầu nhận di sản thừa kế sẽ đến Văn phòng công chứng nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản để thực hiện thủ tục khai nhận theo đúng quy định. 

>> Xem thêm: Thừa kế theo pháp luật và vấn đề pháp lý liên quan

2. Điều kiện nhận di sản thừa kế là đất đai

Căn cứ theo Điều 650 và Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, người nhận di sản thừa kế không có di chúc phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Thuộc đối tượng hàng thừa kế theo quy định;
  • Không thực hiện hoặc có hành vi từ chối nhận di sản;
  • Không thuộc trường hợp bị tước quyền thừa kế (như: bị kết án về cố ý xâm phạm tính mạng, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng và các hành vi phạm tội được Luật quy định)

Bên cạnh đó, người nhận di sản thừa kế là đất đai được thực hiện quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau theo khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trừ trường hợp được quy định cụ thể theo Luật; 
  • Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án;
  • Đất còn trong thời hạn sử dụng;
  • Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

3. Hồ sơ khai nhận thừa kế đất đai không có di chúc

Các loại giấy tờ cần có cho việc khai nhận di sản thừa kế không có di chúc
Các loại giấy tờ cho việc khai nhận di sản thừa kế không có di chúc

Các loại giấy tờ cần có cho việc khai nhận di sản thừa kế theo khoản 2 Điều 58 Luật Công chứng 2014, bao gồm: 

  • Phiếu yêu cầu công chứng; 
  • CCCD/ Hộ chiếu;
  • Bản tường trình mối quan hệ nhân thân với người để lại di sản; 
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản thừa kế; 
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của các đồng thừa kế;
  • Văn bản từ chối di sản của những người khác (nếu có)
  • Giấy tờ khác theo yêu cầu của bên công chứng. 

Lưu ý: Khi viết bản tường trình chứng minh quan hệ nhân thân cần lưu ý các điểm sau: 

Căn cứ Điều 57 Luật Công chứng 2014 quy định thì tờ khai tường trình về quan hệ nhân thân là giấy tờ bắt buộc để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật. 

Tại sao phải có Bản tường trình QNNT trong khai nhận không có di chúc
Bản tường trình QNNT trong khai nhận di sản không có di chúc

Bản tường trình này sẽ giúp cơ quan có thẩm quyền xác định được các yếu tố như:

  • Xác minh thông tin cá nhân;
  • Xác định mối quan hệ giữa người khai nhận và người để lại di sản; 
  • Xác định hàng thừa kế hợp pháp. 

>> Xem thêm bài viết:  Văn Bản Khai Nhận Di Sản Thừa Kế: Điều Cần Biết

4. Thủ tục khai nhận thừa kế đất đai không có di chúc

Quy trình khai nhận di sản thừa kế là đất đai gồm các bước sau: 

  • Bước 1: Xác định, kiểm tra người thừa kế theo pháp luật;
  • Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ (như mục 3.1)
  • Bước 3: Làm thủ tục công chứng, chức thực; 
  • Bước 4: Nhận giấy xác nhận khai nhận di sản;
  • Bước 5: Tiến hành đăng ký biến động đất đai theo quy định.

>> Xem thêm: Khai Nhận Di Sản Thừa Kế Đất Đai Theo Di Chúc

5. Chi phí khai nhận di sản thừa kế là bao nhiêu? 

02 khoản phí phải đóng khi khai nhận di sản
02 khoản phí phải đóng khi khai nhận di sản

02 khoản phí phải đóng khi làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế đất đai: 

  • Chi phí chứng thực văn bản khai nhận di sản: 50.000 đồng/ bản chứng thực;
  • Chi phí công chứng văn bản khai nhận di sản: lệ phí công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế sẽ xác định theo giá trị tài sản, quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC. 

6. Gian dối khai nhận di sản thừa kế có bị phạt tù không?

Hành vi gian dối trong quá trình khai nhận di sản thừa kế có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật và bị tước quyền thừa kế. Các hành vi gian dối có thể bị kế án về các tội danh như: 

  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
  • Làm giả giấy tờ (Giả mạo Giấy khai sinh, giấy tờ chứng minh quan hệ huyết thống,...);
  • Che giấu thông tin người có quyền thừa kế hoặc cung cấp thông tin sai lệch. 

Ví dụ, nếu anh A thực hiện hành vi giả mạo chữ ký của bố mình để sửa chữa di chúc và chiếm đoạt toàn bộ tài sản, A sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (theo điểm c khoản 1, khoản 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) hoặc có thể bị phạt tù nếu xét thấy hậu quả hành vi đủ cấu thành tội phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự (theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, điểm a khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)

Ngoài ra, A phải trả lại toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt cho những người có quyền thừa kế. 

Trên đây là toàn bộ nội dung pháp lý về Khai nhận thừa kế đất đai không có di chúc. Để được tư vấn cụ thể về trường hợp đang gặp phải, với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm cùng đội ngũ tư chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, Luật Ánh Ngọc cam kết giúp bạn tìm ra cách giải quyết tối ưu. 

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.