Khai Nhận Di Sản Thừa Kế Đất Đai Theo Di Chúc


Khai Nhận Di Sản Thừa Kế Đất Đai Theo Di Chúc
Khai nhận di sản thừa kế đất đai theo di chúc là thủ tục pháp lý sau khi được nhận di sản nhằm cung cấp thông tin về phần di sản hiện có. Nếu bạn đang băn khoăn về các thủ tục, hồ sơ cần chuẩn bị, hãy cùng Luật Ánh Ngọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về quy trình khai nhận di sản thừa kế đất đai.

1. Điều kiện di chúc hợp pháp là gì?

04 điều kiện cần có để di chúc hợp lệ
04 điều kiện cần có để di chúc hợp pháp

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định. Theo đó, để di chúc hợp pháp cần đáp ứng đủ 04 điều kiện sau: 

  • Người lập di chúc trong trạng thái đảm bảo sức khỏe, minh mẫn; 
  • Không bị lừa dối, bị đe dọa và cưỡng ép;
  • Nội dung di chúc không thuộc điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội;
  • Hình thức di chúc phải đúng theo quy định. 

2. Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế theo nội dung di chúc

Người hưởng di sản thừa kế cần chuẩn bị các giấy tờ sau: 

  • Phiếu yêu cầu công chứng; 
  • CCCD/ Hộ chiếu; 
  • Bản sao giấy tờ chứng minh quan hệ của người nhận di sản với người để lại di sản (nếu nhận thừa kế theo pháp luật);
  • Giấy khai sinh của người để lại di sản thừa kế hoặc giấy tờ khác có giá trị tương tự; 
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế; 
  • Bản sao di chúc hợp pháp của người đã mất (nếu có); 
  • Các giấy tờ về tài sản thừa kế (giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm,…); 
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của các đồng thừa kế (CCCD/ Hộ chiếu,…); 
  • Văn bản từ chối di sản của những người khác (nếu có); 
  • Giấy tờ khác theo yêu cầu của bên công chứng. 

3. Quy trình khai nhận di sản thừa kế là đất đai

Việc khai nhận di sản thừa kế là đất đai cần thực hiện 02 thủ tục hành chính sau: 

3.1 Về thủ tục khai nhận di sản

Người được hưởng di sản thừa kế đến Ủy ban nhân dân xã hoặc Văn phòng công chứng để thực hiện thủ tục, gồm 03 bước sau: 

  • Bước 1: Chuẩn bị các loại giấy tờ (theo khoản 2 và khoản 3 Điều 57 Luật Công chứng 2014) như sau: 
    • Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản (ví dụ như: Sổ tiết kiệm, Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy tờ xe và một số giấy tờ có giá trị khác);
    • Giấy tờ tùy thân: CCCD/ Hộ chiếu (còn giá trị sử dụng);
    • Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân (Giấy khai sinh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương). 
  • Bước 2: Đến Ủy ban nhân dân xã/ Văn phòng công chứng nộp hồ sơ và thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ có thẩm quyền.

>> Xem thêm bài viết: 

1. Văn Bản Khai Nhận Di Sản Thừa Kế: Điều Cần Biết

2. Niêm Yết Văn Bản Khai Nhận Di Sản Thừa Kế: Điều Kiện, Hồ Sơ và Thủ Tục

  • Bước 3: Tổ chức công chức đến Ủy ban nhân dân xã thực hiện thủ tục niêm yết trong 15 ngày: 
    • Tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; Trường hợp không xác định được thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng. 
    • Tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản (tài sản là bất động sản)
  • Bước 4: Tiến hành thủ tục khai nhận sau 15 ngày kể từ ngày niêm yết;

Lưu ý: Người khai nhận di sản thừa kế có mặt để ký tên xác nhận; Trường hợp vắng mặt phải có giấy ủy quyền hợp lệ

  • Bước 5: Nhận văn bản di sản thừa kế. 

3.2 Về thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng đất 

Sau khi làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế là đất đai, người nhận di sản tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất như sau: 

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nơi có đất:
    • CCCD/ Hộ chiếu;
    • Bản chính văn bản khai nhận di sản thừa kế/ văn bản thỏa thuận phân chia di sản;
    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 
    • Một số giấy tờ khác theo quy định (Giấy chứng tử,...).
  • Bước 2: Cán bộ có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ;
  • Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành trích sao hồ sơ địa chính; 
  • Bước 4: Gửi hồ sơ địa chính đến cơ quan thuế xác nhận nghĩa vụ;
  • Bước 5: Trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hồ sơ đã hợp lệ). 

Nếu còn bất kỳ vấn nào khác về khai nhận di sản thừa kế đất đai theo di chúc, đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi - Luật Ánh Ngọc qua số Hotline: 0878548558 hoặc Email: lienhe@luatanhngoc.vn để được hỗ trợ nhanh chóng. 

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.