1. Văn bản khai nhận di sản thừa kế được hiểu như thế nào?
Văn bản khai nhận di sản thừa kế là một văn bản pháp lý thể hiện quyền được hưởng phần di sản của người chết để lại.
Người hưởng di sản thừa kế phải thực hiện thủ tục khai nhận và công chứng để làm cơ sở pháp lý cho quyền thừa kế theo đúng quy định của pháp luật.
2. Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế
Hiện nay, không có quy định cụ thể về mẫu văn bản khai nhận. Theo đó, Luật Ánh Ngọc gửi bạn 02 mẫu tham khảo dưới đây:
2.1. Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế (áp dụng cho cá nhân)
Tải mẫu: Văn bản khai nhận di sản thừa kế một người
2.2. Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế (áp dụng cho đồng thừa kế)
Tải mẫu: Văn bản khai nhận di sản thừa kế nhiều người
3. Cách viết văn bản khai nhận di sản thừa kế
Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế bao gồm các nội dung:
- Thông tin về người lập văn bản khai nhận: Họ tên, ngày/ tháng/ năm sinh, quan hệ nhân thân với người để lại di sản;
- Thông tin cá nhân về người để lại di sản: Họ tên, ngày/ tháng/ năm mất được ghi trong Giấy chứng tử;
- Thông tin về phần di sản để lại: Được nêu rõ và chính xác theo như Sổ đỏ (đối với nhà đất), Sổ tiết kiệm (tiền gửi ngân hàng),...;
- Thông tin về di sản được nhận;
- Lời cam kết và ký tên, đóng dấu.
Giả sử cụ thể như sau:
- Người để lại di sản: Ông Nguyễn Văn A, sinh ngày: X/X/19XX, mất ngày XX/XX/20XX, theo Giấy chứng tử số X/20XX do Ủy ban nhân dân xã X, huyện Y, thành phố Z cấp ngày XX/XX/20XX.
Trước khi chết ông Nguyễn Văn A không để lại Di chúc và không để lại bất kỳ nghĩa vụ tài sản, khoản nợ cho những người thừa kế phải thực hiện theo quy định.
- Người nhận di sản thừa kế: Bà Nguyễn Thị B, sinh ngày: X/X/19XX, CCCD số:......... do Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp ngày X/X/2024.
Địa chỉ thường trú: xã X, huyện Y, thành phố Z.
Địa chỉ hiện tại: phường A, Quận B, thành phố C.
- Di sản do ông Nguyễn Văn A để lại gồm các tài sản như sau:
- Căn nhà số:...........tọa lạc tại:..........., thành phố Z.
- Thử đất số:........... tọa lạc tại: xã X, huyện Y, thành phố Z; Diện tích đất (theo bản đồ): XX m2 (ghi bằng chữ:..........); Hình thức sử dụng: Sử dụng riêng: XX m2; Mục đích sử dụng đất: Đất thổ cư.
- Sổ tiết kiệm: …………… VNĐ (ghi bằng chữ:........) gửi tại Ngân hàng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh X.
>> Xem thêm bài viết: Văn Bản Khai Nhận Di Sản Thừa Kế: Điều Cần Biết
4. Có thể tự lập văn bản khai nhận di sản thừa kế không?
Việc tự lập văn bản khai nhận di sản thừa kế có thể được thực hiện. Đồng thời, khi hoàn tất việc lập văn bản khai nhận, người có yêu cầu nhận di sản phải đến Văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân sẽ để làm thủ tục công chứng, chứng thực theo đúng quy định pháp luật.
Tuy nhiên, việc tự lập có thể không hợp lệ bởi các nguyên nhân như: mẫu văn bản không đảm bảo tính pháp lý, thông tin khai nhận không đầy đủ,.... khiến kéo dài việc nhận di sản và xảy ra mâu thuẫn không đáng có.
Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế có thể thay đổi tùy vào từng trường hợp cụ thể. Để đảm bảo tính chính xác và hợp lệ, bạn có thể đến Văn phòng công chứng hoặc liên hệ Luật Ánh Ngọc qua Hotline: 0878548558 để được tư vấn và hướng dẫn nhé.