1. Các trường hợp phải xin giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
Theo quy định của Nghị định 87/2009/NĐ-CP và Nghị định 144/2018/NĐ-CP, các trường hợp phải xin giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế bao gồm:
(1) Doanh nghiệp, Hợp tác xã Việt Nam, Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.
(2) Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức.
Để xin giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế, Doanh nghiệp hoặc Hợp tác xã cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế gồm:
Hồ sơ | |
(1). Doanh nghiệp, hợp tác xã, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. |
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế. - Báo cáo tài chính được kiểm toán.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ tương đương theo quy định của pháp luật.
|
(2). Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức. |
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế. - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế hoặc giấy tờ tương đương do Cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp và đã được hợp pháp hóa lãnh sự. - Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương. |
Thời gian giải quyết hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Xử lý vi phạm liên quan đến giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
- Hành vi vi phạm liên quan đến giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế bị xử phạt như sau:
(+) Với hành vi kinh doanh vận tải đa phương thức không đúng nội dung ghi trong giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
(+) Không có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định nhưng đã kinh doanh vận tải đa phương thức: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
(+) Tiếp tục hoạt động kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
(+) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
- Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung ghi trong giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ kinh doanh có điều kiện.
- Sử dụng một trong các giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ kinh doanh có điều kiện.
- Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ kinh doanh có điều kiện
- Ngoài ra, với những hành vi vi phạm trên, doanh nghiệp hoặc hợp tác xã khi kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế còn có thể bị áp dụng một số hình phạt sau đây:
(+) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
(+) Tịch thu giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hành vi vi phạm.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm
Theo quy định tại Nghị định 142/2017/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt vi phạm không có giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế được quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt | Hình thức xử phạt | Hình thức bồi thường thiệt hại |
Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Hàng hải Việt Nam |
|
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II của Nghị định 148/2017/NĐ-CP. |
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Giao thông vận tải |
|
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II của Nghị định 148/2017/NĐ-CP. |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
|
|
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II của Nghị định 148/2017/NĐ-CP. |
Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam có quyền: |
|
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II của Nghị định 148/2017/NĐ-CP. |
Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải |
|
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định tại Chương II của Nghị định 148/2017/NĐ-CP. |
4. Những lưu ý để tránh bị xử phạt khi kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
Khi kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế tại Việt Nam, doanh nghiệp hoặc hợp tác xã cần chú ý một số lưu ý chung để tránh bị xử phạt:
+ Có đầy đủ điều kiện để xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
+ Chuẩn bị đầy đủ thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
+ Đảm bảo doanh nghiệp hoặc hợp tác xã khi muốn kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế hiểu rõ về các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế tại Việt Nam. Khi có vướng mắc hoặc thắc mắc thì nên tham khảo ý kiến của chuyên gia pháp lý hoặc luật sư để tuân thủ đầy đủ các quy định về kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế, đặc biệt là việc xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
+ Bảo vệ thông tin khách hàng " Tuân thủ các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng. Tránh vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân"
+ Cập nhật thường xuyên về pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế tại Việt Nam. Quy định pháp luật có thể thay đổi, do đó, duy trì sự cập nhật với các thông báo và thay đổi mới nhất từ các cơ quan quản lý để đảm bảo tuân thủ đầy đủ.
+ Không được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi chưa có giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế và khi kinh doanh cần phải cẩn thận, tránh việc vi phạm các quy định tại Khoản 21 Điều 01 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh vận tải biển, vận tải đa phương thức và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển