1. Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế gồm những nội dung nào
Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế là một văn bản pháp lý được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, cho phép hợp tác xã, doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp nước ngoài đã đủ các điều kiện xin cấp giấy phép và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép, để được kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở Việt Nam đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác và ngược lại.
Qua quy trình xin cấp giấy phép, cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ đảm bảo của đơn xin, bao gồm việc đảm bảo rằng hợp tác xã hoặc doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu về vốn, cơ sở vật chất, quy trình vận chuyển, bốc xếp, đóng gói,..... cũng như tuân thủ các quy định về thông quan, hàng hóa không phải là hàng cấm, hàng dễ cháy... và đảm bảo các quy định về phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường,...
Sau khi được Bộ Giao Thông Vận Tải xem xét hồ sơ, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thực quốc tế cho doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 144/2018/NĐ-CP/Nghị định sửa đổi, bổ sung các nghị định về vận tải đa phương thức quốc tế.
Theo đó, giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế gồm những nội dung chủ yếu sau:
+ Quốc hiệu;
+ Tên cơ quan có thẩm quyền cấp phép: Bộ Giao Thông Vận Tải;
+ Thông tin của doanh nghiệp: tên doanh nghiệp, địa chỉ ( trụ sở) doanh nghiệp;
+ Số, ngày cấp, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ;
+ Hiệu lực của giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế có hiệu lực trong vòng 05 năm kể từ ngày được cấp phép;
+ Chữ ký, đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
2. Các trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
Bộ Giao thông vận tải thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức vi phạm một trong các trường hợp sau:
+ Thu hồi trong trường hợp doanh nghiệp hoặc hợp tác xã có các hành vi vi phạm sau:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam tài sản dưới 80.000 SDR hoặc không có bảo lãnh tương đương hoặc không có phương án tài chính thay thế theo quy định của pháp luật;
- Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức, không ó Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thực quốc tế hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp;
- Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã không có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
Với trường hợp bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế thì hiện nay, Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể nào về quy trình, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế. Mặc dù vậy, theo quy định tại Điều 8 Nghị định 87/2009/NĐ-CP , Bộ Giao thông vận tải có thẩm quyền thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
Theo đó, chúng ta có thể hiểu trình tự thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế như sau:
+ Trong quá trình kiểm tra, thanh tra phát hiện hợp tác xã hoặc doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp bị thu hồi giấy phép, Bộ Giao thông vận tải có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế và có thẩm quyền tiến hành thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;
+ Kể từ ngày ban hành quyết định thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế, Bộ Giao thông vận tải tiến hành đăng tải " Quyết định" thu hồi giấy phép trên trang thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải cũng như các phương tiện thông tin đại chúng khác.
4. Một số lưu ý khi bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
Khi kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế, doanh nghiệp hoặc hợp tác xã bị thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế do thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế hoặc vi phạm những quy định khác của pháp luật là biện pháp răn đe hợp tác xã hoặc doanh nghiệp vi phạm.
Nhằm đảm bảo doanh nghiệp hoặc hợp tác xã tuân thủ những quy định pháp luật khi kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế và đảm bảo giúp cho cơ quan có thẩm quyền kiểm soát được ngành nghề kinh doanh này trong lãnh thổ Việt Nam. Cho nên, khi có quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp phải ngừng hoạt động kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Trong trường hợp, doanh nghiệp hoặc hợp tác xã tiếp tục hoạt động kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Ngoài ra, có thể bị xử phạt thêm:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
+ Tịch thu giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hành vi vi phạm.
Ngoài ra, trường hợp đã bị thu hồi mà hợp tác xã hoặc doanh nghiệp vẫn tiếp tục thực hiện hoạt động kinh doanh thì bị coi là kinh doanh không có giấy phép. Khi đó, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.