Luật Ánh Ngọc

Dịch vụ tư vấn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm

Pháp lý doanh nghiệp | 2024-09-20 22:09:11

1. Dịch vụ tư vấn xin cấp giấy phép thành lập công ty môi giới bảo hiểm tại Luật Ánh Ngọc

Là một trong những công ty Luật uy tín tại Việt Nam, Luật Ánh Ngọc bằng những kinh nghiệm của mình mang đến giải pháp cho doanh nghiệp với dịch vụ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm.

Tại sao doanh nghiệp nên lựa chọn một công ty Luật, đặc biệt là Luật Ánh Ngọc thực hiện các thủ tục pháp lý về giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm:

Vậy dịch vụ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm tại Luật Ánh Ngọc có gì mà lại mang đến nhiều lợi ích đến vậy? Tại Luật Ánh Ngọc, quý khách hàng sẽ được tư vấn các vấn đề pháp lý về giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm như sau:

2. Điều kiện được cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm

Căn cứ theo Điều 133 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm, công ty phải đáp ứng được các điều kiện sau:

3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập, hoạt động công ty môi giới bảo hiểm

Bước 1: Công ty môi giới bảo hiểm chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp giấy phép, cụ thể gồm những tài liệu sau:

Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động là Bộ Tài chính.

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến nếu đáp ứng điều kiện.

Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.

Sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, Bộ Tài chính tiến hành kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 30 ngày:

Thời hạn để cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty bảo hiểm là 60 ngày. Như vậy, thời gian tối thiểu để doanh nghiệp được cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm là 90 ngày và có thể kéo dài hơn 01 năm nếu hồ sơ của doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu.

Mẫu giấy phép thành lập và hoạt động được quy định chi tiết tại Phụ lục I Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

4. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xin cấp giấy phép

Năm khó khăn khi xin cấp phép

Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 được ban hành ngày 16/6/2022 có hiệu lực từ ngày 01/1/2023 đã có những thay đổi, sửa đổi và bổ sung so với Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, trong đó có quy định liên quan đến giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm.

Luật Kinh doanh bảo hiểm mới đã có những thay đổi tích cực nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính như bãi bỏ quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công ty môi giới bảo hiểm, thay thế việc Bộ Tài chính phải chấp thuận đối với việc đóng, mở hoặc thay đổi địa điểm đặt chi nhánh, văn phòng đại diện bằng bằng việc doanh nghiệp chỉ cần thông báo trước khi có sự thay đổi. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc.

Qua một năm có hiệu lực và thực thi, quá trình xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm gặp phải một số khó khăn:

6. Giải đáp một số thắc mắc:

03 câu hỏi thường gặp về giấy phép thành lập và hoạt động

6.1. Giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm bị thu hồi trong trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, công ty môi giới bảo hiểm bị thu hồi giấy phép khi có một trong những hành vi sau:

6.2. Cơ quan nào cấp giấy phép môi giới bảo hiểm? Công ty hoạt động môi giới không phép có bị xử phạt không?

Theo quy định tại Điều 71 Luật Kinh doanh bảo hiểm, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động môi giới bảo hiểm là Bộ Tài chính. Ngoài ra, Bộ Tài chính còn có trách nhiệm thông báo về cấp phép, sửa đổi, bổ sung hoặc thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của công ty môi giới bảo hiểm đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để cập nhật hệ thống.

Căn cứ Khoản 4 Điều 7 Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm (được sửa đổi các năm 2018, 2019, 2021 – sau đây gọi tắt là Nghị định 98/2013/NĐ-CP), công ty môi giới bảo hiểm không có giấy phép thành lập và hoạt động bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền phạt từ 80.000.000 đồng -100.000.000 đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm khác liên quan đến giấy phép thành lập và hoạt động với hình thức xử phạt nhẹ nhất là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức tiền phạt từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng tùy thuộc vào từng hành vi.

6.3. Các hành vi bị nghiêm cấm khi hoạt động công ty môi giới bảo hiểm?

Theo quy định tại Điều 9 Luật Kinh doanh bảo hiểm, khi hoạt động kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp không được thực hiện các hành vi sau đây:

Trên đây là một số quy định của pháp luật về giấy phép thành lập và hoạt động của công ty môi giới bảo hiểm. Trong quá trình thành lập, nếu doanh nghiệp gặp vướng mắc và có mong muốn sử dụng dịch vụ xin cấp giấy phép, xin vui lòng liên hệ để được hỗ trợ.


Bài viết khác