1. Quy định pháp luật Việt Nam về xuất bản
1.1. Xuất bản là gì?
Xuất bản là hoạt động nhằm phát hành, phổ biến và phân phối các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật, thông tin và hình ảnh qua các hình thức như sách, tạp chí, báo, ấn phẩm điện tử và các phương tiện truyền thông khác.
Quy định về xuất bản có thể được tìm thấy trong các quy định pháp luật như:
- Theo Luật Xuất bản 2013, công ty xuất bản phải đăng ký và được cấp phép hoạt động bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, bên cạnh đó cũng quy định về nội dung, quy trình, quyền và trách nhiệm của các bên liên quan trong hoạt động xuất bản.
- Theo Luật Báo chí 2006 quy định về hoạt động báo chí, bao gồm cả việc xuất bản các báo, tạp chí và các phương tiện truyền thông khác. Các tổ chức hoặc cá nhân muốn thành lập và phát hành báo chí phải đăng ký và được cấp phép bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quá trình xuất bản các tác phẩm liên quan đến bản quyển, quyền xuất bản. Các tác phẩm được xuất bản phải tuân thủ các quy định về bản quyền và các quyền liên quan khác như quyền sao chép, phân phối và công khai.
Các luật trên, cùng với các quy định liên quan từ các cơ quan quản lý nhà nước, định rõ về quy trình, điều kiện và quyền hạn trong việc xuất bản các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật và thông tin tại Việt Nam. Điều này nhằm đảm bảo tính pháp lý, chất lượng và trách nhiệm của các tác phẩm xuất bản, bảo vệ quyền lợi của tác giả và xây dựng một môi trường xuất bản hợp pháp và mang tính đa dạng.
1.2. Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản
Nội dung các tác phẩm trước khi xuất bản phải được xem xét và được cho phép của cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo các tác phẩm xuất bản được xuất bản; giám sát và quản lý hoạt động xuấ bản theo quy định pháp luật nhằm đảm bảo tính trung thực, an toàn, và không vi phạm quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức và xã hội. Những nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản bao gồm:
- Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
- Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và Nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
- Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
- Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây trong hoạt động xuất bản:
- Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản;
- Thay đổi, làm sai lệch nôi dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản;
- In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm;
- Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu;
- Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép;
- Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
2. Đăng ký xuất bản là gì?
Đăng ký xuất bản là quá trình đăng ký và xác nhận về việc sản xuất, phát hành và phân phối một tác phẩm hoặc tài liệu theo quy định của pháp luật. Quá trình này đảm bảo rằng các tác phẩm được xuất bản và phân phối một cách hợp pháp và tuân thủ các quy định về quyền lợi tác giả và quyền sở hữu trí tuệ. Khi đăng ký xuất bản, người đăng ký cần gửi đơn đăng ký tới cơ quan quản lý xuất bản có thẩm quyền. Đơn đăng ký này cần cung cấp thông tin về tác phẩm hoặc tài liệu, như tên tác phẩm, tên tác giả, nội dung, định dạng, thông tin về nhà xuất bản hoặc tổ chức xuất bản, và các thông tin liên quan khác.
Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký, cơ quan quản lý xuất bản sẽ xem xét và kiểm tra tài liệu đã đăng ký. Quá trình này bao gồm đánh giá chất lượng tác phẩm, cân nhắc về quyền lợi của tác giả, kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật. Nếu tài liệu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và được chấp thuận, người đăng ký sẽ nhận được giấy chứng nhận xuất bản, cho phép xuất bản và phân phối tác phẩm.
Việc đăng ký xuất bản là quan trọng để bảo vệ quyền lợi của tác giả và đảm bảo tính hợp pháp của hoạt động xuất bản. Nó giúp người đọc và người sử dụng tác phẩm có đầy đủ thông tin về nguồn gốc và nguồn tin cậy của tác phẩm.Trước khi xuất bản tác phẩm, tài liệu hoặc tái bản xuất bản phẩm, nhà xuất bản phải đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo mẫu quy định. Nội dung đăng ký xuất bản phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản. Việc đăng ký xuất bản của nhà xuất bản thực hiện theo quy định, không giới hạn số lượng tác phẩm, tài liệu, xuất bản phẩm trong mỗi lần đăng ký và nhà xuất bản chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đăng ký xuất bản.
3. Yêu cầu về quản lý xác nhận đăng ký xuất bản
Cục Xuất bản, In và Phát hành xác nhận đăng ký xuất bản được cấp cho từng xuất bản phẩm và ghi trong giấy xác nhận đăng ký xuất bản.
Nhà xuất bản phải ghi chính xác số xác nhận đăng ký xuất bản trên xuất bản phẩm được xuất bản theo hướng dẫn trong giấy xác nhận đăng ký xuất bản. Chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 hàng năm liền sau năm xác nhận đăng ký xuất bản, nhà xuất bản phải báo cáo với Cục Xuất bản, In và Phát hành danh mục tên xuất bản phẩm đã được cấp số xác nhận đăng ký xuất bản nhưng không thực hiện xuất bản.
4. Thủ tục đăng ký xuất bản như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Để chuẩn bị cho việc đăng ký xuất bản, cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký gồm:
(1) Bản đăng ký, trong đó có tóm tắt về đề tài, chủ đề và nội dung của từng tác phẩm, tài liệu đăng ký xuất bản, xuất bản phẩm đăng ký tái bản, các thông tin khác theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;
(2) Văn bản thẩm định nội dung đối với tác phẩm, tài liệu thuộc loại phải thẩm định.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hồ sơ được gửi đến Bộ Thông tin và Truyền thông
- Phương thức đăng ký xuất bản:
+ Trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông
+ Qua đương bưu điện đến Cục Xuất bản, In và Phát hành
+ Qua mạng Internet, phương thức đăng ký xuất bản qua mạng Internet thực hiện như sau:
- Nhà xuất bản phải có chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp để thực hiện việc đăng ký xuất bản qua mạng Internet.
- Nhà xuất bản thực hiện kê khai các thông tin đăng ký xuất bản theo hướng dẫn trên Cổng thông tin điện tử của Cục Xuất bản, In và Phát hành về cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ
Trong quá trình xác nhận đăng ký, Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền yêu cầu nhà xuất bản thẩm định hoặc giải trình về tác phẩm, tài liệu đăng ký xuất bản, xuất bản phẩm đăng ký tái bản để xác nhận đăng ký.
Văn bản xác nhận đăng ký xuất bản là căn cứ để nhà xuất bản ra quyết định xuất bản đối với từng tác phẩm, tài liệu, xuất bản phẩm tái bản. Thời hạn để ra quyết định xuất bản chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm xác nhận đăng ký; trường hợp không thực hiện việc xuất bản, nhà xuất bản phải báo cáo với Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 31 tháng 3 của năm liền sau năm xác nhận đăng ký và số xác nhận đăng ký xuất bản, mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN) đã được cấp không còn giá trị thực hiện.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc quản lý, vị trí, kích thước, yêu cầu kỹ thuật, cách thức ghi số xác nhận đăng ký xuất bản, mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN) và phương thức đăng ký xuất bản qua mạng Internet.
Bước 4: Nhận kết quả
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký xuất bản, Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ và có quyền yêu cầu nhà xuất bản thẩm định hoặc giải trình, sau đó sẽ cấp số xác nhận đăng ký xuất bản và mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN) cho từng xuất bản phẩm. Nhà xuất bản phải chính xác ghi số xác nhận đăng ký xuất bản trên xuất bản phẩm và phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền danh mục tên xuất bản phẩm đã được cấp số xác nhận đăng ký xuất bản nhưng không thực hiện xuất bản trước ngày 31 tháng 3 của năm liền sau năm xác nhận đăng ký; trường hợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
5. Từ chối xác nhận đăng ký xuất bản
Pháp luật quy định Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền từ chối xác nhận đăng ký xuất bản vì mục đích bảo vệ quyền lợi của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm, đồng thời bảo vệ quyền lợi của công chúng và xã hội. Việc xác nhận đăng ký xuất bản là một quá trình quan trọng để tác phẩm được công nhận và phát hành trên toàn quốc, vì vậy phải đảm bảo tính chất đúng đắn, có giá trị đối với xã hội và không vi phạm pháp luật. Nếu tác phẩm vi phạm pháp luật, gây ra hậu quả tiêu cực cho xã hội, thì Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền từ chối xác nhận đăng ký xuất bản để bảo vệ cho xã hội. Ngoài ra, việc từ chối xác nhận đăng ký xuất bản cũng giúp ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tác phẩm, đảm bảo sự công bằng cho các tác giả và chủ sở hữu tác phẩm, tăng độ tin cậy của độc giả và giữ vững giá trị của ngành xuất bản. Việc này cũng góp phần bảo vệ quyền lợi của nhà xuất bản và người tiêu dùng tránh những rủi ro trong quá trình phát hành tác phẩm. Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền từ chối xác nhận đăng ký xuất bản trong các trường hợp sau đây:
- Nội dung đăng ký xuất bản không phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản;
- Tác phẩm, tài liệu đăng ký xuất bản, xuất bản phẩm đăng ký tái bản có tranh chấp về quyền tác giả và quyền liên quan;
- Tác phẩm, tài liệu, xuất bản phẩm trước đó đã bị Bộ Thông tin và Truyền thông từ chối xác nhận đăng ký hoặc cấm lưu hành, tịch thu, tiêu hủy hoặc do nhà xuất bản thu hồi, tiêu hủy;
- Tác phẩm, tài liệu và xuất bản phẩm liên kết xuất bản, tái bản của đối tác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm trong hoạt động xuất bản từ 02 (hai) lần trở lên trong thời gian 12 tháng, kể từ ngày bị xử phạt lần đầu hoặc đối tác liên kết không đủ điều kiện liên kết, không chấp hành yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định;
- Nhà xuất bản không chấp hành biện pháp quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định của pháp luật;
- Các trường hợp khác do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định.
Hãy liên hệ ngay với Luật Ánh Ngọc nếu có bất kì thắc mắc nào liên quan đến " Những điều cần biết về Giấy xác nhận đăng ký xuất bản" hoặc các vấn đề pháp lý khác để được tư vấn, giải đáp nhanh chóng. Luật Ánh Ngọc rất mong khi nhận được sự phản hồi của Qúy khách. Xin cảm ơn!