1. Cộng tác viên là gì?
- Cộng tác viên là một thuật ngữ chưa được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật.
- Theo cách hiểu thông thường, cộng tác viên bao gồm những cá nhân, người làm việc tự do hợp tác với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc một cá nhân và được giao công việc nhất định.
- Cộng tác viên không thuộc danh sách người lao động của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Cộng tác viên thường được tuyển dụng để thực hiện, hỗ trợ các công việc kết thúc trong một thời hạn nhất định, thường không kéo dài, thời gian, địa điểm làm việc tự do.
- Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng cộng tác viên sẽ phải trả thù lao theo tiến độ công việc hoặc sau khi hoàn thành công việc theo sự thỏa thuận giữa các bên
2. Hợp đồng cộng tác viên là gì?
Hợp đồng cộng tác viên là sự giao dịch dân sự và chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2015.
Về bản chất, hợp đồng cộng tác viên hình thành dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên và dựa trên sự tự do ý chí, bình đẳng, tự nguyện giữa các bên. Do đó, khi các bên tham gia hợp đồng cộng tác viên, mối quan hệ giữa các bên sẽ là bình đẳng với nhau, không bên nào chịu sự giám sát, quản lý, điều hành của bên còn lại, người thực hiện công việc tự do thực hiện công việc theo ý chí của họ và chỉ phải bàn giao công việc đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa các bên và hưởng thù lao cho công việc đó.
Vì hợp đồng cộng tác viên và hợp đồng lao động giống nhau ở chỗ: một trong hai bên sẽ giao một công việc hoặc một số công việc cho bên còn lại và người thực hiện công việc sẽ được nhận một khoản tiền sau khi thực hiện công việc, nên trên thực tế, có nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ký hợp đồng cộng tác viên nhưng trên thực tế vẫn có thỏa thuận trả công, trả tiền lương, có thỏa thuận về thời gian làm việc, địa điểm làm việc cụ thể và có sự điều hành, giám sát, quản lý với bên kia, tức là trên thực tế có hình thành quan hệ lao động nhưng lại không ký hợp đồng lao động mà chỉ ký theo dạng hợp đồng dân sự.
Bộ luật Lao động 2019 đã quy định trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động. Vì vậy, việc có hình thành quan hệ lao động nhưng chỉ ký hợp đồng cộng tác viên ở trên thì hợp đồng cộng tác viên đó vẫn được coi là hợp đồng lao động.
>> Mọi người cũng đọc: Hợp đồng cung cấp dihcj vụ bảo vệ
3. Hợp đồng cộng tác viên có phải hợp đồng lao động không?
Điều 13 Bộ luật lao động 2019 quy định:
"Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động."
Như vậy, nếu cộng tác viên và người sử dụng lao động ký hợp đồng cộng tác viên có các điều khoản như trên, thì có thể nhận định Hợp đồng cộng tác viên là Hợp đồng lao động.
Theo quy định tại Điều 20, Bộ luật lao động 2019, hợp đồng lao động có 02 loại:
– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Còn nếu công ty ký kết hợp đồng lao động đối với cộng tác viên, khi đó, quan hệ lao động sẽ được phát sinh, và các bên sẽ bị ràng buộc bởi rất nhiều các quy tắc như nội quy lao động, điều lệ công ty, thời gian làm việc trong một ngày, thời gian nghỉ lễ… Khi đó, thì người được tuyển dụng xem như đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và tùy theo thời hạn ký kết hợp đồng mà xác định đó là hợp đồng lao động nào.
4. Những điều cần lưu ý khi giao kết hợp đồng cộng tác viên
4.1. Thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân của các bên là bắt buộc và phải chính xác, không dùng tên nickname hay tên gọi ở nhà để có thể xác định đúng chủ thể của hợp đồng, từ đó xác định các bên trong tranh chấp hợp đồng nếu xảy ra.
4.2. Đối tượng của hợp đồng cộng tác viên
Đối tượng của hợp đồng cộng tác viên là công việc thực hiện được và không vi phạm pháp luật
4.3. Hai bên thỏa thuận tỉ lệ % trong hợp đồng
– Nếu không thỏa thuận sẽ căn cứ vào giá thị trường tại cùng thời điểm giao kết hợp đồng.
– Bên thuê cộng tác viên phải trả tiền dịch vụ này tại địa điểm thực hiện công việc khi hoàn thành công việc nếu không có thỏa thuận khác.
– Trong trường hợp phía cộng tác viên không đảm bảo đúng số lượng, chất lượng và thời hạn công việc được giao thì bên thuê có quyền giảm tiền này và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
5. Mẫu Hợp đồng dịch vụ cộng tác viên kinh doanh
Hợp đồng dịch vụ cộng tác viên kinh doanh
Điều 1. Mô tả công việc
Điều 2. Cách thức làm việc và phương pháp thanh toán
Điều 3. Quyền lợi và trách nhiệm của Bên A
Điều 4. Quyền lợi và trách nhiệm của Bên B
Điều 5. Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và hệ quả
Điều 6. Bảo mật thông tin
Điều 7. Điều khoản chung
Phụ lục mô tả công việc và mức hoa hồng
6. Tải mẫu hợp đồng dịch vụ cộng tác viên kinh doanh
Click để xem chi tiết: Tải Mẫu Hợp đồng dịch vụ cộng tác viên kinh doanh
>> Có thể bạn quan tâm: Bảo vệ quyền lợi và tránh rủi ro cho các bên trong Hợp đồng dịch vụ
Để được tư vấn cụ thể về hợp đồng bạn ký kết, liên hệ với Luật Ánh Ngọc ngay hôm nay!