Luật Ánh Ngọc

Telegram dùng để làm gì?

Thông tin hữu ích | 2024-11-12 15:25:30

1. Telegram là gì?

Telegram là một ứng dụng mạng xã hội tương tự như Messenger hay Zalo được cài đặt miễn phí trên điện thoại, máy tính hoặc các thiết bị điện tự khác. Telegram được sử dụng để kết nối những người dùng thông qua hình ảnh, tin nhắn, cuộc điện thoại, … bằng kết nối internet. 

Telegram ra đời từ năm 2013 bởi Nikolai và Pavel Durov. Hiện Telegram là ứng dụng có hơn 700 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Có thể thấy, so với các ứng dụng khác, Telegram vẫn là một ứng dụng khá non trẻ nhưng đã có lượng người dùng rất nhiều.

2. Telegram có phải app lừa đảo không?

Trên thực tế, hầu hết các trường hợp bị lừa đảo qua mạng xã hội đều liên quan đến ứng dụng telegram nên nhiều người lầm tưởng đây là một ứng dụng (app) lừa đảo. 

Tuy nhiên không phải vậy, telegram chỉ là một ứng dụng mạng xã hội thông thường nhưng bị những đối tượng lừa đảo lợi dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. 

Điều này xuất phát từ những tính năng đặc biệt của ứng dụng này và đã vô tình trở thành “lỗ hổng” cho những đối tượng xấu. 

Thứ nhất, với Telegram, bạn có thể đổi tên nhiều lần mà không bị ứng dụng yêu cầu xác minh như Zalo (3 lần), Facebook (5 lần). 

Đồng thời, Telegram cho phép người gửi xóa được hết các tin nhắn trò chuyện của cả người nhận trong khi các ứng dụng khác chỉ xóa được ở phía người gửi.

Lợi dụng điều này, các đối tượng lừa đảo sẽ đổi tên nick Telegram thường xuyên đồng thời thay đổi cả ảnh đại diện để tiếp cận các “con mồi” bằng những danh tính khác nhau. 

Với mỗi lần đổi tên và xóa tin nhắn như thế, người nhận (nạn nhân) dù đã từng nhắn tin với kẻ gian cũng không hay biết, cứ ngỡ đang nhắn tin với một người khác.

Thứ hai, telegram có tính bảo mật khá cao và khó bị rò rỉ thông tin. Bởi lẽ, telegram là ứng dụng có nguồn gốc tại Nga, đặt máy chủ ở Nga dành cho khách hàng toàn cầu chứ không có trụ sở hay chi nhánh riêng tại Việt Nam. Vì thế, khi cơ quan chức năng muốn truy tìm các thông tin trên ứng dụng này là việc vô cùng khó khăn, mất nhiều thời gian.

Kẻ gian đã nhắm vào điều này để thực hiện các chiêu thức lừa đảo, khi xóa tin nhắn, dữ liệu cũng bị xóa hết. Ngoài ra, các tin nhắn trao đổi cũng được mã hóa đầu cuối trước khi gửi đến máy chủ của Telegram. Do vậy, gần như không ai có thể đọc được tin nhắn của người dùng khi nhắn tin qua ứng dụng cũng đồng nghĩa với việc cơ quan chức năng rất khó truy vết kẻ phạm tội. 

Xem thêm: Tại đây

3. Nhận diện các hình thức lừa đảo trên telegram hiện nay

Cùng với sự phát triển bùng nổ của internet và cuộc cách mạng 4.0 thì những chiêu trò lừa đảo qua mạng nói chung và lừa đảo qua telegram ngày càng đa dạng và hết sức tinh vi, khó có thể phát giác. 

Dưới đây là một số hình thức lừa đảo phổ biến trên telegram và các ứng dụng mạng xã hội khác mà các cơ quan chức năng đã cảnh báo đến người dân: 

3.1. Kêu gọi đầu tư, tuyển dụng làm việc với lãi suất, tiền lương “trên trời”

Cảnh giác với các hình thức lừa đảo qua mạng hiện nay

 

Đánh thẳng vào tâm lý tìm “việc nhẹ - lương cao” của đại đa số mọi người, những bài viết tuyển dụng và kêu gọi đầu tư với tiền lương, tiền lãi suất “không tưởng” được đăng tải tràn lan trên các trang mạng xã hội nói chung và telegram nói riêng để thu hút “con mồi”.

Tuy nhiên, đằng sau đó là những thủ đoạn lừa đảo hết sức tinh vi. Ví dụ như: làm nhiệm vụ đặt đơn hàng trên các sàn thương mại điện tử (tiki, sendo, shopee, …) để nhận hoa hồng; đặt cọc để đăng ký tài khoản nhận việc, … nhưng liệu có ai thực sự nhận được tiền?

Trên thực tế, sau khi nhận được tiền từ nạn nhân, các đối tượng thường ngay lập tức xóa hết toàn bộ thông tin tài khoản, tin nhắn trao đổi và chặn mọi liên lạc với bạn nhân. 

Tinh vi hơn, các đối tượng có thể “thả mồi” bằng việc để cho nạn nhân được hưởng tiền lương, hoa hồng, … qua các nhiệm vụ nhỏ ban đầu. Sau khi thấy rằng nạn nhân đã hoàn toàn tin tưởng mình, các đối tượng liền dụ dỗ nạn nhân bỏ ra một số tiền ngày một lớn hơn (thường là thông báo lỗi hệ thống, yêu cầu nạn nhân chuyển một số tiền lớn để khắc phục lỗi và rút tiền) cho đến khi bị phát giác thì chúng nhanh chóng “biến mất”. 

3.2. Giả mạo cơ quan chức năng, nhân viên ngân hàng

Đây là hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản rất phổ biến hiện nay và hết sức tinh vi. Các đối tượng lừa đảo thường giả mạo cán bộ công an hoặc nhân viên ngân hàng - là người có mức độ tín nhiệm cao, dễ dàng lấy được lòng tin từ phía nạn nhân. 

Trên cơ sở đó, chúng gọi điện cho nạn nhân và yêu cầu nạn nhân thực hiện một số thao tác để xác minh tài khoản ngân hàng hoặc tinh vi hơn là để “copy” gương mặt từ đó bẻ khoá và chiếm quyền kiểm soát tài khoản ngân hàng của nạn nhân, từ đó chuyển, rút tiền trong tài khoản của nạn nhân. 

Để nạn nhân tin tưởng, chúng thường đưa ra các lý do như: tài khoản ngân hàng bị khoá và cần phải xác minh; cơ quan chức năng phát hiện có hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật nên cần phải cung cấp tài khoản ngân hàng, chuyển tiền để điều tra; xác minh tài khoản định danh; xác minh thông tin cá nhân, …

3.3. “Hack” tài khoản của người khác, giả mạo danh tính để vay tiền 

Đối với hình thức lừa đảo này, các đối tượng sẽ “hack” và chiếm quyền kiểm soát tài khoản mạng xã hội của một cá nhân nào đó. Sau đó, chúng sẽ giả mạo người đó để nhắn tin, gọi điện cho người thân của người này để vay mượn tiền và “cuỗm mất”, không để lại dấu vết.

Thậm chí, có nhiều trường hợp các đối tượng còn sử dụng nhiều phần mềm, công nghệ can thiệp để giả mạo gương mặt, giọng nói của chủ tài khoản nên rất khó phát giác. 

Ngoài những hình thức lừa đảo cơ bản nêu trên còn có nhiều hình thức lừa đảo khác như: 

4. Cần làm gì khi bị lừa đảo trên telegram

Từ những phân tích trên có thể thấy, các hình thức lừa đảo qua mạng hiện nay được thực hiện hết sức tinh vi mà mỗi chúng ta khó có thể phát giác. 

Nếu không may trở thành nạn nhân của những chiêu trò lừa đảo này, chúng ta cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Đầu tiên, chúng ta cần hết sức bình tĩnh và chụp, lưu lại toàn bộ thông tin, tin nhắn trao đổi, nhất là thông tin về tài khoản ngân hàng mà các đối tượng lừa đảo cung cấp.

Tiếp theo, ngay lập tức trình báo và cung cấp chứng cứ cho cơ quan công an tại xã, phường, thị trấn để các cơ quan chức năng tiếp cận vụ việc một cách sớm nhất.

Cuối cùng, đề cao cảnh giác với những thông tin trợ giúp tìm thông tin của kẻ lừa đảo, trợ giúp lấy lại tiền lừa đảo trên các trang mạng xã hội để tránh bị lừa đảo tiếp tục. 

Có thể thấy, telegram là một ứng dụng mạng xã hội thông thường được sử dụng để kết nối giữa những người dùng với nhau tương tự như Zalo, fackebook, …

Hi vọng bài viết “Telegram sử dụng để làm gì” có thể giúp bạn đọc có cái nhìn khách quan về loại ứng dụng này cũng như để cao cảnh giác với các chiều trò lừa đảo qua mạng xã hội nói chung.


Bài viết khác