Luật Ánh Ngọc

Cảnh sát giao thông được hưởng bao nhiêu tiền phạt?

Tư vấn luật giao thông | 2024-09-10 09:09:31

1. Cảnh sát giao thông được hưởng bao nhiêu tiền phạt 

Cảnh sát giao thông là người có thẩm quyền tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm giao thông theo quy định pháp luật. 

Hầu hết trên thực tế, các lỗi vi phạm giao thông khi bị phát hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền. 

Theo quy định tại Điều 83 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Trong đó, tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính gồm tiền nộp phạt vi phạm hành chính; tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền; tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác.

Như vậy, cảnh sát giao thông sẽ phải nộp toàn bộ tiền phạt vào ngân sách nhà nước theo quy định mà không được giữ lại

2. Cảnh sát giao thông được xử phạt bao nhiêu tiền?

Cảnh sát giao thông được xử phạt tối đa bao nhiêu tiền?

Cảnh sát giao thông thuộc lực lượng Công an nhân dân. Trong đó, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân được quy định tại Điều 39 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. 

Theo đó, thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt hành chính với mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm như sau: 

STT

Chức danh

Mức tiền phạt tối đa

1

Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ 

1% mức tiền phạt tối đa theo quy định nhưng không quá 500.000 đồng

2

Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng

3% mức tiền phạt tối đa theo quy định nhưng không quá 1.500.000 đồng

3

Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an và người có chức danh tương đương quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

5% mức tiền phạt tối đa theo quy định nhưng không quá 2.500.000 đồng

4

Trưởng Công an cấp huyện và người có chức danh tương đương quy định tại khoản 4 Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

20% mức tiền phạt tối đa theo quy định nhưng không quá 25.000.000 đồng

5

Giám đốc Công an cấp tỉnh

50% mức tiền phạt tối đa theo quy định nhưng không quá 100.000.000 đồng

6

Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ và người có chức danh tương đương quy định tại khoản 6, 7 Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Mức tối đa theo quy định

Ghi chú: Mức phạt tiền tối đa theo quy định là mức phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng được quy định tại Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. 

Như vậy, chiến sĩ cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ chỉ được xử phạt hành chính với mức phạt tiền tối đa là 500.000 đồng. 

Đối với những hành vi vi phạm có mức phạt cao hơn thì cảnh sát giao thông chỉ có quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính để người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt theo quy định. 

Ví dụ: Theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Văn bản hợp nhất  số: 03/VBHN-BGTVT, đối với lỗi điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, người vi phạm có thể bị xử phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. 

Thông thường, mức xử phạt sẽ là 500.000 đồng. Trong trường hợp này, chiến sĩ cảnh sát giao thông có quyền lập biên bản xử phạt và ra quyết định xử phạt ngay tại thời điểm đó.  

Đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì có thể bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo điểm c khoản 6 Điều 6 Văn bản hợp nhất  số: 03/VBHN-BGTVT. 

Tương tự, mức xử phạt thường là 2.500.000 đồng. Đối chiếu với thẩm quyền xử phạt nêu trên, trong trường hợp này, cảnh sát giao thông sẽ chỉ được lập biên bản xử phạt hành chính. 

Trên cơ sở Biên bản hành chính, người có thẩm quyền (trong trường hợp này có thể là Trưởng Công an cấp huyện) ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và thông báo cho người vi phạm biết để nộp tiền phạt tại kho bạc Nhà nước.  

3. Một số câu hỏi liên quan

3.1. Cảnh sát giao thông xử phạt hành chính mà không lập biên bản có đúng không?

Về nguyên tắc cơ bản, việc xử phạt vi vi phạm hành chính phải được lập biên bản nhằm ghi nhận lại hành vi vi phạm hành chính. 

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì trường hợp sau cảnh sát giao thông có quyền ra quyết định xử phạt mà không cần lập biên bản:  

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Như vậy, trong những trường hợp nêu trên, cảnh sát giao thông có thể ra quyết định xử phạt tại chỗ mà không cần lập biên bản. Còn những trường hợp khác thì bắt buộc phải lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. 

3.2. Cảnh sát giao thông có được yêu cầu dừng xe khi không vi phạm không?

Theo Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, trong những trường hợp sau đây, dù người tham gia giao thông không vi phạm nhưng cảnh sát giao thông vẫn có quyền yêu cầu dừng xe để kiểm tra giấy tờ: 

- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội.

- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra.

- Có văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác đảm bảo an ninh, trật tự.

Như vậy, kể cả trong trường hợp không có vi phạm, cảnh sát giao thông vẫn có quyền yêu cầu người điều khiển phương tiện dừng xe để kiếm trả giấy tờ. 

Tuy nhiên, cảnh sát giao thông chỉ được yêu cầu dừng xe trong những trường hợp nêu trên để hạn chế trường hợp cảnh sát giao thông lạm quyền, gây khó khăn cho người tham gia giao thông. 

Xem thêm: Cảnh sát giao thông có quyền yêu cầu dừng xe kiểm tra không?

3.3. Cảnh sát giao thông xử phạt sai quy định phải làm sao?

Trên thực tế, không ít cá nhân bị cảnh sát giao thông xử phạt sai quy định gây ra nhiều bức xúc. Theo quy định tại Điều 15 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại việc cảnh sát giao thông xử phạt sai quy định.

Tuy nhiên, để thực hiện khiếu nại, người khiếu nại cần đưa ra những căn cứ chứng minh việc cảnh sát giao thông xử phạt sai quy định. Do đó, người khiếu nại nên giữ lại những tài liệu, chứng cứ để phục vụ cho việc khiếu nại sau này.

Ví dụ như: Biên bản xử phạt hành chính, quyết định xử phạt hành chính, video trích xuất từ camera hành trình, …

Việc khiếu nại được thể hiện bằng đơn khiếu nại và gửi đến cấp trên quản lý trực tiếp cảnh sát giao thông đó. 

Mẫu đơn khiếu nại sẽ được quy định cụ thể về cả nội dung và hình thức trong Nghị định 124/2020/NĐ-CP, bạn đọc có thể tải về TẠI ĐÂY

Mẫu đơn khiếu nại

Như vậy, Luật Ánh Ngọc đã giải đáp câu hỏi Cảnh sát giao thông được hưởng bao nhiêu tiền phạt? Nếu còn vướng mắc về bài viết hoặc những nội dung pháp lý liên quan, hãy liên hệ tới Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ kịp thời. 


Bài viết khác