Luật Ánh Ngọc

Quy định pháp luật về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

Thông tin hữu ích | 2024-04-13 23:36:32

1. Chữ ký điện tử là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật Giao dịch điện tử 2005, chữ ký điện tử (electronic signature) là chữ ký được lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắp liền với sự kết hợp logic với thông điệp dữ liệu có thể xác nhận người ký và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.

Như vậy, chữ ký điện tử có thể có nhiều hình thức như chữ ký số, nhận dạng chữ viết tay, nhận dạng sinh trắc học (vân tay, mống mắt, khuôn mặt,…), nhận dạng giọng nói,..

Chữ ký điện tử được dùng trong các giao dịch điện tử và có thể được tạo ra bằng phương pháp mã hóa thông qua thuật toán RSA, hệ chữ ký ElGmamal, thuật toán MD5:

2. Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý không?

Căn cứ theo Điều 24 Luật Giao dịch điện tử năm 2005, chữ ký điện tử có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, không phải mọi chữ ký điện tử đều có giá trị pháp lý. Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý là chữ ký có đặc điểm sau:

 

Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

3. Căn cứ xác định giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

Theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử năm 2005, một chữ ký điện tử có giá trị pháp lý khi nó đáp ứng các điều kiện sau:

3. Vai trò, ý nghĩa của chữ ký điện tử

Bởi vì những lý do trên, chữ ký điện tử được sử dụng tương đối rộng rãi trong đời sống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, tổ chức, cá nhân phải sử dụng chữ ký điện tử:

4. Những điểm mới lưu ý về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử sau ngày 01/7/2024

Thời điểm ngày 01/7/2024 là ngày mà Luật Giao dịch điện tử năm 2023 có hiệu lực pháp lý. Về cơ bản, Luật Giao dịch điện tử 2023 không thay đổi về nguyên tắc, chỉ khái quát hóa, sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể về chữ ký điện tử, chữ ký điện tử chuyên dùng, chữ ký số. Cụ thể, Luật Giao dịch điện tử năm 2023 có một số điểm mới liên quan đến chữ ký điện tử như sau:

Việc sửa đổi, bổ sung quy định về chữ ký điện tử xuất phát từ thực tế áp dụng Luật Giao dịch điện tử 2005. Do Luật Giao dịch điện tử năm 2005 chỉ quy định chung chung về chữ ký điện tử, trong khi đó Nghị định 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử chỉ hướng dẫn về chữ ký số dẫn đến hiểu lầm, coi chữ ký điện tử là chữ ký số, việc triển khai các hình thức xác thực khác như sinh trắc học, token, OTP còn thiếu căn cứ, giá trị pháp lý khi tranh chấp, dẫn đến hạn chế sự phát triển của giao dịch điện tử.

Từ những phân tích trên có thể thấy, chữ ký điện tử có giá trị pháp lý khi đáp ứng các điều kiện về dữ liệu thông tin, về điều kiện an toàn,… Do đó, tổ chức, cá nhân khi sử dụng chữ ký điện tử cần đặc biệt lưu ý để tránh những sai sót có thể xảy ra.

 


Bài viết khác