1. Điều kiện được cấp Giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 1 Thông tư 21/2020/TT-BCT quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực, giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực là văn bản pháp lý cấp cho tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động sau:
- Tư vấn thiết kế công trình, bao gồm: thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện (than, khí, dầu, sinh khối, chất thải rắn), đường dây và trạm biến áp;
- Tư vấn giám sát thi công các công trình thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện (than, khí, dầu, sinh khối, chất thải rắn), đường dây và trạm biến áp.
Để được cấp giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực, tổ chức, cá nhân ngoài phải đáp ứng điều kiện chung xin cấp phép hoạt động điện lực thì phải đáp ứng các điều kiện đối với từng lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực:
* Đối với giấy phép tư vấn thiết kế công trình nhà máy thủy điện. Căn cứ theo Điều 39 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung các năm 2018, 2020, 2022), tổ chức đăng ký hoạt động tư vấn thiết kế công trình nhà máy thủy điện phải đáp ứng điều kiện về chuyên gia:
- Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh chủ nhiệm:
- Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện, thủy điện hoặc thủy lợi;
- Có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn;
- Đã chủ nhiệm ít nhất 01 dự án hoặc tham gia thiết kế ít nhất 02 dự án nhà máy thủy điện có hạng tương đương;
- Có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.
- Chuyên gia tư vấn khác phải đáp ứng các yêu cầu:
- Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trắc địa, địa chất, xây dựng, thủy lợi, thủy điện, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa;
- Có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn;
- Đã tham gia thiết kế ít nhất 01 dự án nhà máy thủy điện có hạng tương đương;
- Có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.
* Đối với giấy phép tư vấn thiết kế công trình nhà máy điện gió, điện mặt trời. Căn cứ theo Điều 39a Nghị định 137/2013/NĐ-CP, chuyên gia tư vấn phải thỏa mãn các điều kiện:
- Đối với chuyên gia đảm nhận chức danh chủ nhiệm:
- Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc năng lượng tái tạo;
- Có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn;
- Đã chủ nhiệm ít nhất 01 dự án hoặc tham gia thiết kế ít nhất 02 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời có hạng tương đương;
- Có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.
- Đối với chuyên gia tư vấn khác:
- Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trắc địa, địa chất, xây dựng, năng lượng tái tạo, điện xây dựng, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa;
- Có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn;
- Tham gia thiết kế ít nhất 01 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời có hạng tương đương;
- Có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.
* Đối với giấy phép tư vấn thiết kế công trình nhà máy nhiệt điện:
- Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh chủ nhiệm phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc nhiệt điện; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã chủ nhiệm ít nhất 01 dự án hoặc tham gia thiết kế ít nhất 02 dự án nhà máy nhiệt điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương;
- Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trắc địa, địa chất, xây dựng, điện, nhiệt điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia thiết kế ít nhất 01 dự án nhà máy nhiệt điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.
* Đối với giấy phép tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp. Căn cứ theo Điều 41 Nghị định 137/2013/NĐ-CP, chuyên gia tư vấn phải thuộc các trường hợp sau:
- Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh chủ nhiệm tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; chủ nhiệm ít nhất 01 dự án hoặc tham gia thiết kế ít nhất 02 dự án công trình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.
- Chuyên gia tư vấn khác phải tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trắc địa, địa chất, xây dựng, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia thiết kế ít nhất 01 dự án công trình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.
* Đối với giấy phép tư vấn giám sát thi công
Điều kiện về chuyên gia tư vấn
|
Công trình nhà máy thủy điện |
Công trình nhà máy điện gió, điện mặt trời |
Công trình nhà máy nhiệt điện |
Công công trình đường dây và trạm biến áp |
|
Chuyên gia tư vấn đảm nhiệm chức danh giám sát trưởng |
Tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành: |
Điện; thủy điện hoặc thủy lợi; |
Điện hoặc năng lượng tái tạo |
Điện hoặc nhiệt điện |
Điện |
Kinh nghiệm công tác ≥ 5 năm trong lĩnh vực tư vấn |
|||||
Đã giám sát trưởng ≥ 01 dự án hoặc tham gia giám sát thi công ≥ 02 công trình thuộc lĩnh vực xin cấp phép |
|||||
Có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công |
|||||
Chuyên gia tư vấn khác |
|||||
Tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành: |
Xây dựng, thủy lợi, thủy điện, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa |
Xây dựng, năng lượng tái tạo, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa |
Xây dựng, điện, nhiệt điện, thiết bị điện, tự động hóa |
Xây dựng, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa |
|
Kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tư vấn ≥ 5 năm |
|||||
Tham gia giám sát thi công ít nhất 01 dự án công trình thuộc lĩnh vực xin cấp phép |
2. Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép
2.1. Hồ sơ cấp phép tư vấn chuyên ngành điện lực
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 21/2020/TT-BCT, hồ sơ xin cấp phép tư vấn chuyên ngành điện lực gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp tổ chức, cá nhân hoạt động không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì nộp thay thế bằng quyết định thành lập, giấy chứng nhận thành lập;
- Danh sách trích ngang chuyên gia tư vấn đảm nhiệm chức danh chủ nhiệm, chức danh giám sát trưởng và các chuyên gia tư vấn khác. Trong đó ghi rõ ràng các nội dung về chức vụ, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác trong lĩnh vực tư vấn, vị trí/dự án đã tham gia tư vấn, chứng chỉ hành nghề.
- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng;
- Tài liệu chứng minh thời gian làm việc trong lĩnh vực tư vấn như bản khai lý lịch công tác có xác nhận của người sử dụng lao động hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương;
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn của các chuyên gia tư vấn.
- Tài liệu chứng minh kinh nghiệm của các chuyên gia tư vấn như quyết định phân công nhiệm vụ, giấy xác nhận của chủ đầu tư công trình, dự án đã thực hiện hoặc các tài liệu có giá trị tương đương.
2.2. Thủ tục xin cấp giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực
Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực
Căn cứ Khoản 19 Điều 3 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP, thẩm quyền cấp giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực thuộc về Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
- Trường hợp tổ chức, cá nhân tư vấn thiết kế công trình hoặc giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35kV, đăng ký doanh nghiệp tại địa phương thì nộp hồ sơ xin cấp phép tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông qua ba hình thức: nộp trực tiếp, qua đường bưu chính hoặc nộp trực tuyến (nếu có);
- Các trường hợp còn lại nộp hồ sơ tại Cục Điều tiết Điện lực và Bộ Công Thương bằng hình thức trực tuyến trên Cổng dịch vụ công trực tuyến. Trường hợp hồ sơ điện tử có dung lượng lớn hoặc không được giử qua mạng thông tin thì có thể gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính.
Bước 2: Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thực hiện thẩm định, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động. Mọi thủ tục, thông báo đều được thực hiện trực tuyến.
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, quy trình, thủ tục xin cấp phép sẽ như sau:
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 03 ngày. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ sẽ được thông báo yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ, tài liệu để hoàn thiện hồ sơ. Tổ chức, cá nhân xin cấp phép phải hoàn thiện hồ sơ trong vòng 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo. Trường hợp hết thời hạn trên mà không nộp bổ sung thì bị trả lại hồ sơ xin cấp phép;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở nếu cần thiết và cấp giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực. Trong quá trình thẩm định, nếu tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ điều kiện thì được yêu cầu bổ sung để đáp ứng điều kiện hoặc sẽ bị từ chối cấp giấy phép và lý do từ chối;
- Giấy phép hoạt động điện lực được cấp gồm 03 bản chính: 01 bản giao cho tổ chức, cá nhân xin cấp phép, 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép hoạt động điện lực.
3. Một số câu hỏi liên quan đến giấy phép hoạt động điện lực
3.1. Thời hạn của giấy phép là bao lâu
Căn cứ Khoản 4 Điều 4 Thông tư 21/2020/TT-BCT, thời hạn của giấy phép chuyên ngành điện lực là 05 năm.
Đối với các loại giấy phép hoạt động điện lực còn lại, thời hạn của giấy phép là 10 năm. Riêng thời hạn đối với giấy phép truyền tải điện và giấy phép phát điện cấp cho nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là 20 năm.
3.2. Có được gia hạn Giấy phép hoạt động điện lực?
Khoản 12 Điều 14 Thông tư 21/2020/TT-BCT (được sửa đổi bởi Thông tư 10/2023/TT-BCT) quy định trước khi giấy phép hoạt động điện lực hết thời hạn 30 ngày, đơn vị điện lực được cấp giấy phép có nhu cầu tiếp tục hoạt động phải lập hồ sơ cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.
Như vậy, có thể hiểu, giấy phép hoạt động điện lực không thể gia hạn. Thay vào đó, tổ chức, cá nhân hoạt động phải xin cấp mới giấy phép hoạt động điện lực. Bên cạnh đó, giấy phép hoạt động điện lực có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc cấp lại trong một số trường hợp nhất định.