Thủ tục thành lập công ty môi giới bảo hiểm


Thủ tục thành lập công ty môi giới bảo hiểm
Để thành lập công ty môi giới bảo hiểm tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân cần phải xin giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm. Vậy làm sao để xin giấy phép? Xin giấy phép thành lập và hoạt động ở đâu? Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm?

1. Điều kiện thành lập công ty môi giới bảo hiểm

Công ty môi giới bảo hiểm là công ty thực hiện hoạt động bao gồm:

  • Cung cấp thông tin về doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, các loại hình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, điều kiện, chi phí bảo hiểm cho người có nhu cầu mua bảo hiểm;
  • Thực hiện các hoạt động liên quan đến đàm phán, thu xếp giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm.

Theo quy định tại Điều 9 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, pháp luật nghiêm cấm hành vi môi giới bảo hiểm khi không có giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm.

Như vậy, để được hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân phải được cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm.

Giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm là giấy phép thể hiện công ty môi giới bảo hiểm được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Trên giấy phép thể hiện các nội dung sau: thông tin về chủ đầu tư, thông tư về công ty môi giới bảo hiểm dự kiến thành lập (tên, vốn điều lệ,…), loại hình, phạm vi điều chỉnh, thời hạn của giấy phép.

Tuy nhiên, để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện cấp phép. Có thể kể đến 03 điều kiện cấp phép chính sau:

  • Công ty môi giới bảo hiểm dự kiến thành lập và hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Mức vốn điều lệ tối thiểu thành lập công ty môi giới bảo hiểm là 5 tỷ VNĐ đối với công ty môi giới bảo hiểm gốc hoặc tái bảo hiểm và 10 tỷ VNĐ đối với công ty môi giới bảo hiểm gốc và tái bảo hiểm;
  • Người thành lập, người góp vốn công ty môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện về thành lập doanh nghiệp, điều kiện được góp vốn trong công ty môi giới bảo hiểm.

2. Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm

Căn cứ Điều 65 dẫn chiếu đến Điều 16 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân muốn xin giấy phép thành lập và hoạt động công ty bảo hiểm thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép. Doanh nghiệp cần chuẩn bị 02 bộ hồ sơ (01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ là bản sao) gồm những tài liệu sau theo Điều 64 Nghị định 46/2023/NĐ-CP:

  • Đơn xin cấp phép;
  • Tài liệu về công ty môi giới doanh nghiệp dự kiến thành lập: dự thảo điều lệ, phương án hoạt động, thông tin và tài liệu của người giữ chức danh đứng đầu doanh nghiệp (Chủ tịch Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật);
  • Tài liệu về danh sách tổ chức cá nhân góp từ trên 10% vốn điều lệ, hồ sơ của tổ chức, cá nhân góp vốn dưới 10% vốn điều lệ;
  • Các biên bản họp về thống nhất thành lập công ty và vốn;
  • Các văn bản cam kết,…

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép.

Căn cứ Điều 135 dẫn chiếu đến Điều 71 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép là Bộ Tài chính. Vì vậy, công ty môi giới bảo hiểm nộp hồ sơ đến trụ sở của Bộ Tài chính tại 28 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Do thủ tục xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm chưa được thực hiện trực tuyến trên hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia nên tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ thông qua hai hình thức là đến trụ sở Bộ Tài chính nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính tiến hành tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ xin phép chưa đầy đủ, hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản thông báo các yêu cầu cần bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Doanh nghiệp sau khi nhận được thông báo phải tiến hành hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn tối đa 06 tháng tính từ ngày nhận thông báo.

Doanh nghiệp có thể được sửa đổi, bổ sung hồ sơ giấy phép tối đa 02 lần với tổng thời gian để bổ sung, sửa đổi hồ sơ là 12 tháng, mỗi lần sửa đổi có thể là 06 tháng. Trường hợp hết thời gian cho phép để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung giấy phép mà công ty môi giới bảo hiểm không hoàn thiện được hồ sơ xin cấp phép thì công ty có thể bị từ chối xem xét cấp giấy phép phép thành lập và hoạt động công ty môi giớ bảo hiểm.

Bước 4: Cấp giấy phép.

Sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ Tài chính xem xét cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp Bộ Tài chính từ chối cấp giấy phép cho công ty môi giới bảo hiểm thì phải có văn bản giải thích rõ lý do từ chối.

Doanh nghiệp cần lưu ý rằng, việc từ chối cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm chỉ được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp giấy phép và hồ sơ xin cấp giấy phép hoặc có sự gian lận, giả mạo các giấy tờ, tài liệu. Trường hợp Bộ Tài chính từ chối cấp giấy phép không thuộc các lý do trên thì tổ chức, cá nhân có thể thực hiện khiếu nại.

Theo quy định tại Thông tư 110/2002/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 11/2006/TT-BTC), tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm phải nộp lệ phí là 4.000.000 đồng. Tổ chức, cá nhân có thể nộp lệ phí bằng các hình thức sau:

  • Nộp lệ phí vào tài khoản chuyên thu phí, lệ phí của Bộ Tài chính mở tại tổ chức tín dụng;
  • Nộp lệ phí bằng tiền mặt cho Bộ Tài chính

3. Giải đáp một số thắc mắc

 

02 thắc mắc thường gặp
02 thắc mắc thường gặp

3.1. Công ty hoạt động môi giới bảo hiểm không xin cấp phép thì có bị xử lý không?

Theo Điều 7 Nghị định 98/2013/NĐ-CP, công ty kinh doanh môi giới bảo hiểm không có giấy phép thành lập và hoạt động bị xử phạt hành chính. Mức tiền phạt từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân còn phải buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hoạt động môi giới bảo hiểm không phép.

Liên quan đến giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm, pháp luật quy định một số hành vi vi phạm bị xử lý như sau:

  • Trường hợp sửa chữa, gian dối hoặc giả mạo các tài liệu đối với hồ sơ thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng, buộc tiêu hủy tài liệu gian dối và bãi nhiệm chức danh người quản trị, điều hành;
  • Trường hợp không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn các nội dung trong giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm thì bị cảnh cáo. Trường hợp công bố sai sự thật thì có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

3.2. Có được sửa đổi, bổ sung giấy phép giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm?

Theo quy định từ Điều 67 đến Điều 71 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, công ty môi giới bảo hiểm được xin sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh giấy phép thành lập và hoạt động trong các trường hợp sau:

  • Có sự thay đổi tăng/giảm vốn điều lệ;
  • Thay đổi nội dung, phạm vi hoạt động trong giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm;
  • Các thành viên chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp dẫn đến sự thay đổi tỷ lệ vốn góp từ trên 10% vốn điều lệ hoặc dưới 10% vốn điều lệ;
  • Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và chuyển đổi hình thức công ty môi giới bảo hiểm

4. Dịch vụ xin giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm tại Luật Ánh Ngọc

Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý doanh nghiệp, Luật Ánh Ngọc cam kết mang đến cho quý khách hàng dịch vụ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm toàn diện, đầy đủ.

Tại sao nên lựa chọn công ty Luật Ánh Ngọc thực hiện dịch vụ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm:

  • Chúng tôi tư vấn toàn bộ các vấn đề pháp lý thành lập công ty môi giới bảo hiểm từ tư vấn các điều kiện cấp phép, hồ sơ thủ tục, trình tự thủ tục cấp giấy phép;
  • Tư vấn, soạn thảo, chuẩn bị các tài liệu hồ sơ có trong giấy phép;
  • Thay mặt, đại diện công ty thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Tư vấn các vấn đề phát sinh sau khi cấp giấy phép thành lập và hoạt động như sửa đổi, bổ sung giấy phép, xử phạt liên quan đến giấy phép,…

Trên đây là toàn bộ trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm mới nhất. Nếu độc giả còn bất kì vấn đề thắc mắc, xin vui lòng liên hệ để được hỗ trợ kịp thời.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.