1. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh homestay
Kinh doanh homestay là loại hình kinh doanh lưu trú, là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì vậy, phải có giấy phép kinh doanh trước khi tiến hành kinh doanh homestay.
Để được cấp giấy phép kinh doanh homestay, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về du lịch.
- Các điều kiện kinh doanh quy định tại Điều 49 Luật du lịch bao gồm:
+ Chủ homestay đã đăng ký kinh doanh theo quy định;
+ Có địa điểm đăng ký kinh doanh homestay cố định, cụ thể, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành du lịch;
+ Đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an ninh trật tự, an toàn phòng cháy, chữa cháy cũng như các quy định về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm;
+ Đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất để phục vụ khách lưu trú: căn hộ homestay có trang thiết bị, dịch vụ cần thiết để khách có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
- Ngoài ra, đối với căn hộ homestay, cần phải đáp ứng được các điều kiện cụ thể sau:
+ Đáp ứng đầy đủ các thiết bị an toàn, tiện nghi như:
- Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm cũng như đồ dùng cá nhân và đảm bảo các loại đồ dùng này được thay bọc mới khi có khách mới đến;
- Có khu vực tiếp khách, phòng ngủ và phòng bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh;
- Đầy đủ hệ thống thiệt bị điện, điều hòa, thẻ phòng,...
+ Đảm bảo diện tích các phòng trong homestay đủ không gian cho khách lưu trú:
- Đảm bảo trên 3m2 đối với phòng tắm;
- Đối với phòng giường đơn, đảm bảo diện tích tối thiểu là 8m2, và 10m2 trở lên đối với phòng đôi.
+ Homestay đảm bảo có đầy đủ phương án phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm cho khách hàng;
+ Quản lý và nhân viên homestay đã được qua lớp huấn luyện nghiệp vụ, đảm bảo kỹ năng xử lý trong quá trình điều hành, vận hành homestay;
+ Homestay được niêm yết giá công khai, cụ thể để du khách có thể tự do lựa chọn loại hình dich vụ của mình;
+ Đảm bảo được cấp đầy đủ các loại giấy phép: giấy phép đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận an ninh trật tự và giấy chứng nhận xếp thứ hạng.
Khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh homestay tại cơ quan có thẩm quyền.
2. Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh homestay
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh homestay được thực hiện theo quy trình cấp giấy phép kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
+ Doanh nghiệp, hộ kinh doanh chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin giấy phép kinh doanh homestay tương ứng với loại hình kinh doanh của mình;
+ Sau đó, nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh: Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương theo các hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện;
+ Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, ghi giấy biên nhận nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ theo quy định pháp luật. Trường hợp hồ sơ còn thiếu thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp, hộ kinh doanh sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 2: Kiểm tra và cấp giấy phép kinh doanh homestay
Trong thời hạn từ 3-5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp giấy phép kinh doanh homestay cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo quy định.
Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh được biết.
- Bước 3: Thực hiện các thủ tục về thuế
Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh homestay, doanh nghiệp, hộ kinh doanh tiến hành nộp hồ sơ đến chi cục thuế để hoàn thành các nghĩa vụ thuế liên quan.
Ngoài ra, doanh nghiệp, hộ kinh doanh còn cần xin các giấy phép an ninh trật tự, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy và giấy chứng nhận xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch (nếu có nhu cầu) để có thể hoàn thành thủ tục để kinh doanh homestay.
Đối với trường hợp của bạn, gia đình bạn có nhu cầu kinh doanh homestay thì bạn nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh dưới dạng hộ kinh doanh theo trình tự, thủ tục Luật Ánh Ngọc đã trình bày.
3. Một số câu hỏi thường gặp
3.1. Thời hạn cấp giấy phép kinh doanh homestay
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, giấy phép kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp trong thời hạn từ 3-5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh homestay đầy đủ, hợp lệ của doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
3.2. Có được cấp lại giấy phép kinh doanh homestay không?
Điều 68 và Điều 94 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về các trường hợp được cấp lại giấy phép kinh doanh homestay bao gồm: giấy phép bị mất, bị cháy, rách, hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới các hình thức khác thì doanh nghiệp, hộ kinh doanh có quyền xin cấp lại giấy phép theo quy định.
Hồ sơ, trình tự xin cấp lại giấy phép được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại các Điều này.
3.3. Có được xây dựng homestay trên đất nông nghiệp không?
Theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, việc sử dụng đất phải theo nguyên tắc sử dụng đất:
- Sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch và mục đích sử dụng đất;
- Sử dụng đất phải tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường, và không ảnh hưởng đến lợi ích của người khác;
- Người sử dụng đất thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định pháo luật.
Theo đó, đối với đất nông nghiệp, người sử dụng đất chỉ được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và không được phép xây dựng nhà ở. Vì vậy, không được xây dựng homestay trên đất nông nghiệp.
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu muốn xây dựng homestay trên đất nông nghiệp để cho khách tham quan, lưu trú thì phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mọi hành vi xây dựng homestay trên đất nông nghiệp mà chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất hoặc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng mà không xin phép cơ quan có thẩm quyền đều bị coi là hành vi vi phạm và bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
4. Dịch vụ xin cấp giấy phép kinh doanh homestay
Việc cấp giấy phép kinh doanh homestay hiện nay còn nhiều khó khăn do hồ sơ cũng như thủ tục pháp lý còn nhiều vướng mắc. Hiểu được nỗi lo của khách hàng, Luật Ánh Ngọc cung cấp dịch vụ xin cấp các loại giấy phép, trong đó có giấy phép kinh doanh homestay.
Dịch vụ xin cấp giấy phép kinh doanh homestay tại Luật Ánh Ngọc là một dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong việc đạt được các giấy phép cần thiết để hoạt động kinh doanh homestay một cách hợp pháp.
Luôn luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu, chúng tôi tự hào cung cấp các gói dịch vụ liên quan đến giấy phép kinh doanh homestay bao gồm các dịch vụ:
- Xác định yêu cầu và tiêu chuẩn: Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn xác định đầy đủ yêu cầu và tiêu chuẩn cần thiết để đạt được giấy phép kinh doanh homestay theo quy định của cơ quan chức năng;
- Thu thập thông tin và hồ sơ: Đội ngũ luật sư và chuyên viên của chúng tôi sẽ giúp bạn thu thập và chuẩn bị hồ sơ cần thiết, bao gồm thông tin về homestay, dịch vụ cung cấp, các an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh, cũng như các giấy tờ liên quan khác;
- Thay mặt khách hàng làm việc trực tiếp với cơ quan chức năng: Chúng tôi sẽ đại diện cho bạn trong quá trình nộp hồ sơ, làm việc với cơ quan chức năng, giải quyết mọi vấn đề pháp lý và chắc chắn rằng bạn tuân thủ đầy đủ các quy định cần thiết;
-Kiểm tra và duyệt hồ sơ: Chúng tôi sẽ gúp bạn kiểm tra và đảm bảo rằng hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh homestay đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, đồng thời sẽ làm các điều chỉnh nếu có yêu cầu tư cơ quan có thẩm quyền;
- Hỗ trợ trong quá trình giữ giấy phép: Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh homestay, chúng tôi sẽ bàn giao giấy phép hoặc hỗ trợ bạn trong quá trình giữ và duy trì giấy phép nếu có yêu cầu, đồng thời cung cấp thông tin về bất kỳ thay đổi nào trong quy định.
Trên đây là toàn bộ nội dung về thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh homestay và các vấn đề pháp lý liên quan. Mọi thông tin cũng như có nhu cầu sử dịch vụ xin giấy phép kinh doanh homestay tại Luật Ánh Ngọc, quý khách hàng vui lòng liên hệ để được hỗ trợ tư vấn.