Chất thải nguy hại: Cách thức xử lý và mẫu đơn xin cấp Giấy phép xử lý


Chất thải nguy hại: Cách thức xử lý và mẫu đơn xin cấp Giấy phép xử lý
Chất thải nguy hại là một vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng trong xã hội hiện đại, khi con người ngày càng sản xuất và tiêu thụ lượng lớn các vật liệu độc hại. Những chất thải này, từ hóa chất công nghiệp đến phế liệu điện tử, có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Việc xử lý và loại bỏ chúng đòi hỏi sự quan tâm và biện pháp cấp thiết.

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo vệ môi trường 2020.
  • Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.

2. Thế nào là chất thải nguy hại?

Theo quy định pháp luật hiện nay, chất thải nguy hại được hiểu là loại chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. Chất thải nguy hại chỉ được xử lý tại các cơ sở được cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

Trong đó, Khoản 3 Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định "Chất thải" là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.

Từ định nghĩa trên, ta có thể phân loại chất thải nguy hại thành nhiều nhóm khác nhau, như: chất thải từ sinh hoạt, chất thải công nghiệp (hoạt động sản xuất giấy, bột giấy, dệt nhuộm, xây dựng,...), chất thải y tế,...

Chất thải nguy hại là gì?
Chất thải nguy hại là gì?

 

3. Xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng điều kiện gì?

Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn nhất, việc xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng được 02 điều kiện dưới đây:

3.1. Chất thải nguy hại phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp

Tiêu chí về công nghệ được xác định như sau:

  • Nguồn gốc, xuất xứ của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ; ưu tiên công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận, thẩm định, đánh giá đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường và phù hợp với điều kiện Việt Nam.
  • Mức độ cơ khí hóa, tự động hóa; khả năng mở rộng, nâng công suất.
  • Mức độ tiên tiến, ưu việt của công nghệ xử lý chất thải nguy hại.
  • Mức độ phù hợp của các tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ so với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn của các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường; khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất, công nghệ xử lý kết hợp với thu hồi năng lượng.
  • Tính đồng bộ của thiết bị trong dây chuyền công nghệ, khả năng sử dụng, thay thế các loại linh kiện, phụ tùng trong nước, tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống công nghệ, thiết bị.
  • Mức độ tự động hóa trong việc vận hành hoạt động của công nghệ xử lý, tuổi thọ, độ bền của máy móc, thiết bị trong dây chuyền công nghệ.

3.2. Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

4. Các yêu cầu đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại

So với chất thải thông thường, chất thải nguy hại có tính chất nguy hiểm và tính ảnh hưởng cao hơn nên quy định pháp luật về điều kiện xử lý cũng chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn, để đảm bảo tính hiệu quả môi trường.

Các yêu cầu đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
Các yêu cầu đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại

 

Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại sẽ cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia hoặc quy hoạch có nội dung về xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại.
  • Bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định.
  • Công nghệ xử lý chất thải nguy hại phải được thẩm định, có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất, công nghệ xử lý kết hợp với thu hồi năng lượng.
  • Có giấy phép môi trường.
  • Có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp.
  • Có quy trình vận hành an toàn công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng phù hợp.
  • Có kế hoạch quản lý môi trường gồm nội dung kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải; an toàn lao động, vệ sinh lao động; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; đào tạo, tập huấn định kỳ hằng năm; chương trình giám sát môi trường; đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại; phương án xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường sau khi kết thúc hoạt động.
  • Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này trong trường hợp có hoạt động chôn lấp chất thải.

5. Mẫu Đơn đăng ký cấp hoặc điều chỉnh Giấy phép xử lý chất thải nguy hại

Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là một loại giấy phép môi trường thành phần. 

Trước khi tiến hành thu gom, xử lý chất thải, cơ sở phải thực hiện hồ sơ và thủ tục đăng ký cấp phép xử lý chất thải nguy hại, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Dưới đây là mẫu đơn đăng ký cấp hoặc điều chỉnh Giấy phép xử lý chất thải nguy hại:

...........(1)...........

_______

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

                                                   ....., ngày ... tháng ... năm ......

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ CẤP/ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Kính gửi: (tên cơ quan cấp phép)

1. Phần khai chung:

1.1. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:

Địa chỉ văn phòng:

Điện thoại:                Fax:                 E-mail:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ tương đương)              ngày cấp:     nơi cấp:

Giấy CMND (nếu là cá nhân) số:           ngày cấp:           nơi cấp:

Mã số QLCTNH hiện có (trong trường hợp điều chỉnh Giấy phép)

Giấy phép xử lý CTNH có giá trị đến ngày (trong trường hợp điều chỉnh Giấy phép): 

Tên người liên hệ (trong quá trình tiến hành thủ tục):

1.2. Cơ sở xử lý chất thải (trường hợp có nhiều hơn một thì trình bày lần lượt từng cơ sở):

Tên (nếu có):

Địa chỉ:

Điện thoại:                Fax:                E-mail:     

(Trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép thì ghi rõ là cơ sở xử lý hoặc trạm trung chuyển CTNH đã được cấp phép hay đăng ký bổ sung).

2. Địa bàn hoạt động đăng ký:

Vùng

Tỉnh

Ghi tên vùng theo Bảng 3 Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này

Ghi tên từng tỉnh hoặc ghi “toàn bộ vùng”
(lưu ý không ghi cấp địa bàn nhỏ hơn tỉnh)

 

 

(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở nếu không giống nhau, trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép liên quan đến thay đổi, bổ sung địa bàn hoạt động thì phân biệt rõ địa bàn hoạt động đã được cấp phép và địa bàn hoạt động đăng ký thay đổi, bổ sung)

3. Danh sách phương tiện, thiết bị đăng ký cho lưu giữ, vận chuyển, xử lý CTNH

TT

Tên phương tiện, thiết bị

Số lượng

(đơn vị đếm)

Loại hình

 

 

 

(ví dụ: đóng gói, bảo quản, vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tận thu, đồng xử lý, cô lập, chôn lấp...)

(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở nếu không giống nhau; trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép liên quan đến thay đổi, bổ sung các phương tiện, thiết bị thì phân biệt rõ danh sách đã được cấp phép và danh sách đăng ký thay đổi, bổ sung)

3a. Danh sách phương tiện, thiết bị đăng ký cho xử lý chất thải rắn sinh hoạt (sau đây viết tắt là CTRSH):

TT

Tên phương tiện, thiết bị

Số lượng

(đơn vị đếm)

Loại hình

 

 

 

(ví dụ: vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tận thu, đồng xử lý, cô lập, chôn lấp...)

(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở nếu không giống nhau; trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép liên quan đến thay đổi, bổ sung các phương tiện, thiết bị thì phân biệt rõ danh sách đã được cấp phép và danh sách đăng ký thay đổi, bổ sung tại cột ghi chú)

3b. Danh sách phương tiện, thiết bị đăng ký cho việc xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường (sau đây viết tắt là CTRCNTT):

T

Tên phương tiện, thiết bị

Số lượng

(đơn vị đếm)

Loại hình

 

 

 

 

(ví dụ: vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tận thu, đồng xử lý, cô lập, chôn lấp...)

(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở nếu không giống nhau; trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép liên quan đến thay đổi, bổ sung các phương tiện, thiết bị thì phân biệt rõ danh sách đã được cấp phép và danh sách đăng ký thay đổi, bổ sung tại cột ghi chú).

4. Danh sách CTNH đăng ký vận chuyển, xử lý:

TT

Tên chất thải

Trạng thái
tồn tại

Số lượng (kg/năm)

Mã CTNH

Phương án xử lý

Mức độ xử lý
 

 

 

(rắn/lỏng/bùn)

 

 

 

(tương đương tiêu chuẩn, quy chuẩn nào)

 

Tổng số lượng

 

 

 

 

 

(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở nếu không giống nhau; trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép liên quan đến thay đổi, bổ sung số lượng và mã CTNH thì phân biệt rõ số lượng và danh sách đã được cấp phép và đăng ký thay đổi).

5. Mục lục Bộ hồ sơ đăng ký:

Tôi xin cam đoan rằng những thông tin cung cấp ở trên là đúng sự thật. Đề nghị quý Cơ quan xem xét hồ sơ và cấp Giấy phép, đồng thời kiểm tra, xác nhận các nội dung sau (nếu có):

- Việc hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo ĐTM, Đề án bảo vệ môi trường chi tiết;

- Xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với xử lý CTRCNTT;

- Xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường đối với xử lý CTRSH.

..................(2)....................

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH;

(2) Người có thẩm quyền ký của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH.

Để thực hiện chi tiết thủ tục đăng ký mẫu giấy phép để thực hiện xử lý chất thải nguy hại, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới chúng tôi để được hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ pháp lý hiệu quả với chi phí ưu đãi nhất.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.