1. Công ty hợp danh là gì?
Theo Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh là doanh nghiệp:
– Phải có ít nhất 02 thành viên (là cá nhân) là chủ sở hữu chung của Công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
– Công ty Hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Mang bản chất là công ty đối nhân, công ty hợp danh kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người với yếu tố nhân thân luôn được xem xét kỹ lưỡng, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ dựa trên tài sản của mình. Vì vậy dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh, là mô hình kinh doanh được lựa chọn khá phổ biến trên thị trường kinh doanh nước ta.
2. Quy trình thực hiện thủ tục mất bao lâu?
Quy trình thực hiện thủ tục thành lập công ty hợp danh có thể mất từ 01 đến 03 tháng tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Để đảm bảo tính chính xác và nhanh gọn cho khách hàng, công ty Luật Ánh Ngọc sẽ hỗ trợ khách hàng với các hồ sơ, giấy tờ đầy đủ, thực hiện thủ tục để đảm bảo tính chính xác và nhanh gọn cho khách hàng. Điều này là rất quan trọng và đảm bảo cho quá trình giải quyết hồ sơ pháp lý được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
3. Trình tự thủ tục thành lập công ty hợp danh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ
-
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp danh
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Mẫu Giấy đề nghị đăng ký Công ty hợp danh - Phụ lục I-5 Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT được áp dụng từ ngày 11/03/2019 thay thế cho mẫu cũ theo Thông tư 20/2015 trước đây);
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên;
- Bản sao các giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư;
- Giấy ủy quyền (nếu có).
-
Các cách thức nộp hồ sơ?
Cá nhân có thể nộp hồ sơ theo một trong ba cách:
- Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
- Nộp qua bưu điện đến địa chỉ trên;
- Nộp online qua qua mạng điện tử.
-
Lệ phí/ phí thành lập công ty hợp danh
Lệ phí đăng ký thành lập công ty hợp danh là 50.000 đồng/lần và phí công bố là 100.000 đồng/lần.
( Theo biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm Thông tư 47 năm 2019).
-
Thời gian giải quyết thủ tục thành lập công ty hợp danh
(Khoản 5, Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020)
Trong vòng 03 ngày (làm việc) kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan Đăng kí kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.
Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Bước 2: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.
-
Nội dung công bố
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Các thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty (Ngành nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
-
Thời hạn công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Thời hạn thông báo công khai thông tin về doanh nghiệp là 30 ngày kể từ ngày được công khai.
Bước 3: Khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp
Việc khắc dấu pháp nhân là bước rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của công ty. Vì vậy, bạn cần đảm bảo rằng thông tin trong giấy đề nghị khắc dấu là chính xác và đầy đủ.
1. Chuẩn bị hồ sơ: Bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm Giấy đề nghị khắc dấu và các giấy tờ liên quan.
2. Điền thông tin vào Giấy đề nghị khắc dấu: Trong giấy đề nghị khắc dấu, bạn cần điền đầy đủ thông tin về tên công ty, địa chỉ trụ sở, mã số thuế, người đại diện theo pháp luật,...
3. Nộp hồ sơ và đóng phí: Sau khi đã điền đầy đủ thông tin vào giấy đề nghị khắc dấu, bạn cần nộp hồ sơ và đóng phí khắc dấu tại Trung tâm Dịch vụ công quận/huyện hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
4. Chờ xét duyệt và nhận kết quả: Thông thường thủ tục khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp sẽ được xét duyệt trong vòng 03-05 ngày làm việc. Sau khi được chấp nhận, bạn sẽ nhận được dấu pháp nhân của công ty.
Trên đây là quy trình thủ tục thành lập công ty hợp danh.Việc thành lập một công ty hợp danh là quá trình phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, thành thạo về hồ sơ, giấy tờ và thủ tục, Công ty Luật Ánh Ngọc sẽ tư vấn và hỗ trợ đầy đủ các vấn đề cần thiết về thành lập công ty hợp danh cho khách hàng.
Với sự hỗ trợ chuyên nghiệp của các luật sư, khách hàng có thể yên tâm tin tưởng vào chất lượng dịch vụ và đạt được kết quả như mong muốn. Công ty Luật Ánh Ngọc luôn sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết trong quá trình khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty hợp danh. Xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Ánh Ngọc để được tư vấn cụ thể.