Tranh chấp đất đai có mồ mả


Tranh chấp đất đai có mồ mả

Tình huống: Cụ Nguyễn Thị N có thửa đất số 58, 68 tờ bản đồ số 2, tọa lạc ấp 5, xã X, huyện Y, tỉnh Bình Dương. Thửa đất trên cụ mua của ông E từ thời còn trẻ, cho đến nay cụ đã già yếu nên không canh tác nữa mà nhờ bà C canh tác sử dụng, số lượng sản phẩm thu được trên diện tích đất cụ N với bà C chia đôi sau khi thu hoạch. Ngày 2/4/1995 cụ được UBND huyện Y cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đo đạc thực tế, không ký giáp ranh. Giáp với một phần thửa đất số 58, 68 là bờ kênh Cây Mướp. Ông A, ông B cố tình lấn chiếm một phần thửa đất của Cụ N, tự cắm cột sạn và cho người khác chôn mồ mả nên Cụ N nộp đơn khởi kiện đến UBND xã X yêu cầu hòa giải buộc Ông A, ông B trả đất, di dời mồ mả nhưng không thành. Nay Cụ N khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện Y yêu cầu ông A, B trả phần đất mà ông A, ông B đã chiếm và buộc ông A, ông B có trách nhiệm di dời mồ mả. Hỏi: 

1. Tòa án nhân dân huyện Y có thể thụ lý đơn của cụ N để giải quyết tranh chấp hay không?

Trả lời: Tòa án có thể thụ lý đươn của cụ N để giải quyết tranh chấp. 

Bởi vì:

  • Thứ nhất, đây là trường hợp tranh chấp đất đai bắt buộc phải thực hiện việc hòa giải cơ sở. Việc hòa giải tranh chấp được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị Quyết 04/2017/NQ-HĐTP. Dựa trên dữ liệu mà tình huống pháp lý đưa ra, Cụ N đã nộp đơn khởi kiện đến UBND xã X yêu cầu hòa giải buộc Ông N, ông V trả đất, di dời mồ mả nhưng không thành. Do vậy, trong trường hợp này cụ N hoàn toàn có quyền nộp đơn khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu giải quyết. Nếu đơn của Cụ N đáp ứng đủ các điều kiện khởi kiện thì Tòa án phải thụ lý đơn của cụ N để giải quyết. 
  • Thứ hai, về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Cụ thể ngày 2/4/1995 cụ N đã được UBND huyện Y cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là trường hợp có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất. Do vậy, thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân, cụ thể là tòa án nơi có đất tranh chấp là Tòa án nhân dân huyện Y, tỉnh Bình Dương. (Điều 202 Luật đất đai 2013)

Như vậy, Nếu đáp ứng các điều kiện khởi kiện thì Tòa án nhân dân phải thụ lý đơn của cụ N để giải quyết tranh chấp. 

2. Cụ N có được tự ý di dời mồ mả của ông A và ông B hay không?

- Việc di dời mồ mả là vấn đề nhạy cảm và tâm linh. Và việc xâm phạm mồ mả sẽ phải bồi thường theo quy định của pháp luật:

  • Theo đó, cá nhân và pháp nhân nào gây thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường theo quy định. Thiệt hại bao gồm chi phí để khắc phục và hạn chế thiệt hại. Ngoài ra, người chịu trách nhiệm còn phải bồi thường khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng người chết. Mức bồi thường được thỏa thuận giữa các bên, nếu không được thỏa thuận thì mức tối đa không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (căn cứ theo Điều 607 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả).
  • Nếu muốn di dời mồ mả của người khác trên phần đất của mình cần phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật: Một là nộp đơn hòa giải tại UBND xã; Hai là, nếu hòa giải không thành thì nộp đơn khởi kiện tại Tòa án; Ba là, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, nếu bên kia không tự nguyện thi hành án thì bạn có quyền yêu cầu thi hành án di dời.

Trong trường hợp trên, mồ mả thuộc phần của gia đình ông A, ông B. Do vậy, cụ N không được tự tý di dời mồ mả của ông A, và ông B. Theo đó, cụ N sẽ thực hiện theo trình tự các bước đã nêu trên để tránh phải chịu trách nhiệm do việc tự ý xâm phạm mồ mà của người khác. 

 

giải quyết tranh chấp
Tranh chấp đất đai có mồ mả

 

3. Việc cụ N yêu cầu ông A, ông B trả phần đất mà ông A, ông B đã lấn chiếm có được thực hiện không?

Căn cứ vào dữ liệu đề bài cho, phần đất của cụ N đã được UBND cấp xã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, khi cấp giấy chứng nhận thì không đo đạc thực tế và không ký giáp ranh. Do vậy, trong trường hợp này, nếu thực hiện đo đạc thực tế phần đất số số 58, 68 tờ bản đồ số 2, tọa lạc ấp 5, xã X, huyện Y, tỉnh Bình Dương đúng với bản đồ địa chính và phần đất của mồ mả thuộc thửa đất của cụ N thì ông A, ông B có trách nhiệm trả lại phần đất cho cụ N và ông A, ông B có trách nhiệm di dời mổ mả. 

4. Các hành vi được coi là xâm phạm mồ mả và phải chịu trách nhiệm hình sự

  • Việc xâm phạm thi thể, hài cốt, xác hoặc tro của người chết bằng bất kỳ hình thức nào là không được chấp nhận và có thể bị xử lý theo pháp luật.
  • Nếu không có văn bản quyết định di dời mồ mả của cơ quan nhà nước và chưa được sự cho phép của người nhà người chết, việc di chuyển vị trí nơi chôn xác, hài cốt hoặc tro của người chết là không hợp pháp.
  • Hành vi đổi tráo, đánh cắp, thay thế tấm bia ghi tên người chết đang có xác hoặc tro hài cốt dưới phần mộ là không đúng và có thể gây ảnh hưởng đến tài sản tâm linh của người khác.
  • Hành động tự ý đào lấp, san phẳng mồ mả của người chết có thể làm mất vị trí trước đó của ngôi mộ và gây phiền toái cho người nhà của người chết.
  • Người có hành vi vô tình hoặc cố ý chiếm đoạt xác, thi thể và tro hài cốt của người chết cũng là hành vi không được chấp nhận và có thể bị xử lý theo pháp luật.

5. Tình trạng xảy ra tranh chấp mồ mả 

Tranh chấp mồ mả là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm, đặc là trong thời đại hiện nay khi nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp mồ mả bao gồm:

  • Sự thiếu thông tin và hiểu biết về quy định pháp luật liên quan đến việc sử dụng đất đai và quyền sở hữu mồ mả.
  • Sự tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình hoặc giữa những người có quan hệ thân tình với người đã qua đời.
  • Sự xâm phạm và chiếm đoạt đất đai hoặc mồ mả bất hợp pháp.
  • Sự thay đổi hoặc di chuyển mồ mả mà không được sự cho phép của người có quyền quản lý và sử dụng.

Để giải quyết tranh chấp mồ mả, cần phải thực hiện các bước như xem xét các tài liệu liên quan, điều tra thực tế, liên hệ với các chuyên gia pháp lý và thương lượng với bên kia để tìm ra giải pháp hợp lý và tránh việc phải đi đến tòa án.

6. Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai có mồ mả của công ty luật Ánh Ngọc

Công ty luật Ánh Ngọc là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai có mồ mả uy tín và chất lượng. Chúng tôi hiểu rõ rằng việc giải quyết tranh chấp đất đai có mồ mả là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm, đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về quy định pháp luật liên quan đến việc sử dụng đất đai và quyền sở hữu mồ mả.

Chúng tôi cam kết sẽ cung cấp cho quý khách hàng các giải pháp phù hợp để giải quyết tranh chấp một cách hợp pháp và công bằng. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong việc xem xét các tài liệu liên quan, điều tra thực tế và đưa ra các giải pháp phù hợp để giải quyết tranh chấp.

Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ thương lượng và đàm phán với bên kia để tìm ra giải pháp hợp lý và tránh việc phải đi đến tòa án. Chúng tôi luôn cam kết mang lại cho quý khách hàng sự hài lòng và thành công trong việc giải quyết tranh chấp.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp luật, chúng tôi hiểu rõ những khó khăn và thách thức trong việc giải quyết tranh chấp đất đai có mồ mả. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn để giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Hãy liên hệ ngay với Luật Ánh Ngọc để được tư vấn tranh chấp đất đai hiệu quả nhất!

Trên đây là bài viết Tranh chấp đất đai có mồ mả. Chúng tôi kính chúc Quý khách hàng an khang mạnh khỏe, mòng rằng được đồng hành cùng Quý khách hàng trong thời gian sớm nhất!

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.