1. Cán bộ công chức sai phạm khi nghỉ hưu có bị kỷ luật không?
Căn cứ theo Điều 84 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019, mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định. Trường hợp sau khi công chức, cán bộ nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm thì phải chịu một trong những hình thức kỷ luật gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hành vi xử lý kỷ luật. Đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 01/7/2020, pháp luật vẫn đặt ra vấn đề xử lý kỷ luật.
Như vậy, đối với cán bộ, công chức có sai phạm trong quá trình công tác, đương chức thì khi nghỉ hưu vẫn bị xử lý kỷ luật.
Việc bổ sung thêm quy định xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ hưu đồng thời quy định về hiệu lực hồi tố đối với việc xử lý kỷ luật đã góp phần hạn chế những tiêu cực đang tồn tại hiện nay, từ đó thể hiện tính răn đe ngay từ đầu để cán bộ, công chức không thực hiện các hành vi vi phạm. Ngoài ra, việc quy định xử lý kỷ luật cán bộ công chức đã nghỉ hưu có sai phạm trong quá trình công tác còn ngăn chặn “tư duy nhiệm kì” và “hạ cánh an toàn” của một số bộ phận cán bộ, công chức. Một số cán bộ, công chức khi đương nhiệm chỉ tập trung vào các hoạt động lợi ích nhóm, thu lợi cá nhân mà không hoàn thành tốt trách nhiệm được giao, vi phạm nguyên tắc tổ chức với suy nghĩ sau khi hết nhiệm kỳ, mọi hành vi vi phạm của họ sẽ không bị xử lý và yên tâm “hạ cánh an toàn”. Do đó, quy định mới này sẽ đảm bảo dù có bao nhiêu năm đi nữa, những hành vi sai phạm sẽ luôn bị xử lý, người sai phạm sẽ phải gánh chịu những hậu quả do mình gây ra. Từ đó, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của cơ quan, của pháp luật.
2. Các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ hưu có vi phạm trong quá trình đương chức
Căn cứ theo Khoản 5 Điều 84 Luật Cán bộ công chức hiện hành, cán bộ, công chức sau khi nghỉ hưu mới phát hiện có vi phạm trong quá trình công tác thì có thể bị áp dụng một trong ba hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi.
Khác với xử lý kỷ luật tại thời điểm còn giữ chức vụ, cán bộ công chức đã nghỉ hưu nghĩa là họ đã hoàn toàn từ chức, do đó việc áp dụng các biện pháp “cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc, giáng chức” sẽ không còn phù hợp mà thay vào đó bằng hình thức xử phạt kỷ luật mới là “xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng”.
Do đó, về cơ bản, cán bộ, công chức khi có hành vi sai phạm trong quá trình công tác thì khi nghỉ hưu, họ vẫn phải bị xử lý kỷ luật như khi đang còn đương chức theo một trong ba hình thức sau:
2.1. Khiển trách
Hình thức khiển trách là hình thức xử lý kỷ luật nhẹ nhất được áp dụng cho cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, hành vi vi phạm mang tính chất, mức độ tác hại không lớn trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Như vậy, trong trường hợp tại thời điểm đương chức, cán bộ, công chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau, nhưng đến thời điểm nghỉ hưu mới phát hiện thì bị khiển trách:
- Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ công chức; vi phạm quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, kỷ luật lao động, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức đơn vị.
- Tại thời điểm đương chức, cán bộ, công chức đã lợi dụng chức vụ của mình để vụ lợi cá nhân, có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong quá trình thi hành công vụ. Cán bộ, công chức được giao quản lý hồ sơ, văn bằng chứng chỉ đã cố ý cản trở quá trình thẩm tra, xác minh văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp hoặc do thiếu trách nhiệm dẫn đến xác nhận hồ sơ, văn bằng chứng chỉ không hợp pháp hoặc cho người không đủ điều kiện.
- Trong quá trình công tác, cán bộ, công chức có hành vi né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chức trách, nhiệm vụ của mình hoặc quy định, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức hoặc các công việc được giao mà không có lý do chính đáng hoặc không chấp hành quyết định điều động công tác, phân công công tác của cơ quan có thẩm quyền hoặc có hành vi chia bè, kéo phái gây mất đoàn kết trong nội bộ cơ quan, tổ chức.
- Thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệt, chống lãng phí
- Thực hiện hành vi vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước
- Có hành vi vi phạm quy định về pháp luật khiếu nại, tố cáo, về quy chế tập trung dân chủ, về tuyên truyền, phát ngôn, về bảo vệ chính trị nội bộ
- Có hành vi vi phạm về đầu tư, xây dựng, đất đai, tài nguyên môi trường, thực hiện các hành vi vi phạm quy định về tài chính, kế toán, ngân hàng, quản lý sử dụng tài sản công
- Thực hiện các hành vi vi phạm quy định về phòng chống bạo lực gia đình, dân số, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, an sinh xã hội hoặc các quy định khác của Đảng và Nhà nước liên quan đến cán bộ, công chức.
Tuy nhiên, không áp dụng hình thức khiển trách đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng của cán bộ, công chức đã nghỉ hưu từng giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã thực hiện không đúng, không đúng, không đầy đủ trách nhiệm nhiệm vụ của mình và trường hợp cán bộ, công chức đã nghỉ hưu từng là người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng do người của mình có thẩm quyền quản lý, phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn.
2.2. Cảnh cáo
So với hình thức xử lý khiển trách, cảnh cáo là hình thức xử lý kỷ luật áp dụng cho cán bộ, công chức trong quá trình công tác đã có sai phạm gây hậu quả vượt mức phạm vị nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ công chức, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà người đó công tác:
- Trường hợp cán bộ, công chứ trong quá trình đương nhiệm đã từng bị khiển trách về một trong các hành vi vi phạm nêu tại mục 3.1 nhưng sau khi nghỉ hưu phát hiện người đó tiếp tục vi phạm thì bị áp dụng hình thức xử lý nặng hơn là cảnh cáo.
- Trường hợp cán bộ công chức thực hiện hành vi gây hậu quả ít nghiêm trọng, thực hiện lần đầu nhưng người vi phạm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc là người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra vi phạm.
2.3. Xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm
Đây là hình thức xử lý kỷ luật mới được áp dụng từ ngày 01/7/2020 và áp dụng duy nhất đối với đối tượng cán bộ, công chức đã nghỉ hưu. Hiện nay, pháp luật chưa có hướng dẫn chi tiết về cách hiểu và cách áp dụng đối với hình thức xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm. Tuy nhiên, trên thực tế, từ ngày 01/7/2020 đến nay, hình phạt xóa tư cách vụ đã đảm nhiệm được áp dụng tương đối phổ biến:
- Ngày 14/7/2022, ông Đinh Quốc Thái, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai bị xử lý kỷ luật xóa tư cách chức vụ Chvà ủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2011 -2016 và 2016 -2021 do đã có những vi phạm khuyết điểm trong công tác và Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có thi hành kỷ luật đảng theo Quyết định số 714/TTg.
- Ngày 22/6/2023, ông Nguyễn Văn Vịnh, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 -2013 đã bị xóa tư cách chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai giai đoạn từ tháng 06/2010 đến 12/2013, xóa tư cách chức vụ Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai giai đọạn từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2013 đối với ông Doãn Văn Hưởng, xóa tư cách chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai giai đoạn từ tháng 11 /2011 đến 6/2019 đối với ông Nguyễn Thanh Dương và ông Lê Ngọc Hưng xóa tư cách chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014-2020 do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thi hành kỷ luật về Đảng.
- Ngày 13/9/2023, ông Phạm Đăng Quyền – Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 -2020 (từ tháng 6 năm 2021 đến tháng 12 năm 2020) bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách chức vụ trên do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật về đảng theo Quyết định số 1051/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cùng thời điểm, bà Lê Thị Thìn từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 -2020 (từ tháng 12/2015 đến tháng 3/2020) cũng bị xử lý kỷ luật tương tự theo Quyết định số 1502/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Từ những ví dụ trên có thể thấy, hình thức xử lý kỷ luật xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm áp dụng đối với các hành vi vi phạm mang tính chất suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định của Đảng, của Nhà nước trong thực hiện công vụ gây hậu quả, tác hại rất lớn, đặc biệt lớn, đặc biệt nghiêm trọng, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, khó khắc phục, làm thất thoát tài sản của Nhà nước, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cán bộ, công chức cũng như của Đảng, chính quyền.
Theo quan điểm người viết, hình thức xử lý kỷ luật xóa tư cách chức vụ về bản chất tương tự như hình thúc cách chức, bãi nhiệm, giáng chức. Tuy nhiên, trên thực tế cán bộ công chức đã nghỉ hưu nghĩa là họ đã không còn giữ chức vụ đó nữa nên không thể cách chức, bãi nhiệm, giáng chức. Do đó, việc xóa tư cách chức vụ tại thời điểm cán bộ, công chức thực hiện hành vi vi phạm đã đảm bảo đáp ứng được nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức. Điều này đồng nghĩa với việc, những chế độ nghỉ hưu được áp dụng khi còn giữ chức vụ sẽ được xóa bỏ.
3. Ai có quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ hưu
Căn cứ theo Điều 22 24 Nghị định 100/2020/NĐ-CP về xử lý cán bộ, công chức, viên chức (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị đinh 77/2023/NĐ-CP), thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ đã nghỉ hưu có sai phạm trong quá trình công tác được quy định như sau:
- Đối với cán bộ giữ chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
- Trường hợp cán bộ không thuộc trường hợp trên khi bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách chức vụ, chức danh thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử, bổ nhiệm chức vụ, chức danh cao nhất có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
- Trường hợp cán bộ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử, bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
Hiện nay, pháp luật không quy định riêng về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức đã nghỉ hưu có sai phạm trong quá trình đương chức. Do đó, có thể hiểu thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức đã nghỉ hưu và khi còn đương chức là giống nhau.
- Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 100/2020/NĐ-CP về xử lý cán bộ, công chức, viên chức (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị đinh 77/2023/NĐ-CP) đối với công chức từng giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
- Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người đứng đầu cơ quan quản lý công chức sai phạm có thẩm quyền xử lý kỷ luật trừ trường hợp người đứng đầu cơ quan hoặc tất cả cấp phó có thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, mẹ, cha nuôi, con đẻ, anh em ruột, cô dì chú bác,… hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm của công chức thì người đứng đầu cơ quan cấp trên của cơ quan đó có thẩm quyền quyết định xử lý kỉ luật.
- Đối với công chức cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử lý kỷ luật và ra quyết định hình thức kỷ luật. Đối với công chức biệt phái, thẩm quyền xử lý kỷ luật thuộc về người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái và thống nhất hình thức kỷ luật với cơ quan cử biệt phái.
4. Nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ công chức nghỉ hưu có vi phạm trong thời gian đương chức
Về nguyên tắc, việc xử lý kỷ luật cán bộ công chức nghỉ hưu có sai phạm trong thời gian công tác vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc như khi xử lý kỷ luật trong thời gian đương chức như bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, chính xác, kịp thời, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục. Tuy nhiên, cần lưu ý một số nguyên tắc như sau:
- Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trường hợp nếu cán bộ, công chức có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì bị sẽ bị áp dụng chung hình thức cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm.
- Việc áp dụng xử lý kỷ luật phải xem xét nội dung, động cơ, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi cũng như thái độ tiếp thu, sửa chữa, khắc phục khuyết điểm.
- HÌnh thức xử lý kỷ luật phải tương xứng với kỷ luật về Đảng. Trường hợp có thay đổi về hình thức xử lý kỷ luật về đảng thì phải thay đổi hình thức xử lý kỷ luật hành chính tương xứng. Thời gian đã thi hành quyết định xử lý kỷ luật cũ được trừ vào thời gian thi hành quyết định xử lý kỷ luật mới.
- Không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha, mẹ (vợ hoặc chồng), cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng của anh, chị, em ruột hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm bị xem xét xử lý kỷ luật là thành viên trong quá trình xem xét xử lý kỉ luật.
5. Có trường hợp nào cán bộ, công chức sai phạm trong quá trình công tác đã nghỉ hưu mà không bị kỷ luật không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 100/2020/NĐ-CP về xử lý cán bộ, công chức, viên chức (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị đinh 77/2023/NĐ-CP), trong quá trình đương chức, cán bộ, công chức được miễn trách nhiệm kỷ luật thì sau khi nghỉ hưu, nếu phát hiện vi phạm thì những người này không bị kỷ luật. Đó là các trường hợp:
- Cán bộ, công chức phải chấp hành quyết định của cơ quan cấp trên mặc dù người vi phạm biết rằng quyết định đó là trái pháp luật, đã kịp thời thông báo bằng văn bản với người ra quyết định nhưng người ra quyết định vẫn quyết định thi hành. Trong trường hợp này, người ra quyết định phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Hành vi vi phạm của cán bộ công chức xảy ra do tình thế cấp thiết, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khi thi hành công vụ và đã được cấp có thẩm quyền xác nhận. Đây là những trường hợp do trở ngại, sự việc khách quan không thể lường trước, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép khiến cán bộ, công chức không thể thực hiện được chức trách nhiệm vụ của mình.
- Cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật đã qua đời.
- Hành vi vi phạm của cán bộ, công chức đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật. Theo Điều 5 Nghị định 100/2020/NĐ-CP, thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó, cán bộ, công chức đã nghỉ hưu có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật, được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm ( từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm nếu hành vi đó đã chấm dứt; từ thời điểm phát hiện hành vi nếu hành vi chưa chấm dứt hoặc từ thời điểm có kết luận của cấp có thẩm quyền).
- Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với hình thức khiển trách là 05 năm. Đối với các hình thức xử lý kỷ luật còn lại, thời hiệu áp dụng là 10 năm trừ các trường hợp dưới đây không áp dụng thời hiệu:
- Cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ
- Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ
- Thực hiện hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp
- Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với hình thức khiển trách là 05 năm. Đối với các hình thức xử lý kỷ luật còn lại, thời hiệu áp dụng là 10 năm trừ các trường hợp dưới đây không áp dụng thời hiệu:
Trên đây là toàn bộ câu trả lời cho câu hỏi “Cán bộ công chức sai phạm trong quá trình công tác khi nghỉ hưu có bị xử lý kỷ luật không”. Nếu độc giả còn bất kì thắc mắc nào liên quan đến “xử lý kỷ luật cán bộ công chức đã nghỉ hưu” hoặc những vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ Luật Ánh Ngọc theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất: