1. Đặc điểm chung của các tội xâm phạm tính mạng của con người
1.1. Các tội xâm phạm tính mạng con người
Xâm phạm tính mạng được hiểu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội do cá nhân thực hiện dưới lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của người khác hoặc gây ra những tổn hại, đe dọa đến quyền sống của người khác.
Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, các tội xâm phạm đến tính mạng bao gồm:
- Tội giết người
- Tội giết hoặc vứt con mới đẻ
- Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
- Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt người phạm tội
- Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ
- Tội vô ý làm chết người
- Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
- Tội bức tử
- Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát
- Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
- Tội đe dọa giết người
- Tội lây truyền HIV cho người khác
- Tội cố ý truyền HIV cho người khác
1.2. Các tội xâm phạm tính mạng có đặc điểm gì?
- Đúng như tên gọi của các tội xâm phạm tính mạng của người khác, đây là các tội phạm đã xâm phạm đến một trong những khách thể quan trong nhất được luật hình sự bảo vệ - quyền được sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng. Mỗi người sinh ra đều được quyền sống và không ai được phép tước đi mạng sống của người khác
- Đối tượng của các tội xâm phạm tính mạng của người khác là những con người đang sống, đang tồn tại trong thế giới khách quan với tư cách là con người
- Hành vi xâm phạm tính mạng trong nhóm tội này vô cùng đa dạng như giết người, bức tử,… được thể hiện qua hai hình thức là hành động và không hành động,.. Tuy nhiên, mục đích chung của tất cả các hành vi đều hướng tới gây thiệt hại về tính mạng hoặc đe dọa gây thiệt hại về tính mạng của người khác
- Các tội xâm phạm tính mạng gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng là làm chết người. Trong một số tội danh, pháp luật không đặt ra hậu quả chết người mà chỉ cần người phạm tội có thực hiện hành vi xâm phạm tính mạng thì đã đủ dấu hiệu để truy tố về các tội xâm phạm tính mạng như người bị hại chỉ bị thương, hoặc không ảnh hưởng đến tính mạng trong các trường hợp phạm tội chưa đạt,..
- Người có hành vi xâm phạm tính mạng là những người từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự, ngoài trừ một số tội danh yêu cầu cụ thể về chủ thể của tội phạm (mẹ của nạn nhân, người thi hành công vụ, người nhiễm HIV…) và thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ hành vi xâm phạm tính mạng của người khác bị Pháp luật nghiêm cấm nhưng vẫn mong muốn xảy ra hoặc không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng để mặc cho hậu quả xảy tra. Trong nhóm tội danh này chỉ có ba tội danh được người phạm tội thực hiện hành vi xâm phạm tính mạng với lỗi vô ý do cầu thả hoặc vô ý do quá tự tin gồm: Tội Làm chết người trong khi thhi hành công vụ; Tội vô ý làm chết người và Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính
- Tùy thuộc vào tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi xâm phạm tính mạng mà người phạm tội có thể bị áp dụng các hình phạt khác nhau.
Để có thể hình dung rõ hơn về các tội xâm phạm tính mạng của người khác, bài viết sẽ chia 13 tội trên thành bốn nhóm căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội:
- Các tội xâm phạm tính mạng đặc biệt nghiêm trọng là các tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình: Tội giết người, Tội cố ý lây truyền HIV cho người khác
- Các tội xâm phạm tính mạng rất nghiêm trọng là các tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù: Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô ý làm chết người, Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, Tội bức tử
- Các tội xâm phạm tính mạng nghiêm trọng là các tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát, Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; Tội đe dọa giết người; Tội lây truyền HIV cho người khác
- Các tội xâm phạm tính mạng ít nghiêm trọng là các tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.
2. Các tội xâm phạm tính mạng đặc biệt nghiêm trọng
2.1. Tội giết người
Tội giết người là tội có mức hình phạt cao nhất trong các tội xâm phạm tính mạng của con người. Pháp luật đặt ra hai mức khung hình phạt đối với tội danh này như sau:
Đối với những người phạm tội không thuộc một trong các trường hợp nêu trên ảnh thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm tù.
Trong một vài trường hợp, người phạm tội có thể được xem xét giảm khung hình phạt hoặc không phải đi tù ví dụ như: mẹ trầm cảm sau khi sinh con, đầu thú, tự thú,... Tuy nhiên, đối với những trường hợp cụ thể như giết người chưa đạt hay người sử dụng bia rượu gây ra án mạng sẽ không nhận được sự khoan hồng của pháp luật mà phải nhận sự trừng phạt thích đáng.
2.2. Tội cố ý lây truyền HIV cho người khác
3. Các tội xâm phạm tính mạng rất nghiêm trọng
3.1. Tội bức tử
Trường hợp có 02 nạn nhân trở lên tự sát hoặc người bị bức tử là người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai thì người phạm tội bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. Các trường hợp người phạm tội đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc không phải các đối tượng trên thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm tù.
3.4. Tội vô ý giết người và tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
Luật Ánh Ngọc trình bày ở hình ảnh minh họa bên dưới.
4. Các tội xâm phạm tính mạng nghiêm trọng
4.1. Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát
Khi nhắc đến tội giết người, chúng ta có thể đối chiếu với Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát bởi lẽ hai tội danh này đều tước đi mạng sống của người khác nhưng đối với tội giết người, người phạm tội là người trực tiếp xâm phạm tính mạng, tước đi mạng sống của nạn nhân, trong khi tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát thì người phạm tội chỉ có hành vi kích động, dụ dỗ hoặc thúc đẩy, tạo điều kiện vật chất tinh thần để nạn nhân tự tước đoạt mạng sống của mình. Người phạm tội chỉ tạo điều kiện để nạn nhân tự sát nhưng hậu quả nạn nhân có chết hay không thì nằm ngoài ý muốn của người phạm tội. Do đó, người phạm tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát bị áp dụng hình phạt nhẹ hơn: cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Trường hợp làm 02 người tự sát thì người phạm tội bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
4.2. Tội đe dọa giết người
Trường hợp người phạm tội chưa thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của người khác nhưng có hành vi xâm phạm tính mạng của người khác thông qua việc đe dọa nạn nhân khiến nạn nhân tin rằng bản thân là đối tượng bị đe dọa tính mạng của người phạm tội, thì người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đe dọa giết người.
- Việc lo sợ bị đe dọa bị giết phải có căn cứ như thông qua lời đe dọa trực tiếp của người phạm tội, thư từ thể hiện nội dung đe dọa, hành động đe dọa và phải căn cứ vào thời gian, hoàn cảnh, mối tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa (về thể lực, tuổi, trình độ,..)
- Cùng với hành vi đe dọa, người phạm tội phải có hành vi chuẩn bị giết người thì mới đủ cấu thành tội đe dọa giết người.
Khi đó, người xâm phạm tính mạng của người khác sẽ bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Trường hợp người phạm tội đe dọa xâm phạm tính mạng của 02 người trở lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đe dọa đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đe dọa người dưới 16 tuổi hoặc để che giấu, trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Mọi người cũng xem: Hành vi đe dọa đến người khác thì bị xử lý thế nào theo pháp luật
4.3. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
Một trong những tội xâm phạm tính mạng nghiêm trọng khác là Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo Điều 132 Bộ luật Hình sự.
Theo đó, người nào mà có điều kiện, khả năng cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nhưng không thực hiện hành cứu giúp người khác do sợ bị hiểu nhầm, sợ liên quan,… dẫn đến người đó chết thì bị áp dụng các mức hình phạt sau:
- Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
- Trường hợp người phạm tội là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm, là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp nhưng không cứu dẫn đến chết người thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Trường hợp không cứu giúp của người phạm tội khiến 02 người chết trở lên thì người phạm tội bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
- Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4.4. Nhóm tội xâm phạm tính mạng nghiêm trọng do hành vi trái pháp luật của nạn nhân
5. Các tội xâm phạm tính mạng ít nghiêm trọng
Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là tội phạm ít nghiêm trong duy nhất trong các tội xâm phạm tính mạng của người khác. Đối với tội phạm này, người phạm tội là người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh đặc biệt đã giết con mới đẻ hoặc vứt con mới đẻ dẫn đến đứa trẻ chết. Ví dụ như có hành vi đánh đập, bóp cổ, đâm chết,… đứa trẻ hoặc bỏ mặc con, không chăm sóc, không cung cấp sữa mẹ, chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi sống đứa trẻ.
- Nạn nhân bị xâm phạm tính mạng trong tội phạm này là con mới được sinh trong vòng 07 ngày và có cùng huyết thống với người phạm tội.
- VIệc giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ không xuất phát từ ý chí mong muốn của người mẹ mà do phải chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu, cũng như trong thời gian này, người mẹ đang trong trạng thái tinh thần, tâm lý không bình thường và mong muốn con mình chết do phải chịu nhiều áp lực.
- Trường hợp giết con mới đẻ, người phạm tội bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
- Trường hợp vứt bỏ con mới đẻ, người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phát tù từ 3 tháng đến 02 năm.