Pháp luật về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức


Pháp luật về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức
Hiện nay rất nhiều đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với những phương thức làm ra chúng rất đa dạng, phong phú từ làm giả những chứng chỉ, giấy phép lái xe, bằng đại học cho đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với những thủ đoạn tinh vi, kín kẽ mà chúng ta khó lòng phát hiện. Con dấu, giấy tờ giả không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống của người dân. Vậy pháp luật quy định như thế nào về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức?

1. Thế nào là tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức?

Để hiểu thế nào là tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu 1 số khái niệm về con dấu, tài liệu, giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức là gì?

  • Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức.
  • Tài liệu, giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức là các tài liệu, giấy tờ do cơ quan, tổ chức đó ban hành.

Như vậy, tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức ví dụ như văn bằng chứng chỉ giả. Người phạm tội tạo ra những con dấu giả, tài liệu giả, giấy tờ giả không phải do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phát hành.

2. Dấu hiệu định tội của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức có những yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản như sau:

Dấu hiệu định tội
Dấu hiệu định tội

Trong đó, mặt khách quan của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức có 2 hành vi khách quan đó là hành vi làm giả con dấu, tài liệu và làm giả giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức được hiểu như sau:

  • Với hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là hành vi làm ra 1 cách trái phép con dấu hoặc tài liệu của cơ quan tổ chức bằng những thủ đoạn như khắc con dấu giả, ký tên, đóng dấu giả vào các giấy tờ sao chép giống nội dung của giấy tờ thật
  • Với hành vi làm giả giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức là hành vi hành vi làm ra 1 cách trái phép giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức. Ví dụ: Làm giả hộ chiếu, giấy phép lái xe, sổ bảo hiểm xã hội,...

Như vậy, khi người nào có hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, cần lưu ý người phạm tội chỉ bị coi là phạm tội nếu như họ thực hiện hành vi trái pháp luật. Nếu 1 người làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức nhưng không thực hiện hành vi trái pháp luật nào gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Xem thêm: Xử phạt như thế nào đối với tội sử dụng văn bằng chứng chỉ giả?

3. Hình phạt đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

Theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức có 3 khung hình phạt chính và 1 hình phạt bổ sung như sau: 

Khung hình phạt
Khung hình phạt

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm đối với người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức thực hiện hành vi trái pháp luật, áp dụng cho người phạm tội ở khung cơ bản, không có tình tiết định khung tăng nặng TNHS.

- Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm, khi có 1 trong những tình tiết định khung tăng nặng sau:

Khung hình phạt tăng nặng
Khung hình phạt tăng nặng

- Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, khi có 1 trong những tình tiết tăng nặng sau:

Khung hình phạt tăng nặng
Khung hình phạt tăng nặng
  • Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 341 BLHS 2015. Đây là hình phạt bổ sung và tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung.

4. Một số câu hỏi thường gặp

4.1. Làm thế nào để phân biệt tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với tội giả mạo trong công tác?

Trên thực tế thì tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 341 BLHS 2015) và tội giả mạo trong công tác (Điều 359 BLHS 2015) thường hay bị nhầm lẫn với nhau. Ví dụ, 1 người có hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức thì người này sẽ phạm tội ở tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức hay tội giả mạo trong công tác? Hãy cùng nhìn vào bản phân biệt dưới đây để thấy điểm khác biệt giữa 2 tội này nhé! 

Phân biệt
Phân biệt

4.2. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức có bị xử phạt hành chính hay không?

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về hành vi vi phạm các quy định quản lý và sử dụng con dấu sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả.

Trên đây là phân tích của Luật Ánh Ngọc về "Pháp luật về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức" Quý khách hàng cần hỗ trợ hay tư vấn hãy liên hệ tới chúng tôi nhé!

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.