1. Lỗi cố ý được luật pháp quy định như nào?
Theo quy định tại Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015, lỗi cố ý được hiểu như sau:
Lỗi cố ý thực hiện tội phạm là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hoặc không mong muốn nhưng có ý thức để hậu quả xảy ra.
Từ những quy định trên, có thể hiểu lỗi cố ý là việc cá nhân nhận thức rõ về hành vi của mình là vi phạm quy định pháp luật hoặc gây thiệt hại cho người khác, cho xã hội nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng có ý thức để mặc hậu quả đó xảy ra.
Ví dụ: Do có mâu thuẫn trong quá trình làm việc nên A dùng dao đâm B với ý muốn giết chết B. Như vậy, A ý thức được hành vi của mình sẽ gây cho B bị thương hoặc mất mạng nhưng A vẫn thực hiện và còn mong hậu quả đó sẽ xảy ra.
1.1 Lỗi cố ý trực tiếp
Lỗi cố ý trực tiếp được hiểu là người thực hiện nhận thức được hành vi của mình là vi phạm quy định pháp luật hoặc có thể gây thiệt hại cho người khác, cho xã hội nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra.
Ví dụ: A dùng dao đe doạ B để cướp tài sản của B bao gồm: xe, điện thoại và ví tiền. Lỗi cố ý thể hiện ở chỗ A muốn cướp tài sản của B. A rõ ràng nhận thức được việc đe dọa B và cướp tài sản của B là vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện, dùng mọi thủ đoạn đe doạ B để cướp tài sản của B.
1.2. Lỗi cố ý gián tiếp
Lỗi cố ý gián tiếp được hiểu là người thực hiện nhận thức được hành vi của mình là vi phạm quy định pháp luật hoặc có thể gây thiệt hại cho người khác, cho xã hội dù không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra.
Ví dụ: A và B đã xảy ra hiềm khích từ lâu, để giải quyết hiềm khích, mâu thuẫn, A hẹn B ra quán nước để nói chuyện. Tuy nhiên, trong quá trình nói chuyện, mâu thuẫn lên cao trào, vì không kiềm chế được cảm xúc của mình, A cầm chiếc chai thuỷ tinh trên bàn ném vào người B nhưng không may ném vào đầu B khiến B mất nhiều máu và tử vong. Hành vi mà A thực hiện là lỗi cố ý gián tiếp.
Bởi lẽ, A dù biết việc ném chai thuỷ tinh vào người B là nguy hiểm, nếu có va vào những vùng trọng yếu của cơ thể sẽ khiến B bị thương nặng, thậm chí là tử vong. Dù A không mong muốn hậu quả (B chết) xảy ra nhưng vẫn thực hiện hành vi ném chai thuỷ tinh vào người B, bỏ mặc hoặc có ý thức chấp nhận để hậu quả (B chết) xảy ra.
2. Lỗi vô ý là gì
Theo quy định tại Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015, lỗi vô ý được thể hiện trong hai trường hợp sau đây:
- Vô ý do quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
- Vô ý do cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
2.1. Ví dụ lỗi vô ý do cẩu thả
M là kế toán trưởng của công ty TNHH X. Trong một lần làm tổng kết báo cáo cuối năm, trong khi nhập số liệu, M đã chủ quan không kiểm tra lại các hoá đơn, chứng từ dẫn đến nhập sai số tiền thu, chi dẫn đến ảnh hưởng đến sự tổng kết của các phòng ban. Trong trường hợp này, M là thủ quỹ nên M phải biết được rằng chỉ một sơ suất nhỏ cũng sẽ gây ra những thiệt hại cho người khác nhưng M đã quá cẩu thả mà không chú ý đến.
2.2. Ví dụ lỗi vô ý vì quá tự tin
A đang điều khiển xe ô tô, đến ngã tư vắng người, do chờ đèn đỏ quá lâu mà đang vội đến cuộc họp. Dù vẫn phải chờ đèn đỏ nhưng A đã nhân lúc vắng người để vượt đèn đỏ. Tuy nhiên, A đã đâm vào một người đi bộ và khiến người đó tử vong tại chỗ.
Có thể thấy, A ý thức rõ hành vi vượt đèn đỏ là vi phạm pháp luật và có thể đâm vào người khác đang lưu thông trên đường. Tuy nhiên, A tin rằng trong lúc đường đang vắng người, A vượt đèn đỏ cũng có thể xử lý được các tình huống và không nghĩ rằng có người đi bộ trên đường.
3. Phân biệt lỗi cố ý và lỗi vô ý trong Bộ luật hình sự
Tiêu chí |
Lỗi cố ý |
Lỗi vô ý |
||
Cố ý phạm tội trực tiếp |
Cố ý phạm tội gián tiếp |
Vô ý phạm tội vì quá tự tin |
Vô ý phạm tội do cẩu thả |
|
Căn cứ pháp luật |
Khoản 1 Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015 |
Khoản 2 Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015 |
Khoản 1 Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015 |
Khoản 2 Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015 |
Hành vi |
Chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm/ có thể gây thiệt hại, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. |
Chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm/ có thể gây thiệt hại, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. |
Chủ thể tuy thấy trước hành vi là vi phạm/ có thể gây thiệt hại nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. |
Chủ thể không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. |
Nguyên nhân xuất phát |
Có cố ý |
Có cố ý |
Do tự tin vào khả năng của mình |
Do cẩu thả |
Nhận thức về hành vi |
Chủ thể nhận thức đầy đủ tính chất nguy hiểm và thấy trước hậu quả nguy hiểm và mong muốn hậu quả đó xảy ra. |
Chủ thể nhận thức đầy đủ tính chất nguy hiểm và thấy trước hậu quả nhưng không mong muốn hậu quả xảy ra. |
Thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. |
Không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước. |
Nhận thức về hậu quả |
Mong muốn hậu quả và thực hiện hành vi vi phạm nhằm đạt được hậu quả đó. |
Không mong muốn hậu quả xảy ra, tức hậu quả xảy ra không phù hợp với mục đích phạm tội. |
Cho rằng hậu quả nguy hiểm sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. |
Không nhận thức được hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra. |
Ví dụ |
VD: A dùng dao đâm B khiến B bị thương A ý thức được việc dùng dao đâm B khiến B bị thương nhưng vẫn cố ý thực hiện và mong muốn B bị thương. |
A đặt dây điện trần quanh ruộng để bẫy chuột nhưng không có cảnh báo. B không biết nên dẫm lên dây điện trần đó dẫn đến tử vong. A nhận thức rõ việc đặt dây điện trần là nguy hiểm và có thể có người dẫm vào nhưng vẫn thực hiện bỏ mặc hậu quả chết người có thể xảy ra, cái chết của B nằm ngoài ý chí của B |
Trên đường vắng, A tăng tốc độ xe (vượt quá tốc độ cho phép). Do không thể làm chủ tay lái, A đã đâm chết B đi từ trong ngõ hẹp ra. A thấy rõ việc đi quá tốc độ là nguy hiểm, có thể mất kiểm soát tay lái, không thể xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ. Tuy nhiên, vì đang trên đường vắng, sẽ không có người B tự tin sẽ không đâm phải người khác. |
Cán bộ y tế không thực hiện đúng quy trình vệ sinh, khử trùng dẫn đến lây nhiễm chéo. Cán bộ y tế không nhận thức được việc thực hiện sai quy trình khử trùng dẫn đến hậu quả lây nhiễm chéo. Tuy nhiên, cán bộ y tế là người có đầy đủ kiến thức chuyên môn và buộc phải nhận thức được điều này. |
4. Luật Ánh Ngọc giải đáp cho khách hàng
Việc phân biệt lỗi cố ý và lỗi vô ý có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhất là đối với xử lý hình sự. Nếu có yêu cầu hỗ trợ hình sự, bạn đọc có thể liên hệ, sử dụng những dịch vụ sau đây của Luật Ánh Ngọc để được giải đáp, hỗ trợ pháp lý một cách nhanh chóng nhất:
- Tư vấn các quy định pháp lý liên quan đến hành vi phạm tội của bị can, bị cáo;
- Hỗ trợ tham gia vào các giai đoạn tố tụng để làm rõ hành vi phạm tội và đưa ra các bằng chứng giảm nhẹ tội cho thân chủ từ các giai đoạn: điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử vụ án.
- Tư vấn, hướng dẫn, đưa ra phương án khắc phục hậu quả của hành vi phạm tội cho thân chủ;
Thu nhập tài liệu, chứng cứ, tình tiết giảm nhẹ hoặc tìm bằng chứng ngoại phạm nếu khách hàng có hiệu bị oan sai, tìm ra sự thật khách quan của vụ việc. - Luật sư tư vấn hướng dẫn bị can, bị cáo các chính sách khoan hồng, chính sách ân xá, đặc xá, cho mãn hạn tù trước thời hạn.
- Tư vấn, hỗ trợ cho người bị hại trong các vụ án hình sự để đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng mà họ được hưởng;
- Với tinh thần hỗ trợ cao nhất quyền lợi cho bị hại, bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự, luật sư có chuyên môn của chúng tôi sẽ hỗ trợ thân chủ của mình tốt nhất với trách nhiệm nghề nghiệp cao nhất và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất và xem xét giảm phí dịch vụ đối với các khách hàng có khó khăn về tài chính, gia đình chính sách.
Trên đây là một số nội dung pháp lý về Sự khác biệt giữa lỗi cố ý và lỗi vô ý trong Bộ luật hình sự. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung bài viết hoặc các vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ với Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ kịp thời.