Phân tích hợp đồng ủy quyền: Cách thức và lợi ích của việc ủy quyền


Phân tích hợp đồng ủy quyền: Cách thức và lợi ích của việc ủy quyền

Trong cuộc sống hàng ngày, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự mình tham gia thực hiện giao dịch. Việc không có điều kiện hoặc không có khả năng tham gia giao dịch trực tiếp trong một số giao dịch dân sự có thể do nhiều lý do khác nhau. Vì vậy một chủ thể có thể chuyển giao công việc của mình cho một chủ thể khác để nhân danh mình thực hiện thay thông qua hợp đồng uỷ quyền. Ở bài viết này, Luật Ánh Ngọc sẽ gửi tới các bạn thông tin chi tiết về hợp đồng uỷ quyền, cách thức và lợi ích của việc uỷ quyền.

1. Hợp đồng uỷ quyền là gì?

Căn cứ theo Điều 562 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận của các bên. Theo đó, bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền và bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật quy định.

Do đó, có thể hiểu hợp đồng uỷ quyền là văn bản mà các bên dùng để thoả thuận về việc một bên sẽ thực hiện công việc thay cho bên còn lại và được nhân danh bên còn lại để thực hiện công việc. Việc có một hợp đồng ủy quyền chặt chẽ sẽ ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên nên có thể hạn chế được xung đột và tranh chấp liên quan đến đại diện theo ủy quyền. Các bên có thể thoả thuận trả thù lao cho việc này hoặc không.

Ngoài việc ký kết hợp đồng uỷ quyền, các bên cũng có thể lựa chọn việc thực hiện công việc không có ủy quyền. Tuy nhiên, hình thức này tiềm ẩn nhiều rủi ro và hậu quả khó lường do không có bất cứ ràng buộc pháp lý nào giữa người có công việc và người thực hiện công việc. 

 

Hợp đồng ủy quyền là gì
Hợp đồng ủy quyền là gì?

2. Đặc điểm hợp đồng uỷ quyền

2.1. Chủ thể hợp đồng uỷ quyền

Theo Điều 134 Bộ Luật Dân sự 2015 thì bên được uỷ quyền có thể là pháp nhân hoặc cá nhân. Hợp đồng uỷ quyền được xác lập và ký bởi bên được uỷ quyền và bên uỷ quyền. Các bên sẽ thoả thuận về việc bên được uỷ quyền thực hiện các công việc nào đó của bên uỷ quyền. Khi đó bên được uỷ quyền có thể nhân danh và lợi ích hợp pháp của bên uỷ quyền thực hiện một số hành vi nhất định làm phát sinh hậu quả pháp lý.   

2.2. Đối tượng của hợp đồng uỷ quyền

Đối tượng của hợp đồng uỷ quyền là công việc có thể thực hiện và pháp luật không cấm. Người được uỷ quyền thực hiện các công việc trong phạm vi uỷ quyền, nội dung đã thoả thuận. Sau khi hoàn thành công việc được uỷ quyền, nếu do pháp luật quy định hoặc các bên thoả thuận thì bên uỷ quyền có nghĩa vụ thanh toán thù lao cho bên được uỷ quyền. Trong trường hợp nếu người được uỷ quyền thục hiện không đúng nội dung trong hợp đồng uỷ quyền thì phải bồi thường thiệt hại xảy ra khi vi phạm nghĩa vụ.

 

Đối tượng hợp đồng ủy quyền
Đối tượng hợp đồng ủy quyền

 

2.3. Thời hạn uỷ quyền

Khi giao kết hợp đồng uỷ quyền, các bên thường thoả thuận rõ thời gian thực hiện hoặc do pháp luật quy định. Trong trường hợp không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực là 01 năm kể từ ngày xác lập uỷ quyền. (Theo Điều 563 Bộ Luật Dân sự năm 2015).

 

Thời hạn hợp đồng ủy quyền
Thời hạn hợp đồng ủy quyền

3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền

Căn cứ theo Điều 569 Bộ Luật Dân sự năm 2015, các bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền trong trường hợp như sau:

  • Trường hợp uỷ quyền có thù lao

 

Đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền có thù lao
Đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền có thù lao

 

  • Trường hợp uỷ quyền không có thù lao

 

Đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền không có thù lao
Đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền không có thù lao

4. Trường hợp không được giao kết hợp đồng uỷ quyền

  • Đăng ký kết hôn

Căn cứ theo Điều 18 Luật Hộ tịch năm 2014 thì hai bên nam nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký. Như vậy với trường hợp này thì hai bên kết hôn nam nữ phải có mặt để đăng ký kết hôn nên không thể giao kết hợp đồng uỷ quyền với người khác để thực hiện thủ tục.

  • Ly hôn

Đối với việc ly hôn thì đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trong trường hợp cha, mẹ, người thân thích yêu cầu toà án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình thì họ được coi là người đại diện.

  • Đăng ký nhận cha, mẹ, con

Tại Điều 25 Luật Hộ tịch năm 2015 quy định về thù tục đăng ký nhận cha, mẹ, con thì người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ hoặc con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

  • Công chứng di chúc

Khoản 1 Điều 56 Luật Công chứng năm 2014 quy định trường hợp công chứng di chúc thì người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc và không được giao kết hợp đồng uỷ quyền với người khác.

  • Người được uỷ quyền có quyền và lợi ích hợp pháp đối lập người uỷ quyền

Theo Khoản 1 Điều 87 Luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

- Nếu người được uỷ quyền là đương sự trong cùng một vụ việc với người đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện thì không được làm người đại diện.

- Nếu người được uỷ quyền là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.

Do đó, nếu người được uỷ quyền có quyền và lợi ích hợp pháp đối lập với người được uỷ quyền thì không thể thực hiện giao kết hợp đồng uỷ quyền.

  • Yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2

Theo Khoản 2 Điều 46 Luật lý lịch tư pháp năm 2009 quy định về Phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì trường hợp cá nhân yêu cầu Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không ký hợp đồng uỷ quyền với người khác để làm thủ tục.

 

Trường hợp không được uỷ quyền
Trường hợp không được uỷ quyền

Trên đây là những tư vấn của Luật Ánh Ngọc về Phân tích hợp đồng ủy quyền: Cách thức và lợi ích của việc ủy quyền. Để biết thêm thông tin cụ thể ngoài bài viết nay, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Có thể bạn quan tâm: Khi nào thì bị truy cứu trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng mượn tài sản?

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.