1. Thế nào là công ty phát hành sách?
Theo Khoản 3 Điều 4 VBHN số 28/VBHN-VPQH về Luật Xuất bản, có thể hiểu phát hành sách là việc thông qua một hoặc nhiều hình thức mua, bán, phân phát, tặng, cho, cho thuê, cho mượn, xuất khẩu, nhập khẩu, hội chợ, triển lãm để đưa xuất bản phẩm đến người sử dụng.
Như vậy, công ty phát hành sách là đơn vị chuyên nghiệp thực hiện các nghiệp vụ để đưa sách từ nhà xuất bản đến tay người đọc thông qua các kênh và hình thức khác nhau.
Hiện nay, việc thành lập công ty phát hành sách ngày càng được nhiều người quan tâm xuất phát từ tiềm năng to lớn của ngành này:
- Nhu cầu đọc sách cao: Dù có sự cạnh tranh từ các hình thức giải trí khác, sách vẫn là nguồn tri thức, văn hóa quan trọng và có một lượng độc giả trung thành.
- Lợi nhuận tiềm năng: Với thị trường rộng lớn và đa dạng hình thức, kinh doanh phát hành sách có thể mang lại lợi nhuận đáng kể nếu có chiến lược tốt.
- Sự phát triển mạnh mẽ của kênh online: Các sàn thương mại điện tử, website bán sách trực tuyến, mạng xã hội tạo ra cơ hội tiếp cận độc giả rộng lớn hơn, đặc biệt là giới trẻ.
Tóm lại, lĩnh vực phát hành sách phát triển kéo theo sự quan tâm của nhiều chủ thể trong xã hội tới việc thành lập công ty phát hành sách.
2. Điều kiện thành lập công ty phát hành sách

Căn cứ Khoản 3 Điều 36 VBHN số 28/VBHN-VPQH về Luật Xuất bản và Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty phát hành sách có thể thành lập và hoạt động nếu đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
(a); Chủ thể thành lập: Pháp luật hiện hành quy định người đứng đầu cơ sở phát hành phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Thường trú tại Việt Nam.
- Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về phát hành xuất bản phẩm do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành phát hành xuất bản phẩm cấp.
(b); Trụ sở kinh doanh: Theo Điều 36 VBHN số 28/VBHN-VPQH thì trụ sở chính của doanh nghiệp phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam và doanh nghiệp phải có quyền sử dụng hợp pháp với địa điểm đặt trụ sở chính thông qua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê mướn địa điểm đó.
(c); Vốn điều lệ: phát hành sách không đặt ra mức vốn pháp định do vậy việc để vốn điều lệ bao nhiêu phụ thuộc vào quy mô và nhu cầu kinh doanh của chính doanh nghiệp.
(d); Tên doanh nghiệp: tên của công ty phát hành sách phải bao gồm 2 bộ phận: loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Đồng thời, tên đặt cho công ty không được trùng, gây nhầm lẫn với tên công ty đã thành lập trước đó hoặc gây nhầm lẫn về ngành nghề hoạt động của công ty.
Ví dụ: Công ty hoạt động trong lĩnh vực phát hành sách không thể đặt tên là công ty vệ sĩ A.
3. Các bước cần thực hiện để thành lập công ty phát hành sách

Theo VBHN số 28/VBHN-VPQH về Luật Xuất bản và Thông tư 01/2020/TT-BTTTT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 23/2023/TT-BTTTT, để thành lập công ty phát hành sách và có thể hoạt động trong ngành nghề này, chủ thể có nhu cầu cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty
Theo Điều 21 Luật doanh nghiệp 2020 và Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, chủ thể có nhu cầu thành lập công ty phát hành sách nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc trực tuyến tới Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính.
Bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo Phụ lục I-2 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
- Điều lệ công ty phát hành sách.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp là đại diện theo ủy quyền thì ngoài bản sao giấy tờ pháp lý còn cần văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu công ty (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước).
Bước 2: Trả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày kể từ khi nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước ra thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ, trong đó nêu rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
Bước 3: Đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm
Theo Điều 37 VBHN số 28/VBHN-VPQH thì trước khi hoạt động, doanh nghiệp phải đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản. Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực này bao gồm:
- Bộ Thông tin và Truyền thông: với doanh nghiệp có trụ sở chính và chi nhánh tại hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: với doanh nghiệp có trụ sở chính và chi nhánh tại cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đồng thời, Thông tư 01/2020/TT-BTTTT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 23/2023/TT-BTTTT quy định về hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký hoạt động phát hành sách như sau:
- Đơn đề nghị đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm theo Mẫu số 35 Thông tư này.
- Bản sao giấy tờ sở hữu trụ sở hoặc hợp đồng thuê, mượn trụ sở để làm địa điểm kinh doanh.
- Bản sao giấy tờ chứng minh được phép thường trú tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người đứng đầu cơ sở phát hành có quốc tịch nước ngoài.
- Bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về phát hành xuất bản phẩm của người đứng đầu cơ sở phát hành do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành phát hành xuất bản phẩm cấp.
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở phải cấp giấy xác nhận đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm. Trường hợp không cấp giấy xác nhận đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
4. Những lưu ý khi thành lập công ty phát hành sách
Để việc thành lập công ty phát hành sách hợp pháp và hoạt động kinh doanh trơn tru, doanh nghiệp cần quan tâm tới một số vấn đề sau:
4.1. Mã ngành đăng ký kinh doanh
Đây là một yếu tố quan trọng quyết định công ty có được hoạt động trong lĩnh vực phát hành sách không. Theo đó, công ty chỉ được tiến hành hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề mà mình đã đăng ký.
Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì để thực hiện hoạt động phát hành sách, công ty cần đăng ký mã ngành sau:
- 5811: Xuất bản sách. Gồm:Xuất bản sách trực tuyến; Xuất bản sách khác.
- 5819: Hoạt động xuất bản khác.
- 5813: Xuất bản báo, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ.
- 4761: Bán lẻ sách báo, tạp chí, văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh.
- 4649: Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình. Chi tiết: Bán buôn sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm.
>>>> Xem thêm bài viết: Thành lập công ty về giáo dục
4.2. Một số loại thuế công ty phát hành sách cần quan tâm
Sau khi thành lập, công ty phát hành sách cần chú ý đến 3 loại thuế chính:
- Thuế môn bài: Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và khoản 1 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC thì mức nộp thuế môn bài căn cứ theo mức vốn điều lệ của doanh nghiệp: 3.000.000/ năm nếu vốn điều lệ từ trên 10 tỷ và 2.000.000/ năm nếu vốn điều lệ dưới 10 tỷ.
- Thuế giá trị gia tăng: Đây là loại thuế gián thu đánh vào phần giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Đây là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của doanh nghiệp trong năm tài chính.
5. Dịch vụ thành lập công ty phát hành sách của Luật Ánh Ngọc
Với mong muốn cung cấp những giải pháp pháp lý phù hợp cho khách hàng, Luật Ánh Ngọc cung cấp dịch vụ thành lập công ty phát hành sách với những ưu điểm sau:
- Tư vấn chuyên sâu và toàn diện: Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của Luật Ánh Ngọc am hiểu sâu sắc các quy định pháp luật liên quan đến phát hành sách sẽ rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí cho quý khách hàng.
- Tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa nguồn lực: Luật Ánh Ngọc cam kết cung cấp dịch vụ với mức chi phí hợp lý, cạnh tranh và minh bạch.
- Hỗ trợ pháp lý toàn diện sau thành lập: Không chỉ dừng lại ở việc thành lập công ty, Luật Ánh Ngọc còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ pháp lý sau thành lập như tư vấn về hợp đồng, sở hữu trí tuệ….
- Tận tâm và trách nhiệm: Luật Ánh Ngọc tự hào sở hữu đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn cao, tận tâm với công việc và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.
Với những ưu điểm trên, Luật Ánh Ngọc là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý đáng tin cậy của nhiều khách hàng trên toàn quốc.
6. Câu hỏi thường gặp
Thành lập công ty phát hành sách phải nộp những khoản phí, lệ phí nào?
Theo Thông tư 47/2019/TT – BTC, để thành lập công ty phát hành sách cần nộp các khoản phí, lệ phí sau:
- Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 đồng/lần (trừ nộp trực tuyến).
- Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/lần.
Thời gian trung bình để công ty phát hành sách được thành lập và đi vào hoạt động?
Để công ty phát hành sách thực sự đi vào hoạt động thường mất khoảng 01 - 02 tháng, thời gian có thể kéo dài hơn tùy vào hồ sơ mà chủ thể chuẩn bị.
Phát hành sách khi không đăng ký với Nhà nước có được không?
Không. Theo Khoản 3 Điều 29 VBHN số 07/VBHN-BTTTT, nếu hoạt động phát hành xuất bản phẩm nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm hoặc không bảo đảm đủ điều kiện hoạt động đối với cơ sở phát hành thì có thể bị phạt từ 10 - 15 triệu đồng.
Như vậy, qua bài viết về thành lập công ty phát hành sách, chúng tôi hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của quý khách hàng. Nếu có thắc mắc cần giải quyết hãy liên hệ ngay với Luật Ánh Ngọc để được tư vấn miễn phí!