1. Công ty logistics là gì?
Công ty logistics được hiểu là công ty cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận chuyển, lưu kho, lên kế hoạch cụ thể nhằm quản lý hàng hóa, từ khâu sản xuất đến khi hàng hóa đến điểm tiêu thụ.
Các dịch vụ logistics bao gồm: vận chuyển hàng hóa, lưu kho, đóng gói, dán mã hiệu đơn hàng, khai thuế hải quan và một số công việc được thỏa thuận với khách hàng thuộc theo quy định.
>> Xem thêm bài viết: Thành lập Công ty trọn gói tại Việt Nam
2. Điều kiện thành lập công ty Logistics

Theo quy định của pháp luật, để thành lập công ty logistics, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Điều kiện về vốn: Đáp ứng về mức vốn tối thiểu (tùy thuộc vào loại hình dịch vụ logistics, mức vốn tối thiểu có thể khác nhau);
- Điều kiện về ngành nghề kinh doanh: Đăng ký đúng mã ngành nghề liên quan đến logistics theo quy định của pháp luật, cụ thể tại Điều 4 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP:
- Phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định đối với loại dịch vụ tương ứng;
- Đáp ứng quy định về thương mại điện tử (áp dụng với thương nhân kinh doanh một phần hoặc toàn bộ hoạt động logistics);
- Điều kiện về nhà đầu tư: Phải là người có đủ năng lực hành vi dân sự (cá nhân) và có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (tổ chức);
- Điều kiện về địa điểm kinh doanh: Có trụ sở chính hợp pháp tại Việt Nam.
Lưu ý: Xem quy định chi tiết tại Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-Cp về Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
>> Xem thêm bài viết tại: Thủ tục thành lập công ty logistics 100 vốn nước ngoài mới nhất
3. Mã ngành nghề kinh doanh Logistics bao gồm?
Các mã ngành nghề liên quan đến logistics được quy định tại Phụ lục Quyết định 27/2018/QD-TTg, bao gồm:
Ngành nghề |
Mã ngành |
Dịch vụ đóng gói |
8292 |
Kho bãi và lưu giữ hàng hóa |
5210 |
Kiểm tra và phân tích kỹ thuật |
7120 |
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải |
5229 |
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy |
5222 |
Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương |
5012 |
Bốc xếp hàng hóa |
5224 |
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ |
4933 |
Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa |
5022 |
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp |
4653 |
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác |
4659 |
Cho thuê xe có động cơ |
7710 |
4. Thủ tục thành lập công ty Logistics
4.1. Đối với công ty Logistics trong nước
Việc thành lập công ty logistics có 100% vốn trong nước bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên/cổ đông;
- CCCD/ Hộ chiếu còn hiệu lực (Bản sao hợp lệ đối với cá nhân);
- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản sao hợp lệ đối với tổ chức);
- Các giấy tờ pháp lý có liên quan (Quyết định về việc góp vốn, Giấy ủy quyền).
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Nộp trực tiếp;
- Nộp qua đường bưu điện;
- Nộp trực tuyến (Online) qua Cổng Thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.
- Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (03 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được duyệt);
>> Bạn có thể xem thời gian trả kết quả trên Hệ thống Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.
- Bước 4: Thực hiện công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
- Bước 5: Khắc dấu công ty và thông báo mẫu dấu với cơ quan quản lý;
- Bước 6: Đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế.
4.2. Đối Với Công Ty Logistics Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Trường hợp thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì quy trình thành lập tương tự như trong nước.
Tuy nhiên, việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần thực hiện thêm các bước sau:
- Xin giấy phép đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền.
- Đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ góp vốn và ngành nghề kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư 2020.
5. Sau khi thành lập công ty Logistics, doanh nghiệp cần làm gì?
Sau khi thành lập công ty logistics, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục dưới đây:
- Mở tài khoản ngân hàng cho công ty và thông báo số tài khoản với cơ quan thuế;
- Đăng ký chữ ký số để thực hiện các giao dịch điện tử với cơ quan thuế và hải quan;
- Thực hiện kê khai và nộp thuế theo quy định:
- Thuế môn bài: Nộp trong 30 ngày kể từ ngày thành lập công ty;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Thuế giá trị gia tăng.
- Đăng ký bảo hiểm xã hội cho người lao động;
- Xin giấy phép con (Nếu công ty hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù).
6. Lệ phí thành lập công ty Logistics
Các khoản lệ phí khi thành lập công ty logistics bao gồm:
- Lệ phí đăng ký kinh doanh:
- Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh: 100.000 đồng;
- Nộp trực tuyến: Miễn lệ phí (Thông tư 47/2019/TT-BTC).
- Chi phí dịch vụ khác như:
- Khắc con dấu;
- Đăng ký/ mua chữ ký số;
- Chi phí khác: Phí dịch vụ tư vấn, phí in ấn,....
7. Thời gian thành lập công ty Logistics
Thời gian thành lập công ty logistics thường khoảng 02 tháng làm việc, tùy thuộc vào việc hoàn thiện hồ sơ và quy trình xử lý của cơ quan chức năng. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thời gian có thể được rút ngắn, trong đó:
- Công ty có vốn đầu tư trong nước: Thời gian đăng ký từ 3 - 7 ngày làm việc;
- Công ty có vốn đầu tư nước ngoài: Thời gian đăng ký từ 15 đến 60 ngày làm việc (Xin Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy phép kinh doanh).
Việc tuân thủ đúng quy trình và thủ tục sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tránh được các rủi ro pháp lý. Nếu cần hỗ trợ, hãy liên hệ với Luật Ánh Ngọc để được hướng dẫn chi tiết.