Đánh người gây thương tích


Đánh người gây thương tích

Với hành vi đánh người gây thương tích có thể bị xử phạt hành chính đến 8.000.000 đồng, truy cứu trách nhiệm hình sự đến 03 năm tùy theo hành vi vi phạm và đối tượng thực hiện. Vậy đánh người gây thương tích theo quy định hiện nay sẽ bao gồm những quy định nào? Chi tiết mức xử phạt ra sao? Hãy cùng tìm hiểu bài đọc dưới đây:

1. Đánh người gây thương tích 

1.1. Thế nào là đánh người gây thương tích?

Pháp luật hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về định nghĩa đánh người gây thương tích.

Tuy nhiên có thể hiểu đánh người gây thương tích là hành vi cố ý dùng vũ lực xâm phạm thân thể, gây tổn hại cho sức khỏe người khác. Đây là hành vi được thực hiện có chủ đích bởi các cá nhận hoặc nhóm người. 

1.2. Biểu hiện của hành vi đánh nhau gây thương tích

Các hành vi đánh nhau gây thương tích thường có một vài biểu hiện đặc trưng, cụ thể:

  • Dùng vũ lực đe dọa hoặc cử chỉ thiếu văn hóa, xúc phạm đến thân thể của người khác;
  • Dùng vũ lực tấn công xâm phạm thân thế của người khác;
  • Tụ tập và tham gia vào một cuộc ẩu đả, đánh nhau gây nên thương tích, sức khỏe của người khác;
  • Dùng vũ lực tấn công người khác gây tổn thương đến sức khở người khác. 

Khi có hành vi đánh nhau gây thương tích với những biểu hiện trên không chỉ làm mất đi sự yên bình, trật tự mà còn đe dọa trực tiếp đến sự an toàn và tính mạng của mọi người. Để duy trì trật tự công cộng và đảm bảo an toàn xã hội, việc ngăn chặn và xử lý những hành vi này là cực kỳ quan trọng hành vi gây rối trật tự công cộng.

Minh họa về hành vi đánh nhau gây thương tích
Minh họa 

2. Phạt đối với hành vi đánh người gây thương tích

Với những hành vi đánh người gây thương tích, tùy vào mức độ thương tích và tổn hại đến sức khỏe và tính mạng của người bị hại, cá nhân khi thực hiện hành vi này sẽ phải chịu trách nhiệm (bị phạt tiền hoặc phạt tù).

2.1. Truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đánh người gây thương tích 

Căn cứ tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì hành vi đánh người gây thương tích có quy định về các hành vi được áp dụng cụ thể khung hình phạt như sau:

Hành vi Khung hình phạt

Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

(1) Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

(2) Tỷ lệ thương tật dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
  • Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
  • Có tổ chức. Là trường hợp có từ 2 người trở lên cố ý cùng thực hiện hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, có sự cấu kết chặt chẽ và phân công giữa những người cùng thực hiện tội phạm với nhau;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Tức là, người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không phải trong lúc đang thi hành công vụ;
  • Đang trong thời gian chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù mà thực hiện đánh người khác gây thương tích.
  • Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê. Ở trường hợp này gồm có 2 hành vi sau:
    • Trường hợp 1 người trả cho người khác 1 khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác để họ gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người mà mình muốn gây thương tích;
    • Trường hợp người trực tiếp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác vì nhận được lợi ích nào đó chính là người gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê. Do vậy, người thuê và người được thuê đều phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
  • Có tính chất côn đồ. Tức là, người phạm tội có thái độ coi thường pháp luật (chống đối người thi hành công vụ, biết hành vi của mình là sai trái pháp luật nhưng vẫn làm,...) hành động hung hăng, ngang tàn, bất chấp sự ngăn cản từ người khác, cố tình gây sự để phạm tội;
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Phạt (06 tháng - 03 năm) hoặc cải tạo không giam giữ (đến 03 năm)

 

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 
    • Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% - 60%;
    • Tỷ lệ tổn thương cơ thể mỗi người từ 11% - 30% (được áp dụng đối với 02 người trở lên);
    • Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% - 30% (thuộc các trường hợp áp dụng với tỷ lệ thương cơ thể dưới 11%).
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.
Phạt (02 năm - 06 năm)

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

  • Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên (không thuộc trường hợp gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác)
  • Tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% - 60% (được áp dụng đối với 02 người trở lên);
  • Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% (thuộc các trường hợp áp dụng với tỷ lệ thương cơ thể dưới 11%);
  • Tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% - 30% (được áp dụng đối với 02 người trở lên và thuộc các trường hợp áp dụng với tỷ lệ thương cơ thể dưới 11%)
Phạt (05 năm - 10 năm)
  • Làm chết người;
  • Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
    • Tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 61% trở lên (được áp dụng đối với 02 người trở lên);
    • Tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên (thuộc các trường hợp áp dụng với tỷ lệ thương cơ thể dưới 11%);
    • Tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% - 60% (được áp dụng đối với 02 người trở lên và thuộc các trường hợp áp dụng với tỷ lệ thương cơ thể dưới 11%). 
Phạt (07 năm - 14 năm)
  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên (được áp dụng đối với 02 người trở lên và thuộc các trường hợp áp dụng với tỷ lệ thương cơ thể dưới 11%).
Phạt (12 năm đến 20 năm) hoặc chung thân

Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác với hành vi

  • Chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm;
  • Thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm.
Phạt cải tạo không giam giữ (đến 02 năm) hoặc phạt tù (03 tháng - 02 năm)

Như vậy, với hành vi đánh người gây thương tích với mức độ thương tích khác nhau theo quy định của BLHS 2015 thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

2.2. Phạt hành chính đối với hành vi đánh người gây thương tích

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 và (điểm b khoản 3, điểm b khoản 4, điểm a khoản 5) Điều 7 khoản Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu hành vi đánh người khác mà chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự do không đủ dấu hiệu để khởi tố vụ án hình sự thì trong trường hợp tỷ lệ thương tật đó dưới 11% thì cá nhân thực hiện hành vi đánh người sẽ bị xử phạt hành chính hành vi đánh người với mức tiền phạt như sau: 

Đối tượng  
Cá nhân
Hành vi Mức tiền phạt Hình phạt bổ sung Biện pháp khắc phục hậu quả
  • Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe người khác;
  • Xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
2.000.000 - 3.000.000    
  • Các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ (hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương) mang theo bên trong người hoặc tàng trữ, cất giấu; 
  • Đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích cố ý gây thương tích cho người khác
3.000.000 - 5.000.000 Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm  
  • Cố ý gây thương tích; 
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
5.000.000 - 8.000.000 Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm
Tổ chức Tổ chức mà có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân

3. Giải đáp thắc mắc

3.1. Đánh người gây thương tích trong trạng thái tinh thần đang bị kích động mạnh thì có bị phạt tù không? 

Căn cứ Điều 135 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định khi trong tình trạng tinh thần đang bị kích động mạnh mà thực hiện hành vi đánh người gây thương tích thì sẽ bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm (tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%);
  • Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (gây tổn thương hoặc tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên hoặc gây chết người).

Như vậy, trong trạng thái tinh thần đang bị kích động mạch mà thực hiện hành vi đánh người gây thương tích sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (đối với người bị hại từ 02 người trở lên).

3.2. Đánh người gây thương tích khi đang chống người thi hành công vụ thì sẽ bị phạt tù? 

Dựa vào quy định về các trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% thì đối với những người có hành vi đánh người gây thương tích (có tính chất côn đồ) thì sẽ phạt tù với hình phạt cao nhất là 8 năm tù. 

Dẫn đến đối với những người có hành vi đánh người gây thương tích để chống người thi hành công vụ sẽ bị phạt tù lên đến 08 năm. 

4. Ví dụ minh họa

Bản án số: 02/2018/HSST ngày 24/01/2019 của Tòa án nhân dân huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

Nội dung vụ án: 

Khoảng 19 giờ ngày 03/7/2018 Vi Văn T thấy Đỗ Văn Q và anh Đỗ Xuân H (là anh rể T) đang cãi nhau trước cửa quầy. Thấy vậy, T và mọi người can ngăn thì Q và H không cãi nhau nhưng Q quay lại chửi T. Đến khoảng 21 giờ cùng ngày, Vi Văn T điều khiển xe đến quán nhà anh Đỗ Văn K để mua thẻ điện thoại. Đỗ Văn Q đi ra bóp cổ T hai lần nhưng đều được mọi người can ngăn.

Sau khi được can ngăn, T đi về phía nhà anh H còn Q tiếp tục chửi bới rồi đi vào quán nhà anh K ngồi. Lúc này T đến nhà anh Đỗ Xuân H (cách đó khoảng 15m) lấy 01 thanh sắt mục đích quay lại đánh anh Q cho bõ tức. Khi tiến vào quán nhà K, T dùng gậy sắt tấn công Q khoảng 5 – 6 cái (có cái trúng vào người, vào đầu, vào lưng Q), thấy Q chảy máu, T không đánh Q nữa mà mang thanh sắt bỏ đi. Hậu quả tỷ lệ phần trăm thương tích của anh Đỗ Văn Q là 61%.

Kết quả xét xử

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 135; điểm b, i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 và Điều 65 của Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017): Phạt Vi Văn T 01 (một) năm tù về tội “Đánh người gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”, nhưng cho bị cáo Vi Văn T được hưởng án treo. Thời gian thử thách 02 (hai) năm, thời hạn thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

Trên đây là những nội dung liên quan đến vấn đề đánh người gây thương tích mà Luật Ánh Ngọc gửi đến khách hàng. Quý khách hàng cần tư vấn hay hỗ trợ hãy liên hệ Luật Ánh Ngọc một cách nhanh chóng thuận tiện.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.