1. Mẫu Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
Mẫu văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là một văn bản pháp lý được công nhận bởi cơ quan có thẩm quyền đối với người chia thừa kế và người được nhận thừa kế với nhau.
Mẫu văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được điều chỉnh và tuân thủ theo những quy định tại Luật Dân sự cùng các văn bản pháp lý có liên quan. Để giúp quý khách hình dung được nội dung và cách thức của văn bản thỏa thuận phân chia di sản, tác giả đã đưa ra một mẫu văn bản thỏa thuận phân chia di sản cụ thể.
Để xem chi tiết và tải về mẫu văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, click vào link sau để tải về: Mẫu văn bản thỏa thuận phân chia di sản
2. Hướng dẫn soạn thảo mẫu Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
Với mẫu văn bản thỏa thuận phân chia di sản ở trên, Luật Ánh Ngọc xin gửi đến một bản mẫu điền đầy đủ chi tiết nhằm hướng dẫn khi soạn thảo mẫu văn bản thỏa thuận phân chia di sản đến khách hàng. Hy vọng sẽ giúp khách hàng trong việc soạn thảo mẫu văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được thuận tiện, dễ hiểu và nhanh chóng.
3. Lưu ý về văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế chỉ có hiệu lực pháp lý khi được công chứng đúng pháp luật. Do đó, các bên thỏa thuận phải thực hiện thủ tục này tại Văn phòng công chứng hoặc tại Phòng tư pháp cấp huyện.
Dẫn đến để được công chứng thành công ngay lần đầu tiên thì người có yêu cầu cần chuẩn bị các giấy tờ pháp lý đúng theo quy định. Cụ thể bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- 03 bản Dự thảo văn bản thỏa thuận phân chia di sản;
- Bản sao giấy tờ tùy thân của người được hưởng di sản;
- Bản sao Giấy chứng tử của người để lại di sản;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản (Giấy tờ chứng minh quan hệ cha mẹ với con (Giấy khai sinh, quyết định nhận con nuôi, quyết định công nhận cha, mẹ, con, hộ khẩu;...Giấy chứng nhận kết hôn);
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế mà pháp luật quy định phải có.
- Cam đoan và chịu trách nhiệm về việc không bỏ sót người thừa kế theo pháp luật trừ trường hợp không thể biết còn có người khác được hưởng thừa kế theo pháp luật;
- Bản di chúc hợp pháp (nếu có);
- Giấy thỏa thuận phân chia, nhường quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản thừa kế của các đồng thừa kế khác (nếu có).
Xem thêm bài viết: Ủy ban nhân dân xã có công chứng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế?
4. Một vài quy định chung về mẫu văn bản thỏa thuận di sản
Theo quy định Điều 659 Bộ luật Dân sự năm 2015, văn bản thỏa thuận phân chia di sản được lập trong trường hợp người để lại di sản chết không để lại di chúc hoặc di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người được thừa kế.
Sự thỏa thuận giữa các bên mà không có sự tham gia của cơ quan tài phán thể hiện sự tôn trọng, tự do ý chí của các đồng thừa kế, từ đó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Từ định nghĩa trên có thể suy ra, văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có những đặc điểm sau:
Đặc điểm | Cụ thể đặc điểm |
Là một giao dịch dân sự | |
Chủ thể của văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là người được thừa kế |
|
Đối tượng của văn bản thỏa thuận phân chia di sản là tài sản của người chết |
|
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế bao gồm các nội dung chính sau |
|
Các đồng thừa kế có thể tự thỏa thuận phân chia phần di sản thừa kế theo nhiều cách thức và hình thức |
|
Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế có giá trị pháp lý là chứng cứ khi phát sinh tranh chấp và là căn cứ pháp lý để thực hiện việc phân chia di sản thừa kế | |
Hình thức văn bản thỏa thuận phân chia thừa kế phải được lập thành văn bản và được công chứng, chứng thực. |
5. Một số câu hỏi thường gặp
5.1. Trong trường hợp phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì văn bản thỏa thuận phân chia di sản còn hiệu lực không? Cách thức xử lý?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 622 Bộ luật Dân sự, trong trường hợp này sẽ không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật mà những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Như vậy, văn bản thỏa thuận phân chia di sản vẫn có thể có hiệu lực.
5.2. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế vô hiệu khi nào?
- Các bên vi phạm nguyên tắc về giao kết thỏa thuận;
- Người thừa kế hưởng quyền nhưng không thực hiện nghĩa vụ như thỏa thuận dẫn đến phát sinh tranh chấp;
- Việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế không đúng, không đủ người thừa kế cũng như người tham gia thỏa thuận phân chia di sản;
- Vi phạm các quy định của pháp luật về việc đại diện và vì lợi ích của người chưa thành niên, của người được giám hộ;
- Người được ủy quyền vượt quá phạm vi ủy quyền và vi phạm lợi ích của người ủy quyền;
- Vi phạm quyền của người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc;
- Xác định không đúng, không đủ khối tài sản chia và phần được chia của mỗi đồng thừa kế;
- Thỏa thuận phân chia vượt quá phần tài sản có quyền thỏa thuận phân chia.
Trên đây là một số thông tin của Luật Ánh Ngọc về những quy định liên quan đến việc soạn thảo mẫu văn bản bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế. Hy vọng với những thông tin đã được cung cấp sẽ giúp khách hàng có thể định hướng, chuẩn bị các giấy tờ pháp lý cần thiết.