Nội dung giấy phép kinh doanh homestay


Nội dung giấy phép kinh doanh homestay

Mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh homestay đều phải đăng ký và xin cấp giấy phép kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi được cấp giấy phép, cơ sở kinh doanh mới được tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, nội dung của giấy phép phải đáp ứng được quy định của pháp luật thì giấy phép đó mới có hiệu lực sử dụng.

Vậy một giấy phép kinh doanh homestay bao gồm những nội dung chủ yếu nào? Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của Luật Ánh Ngọc để biết thêm thông tin chi tiết.

1. Thế nào là giấy phép kinh doanh homsetay?

Để kinh doanh homestay một cách hợp pháp, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh homestay theo quy định của pháp luật. 

Theo quy định hiện hành, có thể hiểu giấy phép kinh doanh homestay là văn bản pháp lý được cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cho phép và bảo vệ hoạt động kinh doanh homestay của họ. Giấy phép này xác nhận homestay đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định. 

2. Giấy phép kinh doanh homestay gồm những nội dung gì?

 

Nội dung giấy phép kinh doanh homestay
Một giấy phép kinh doanh homestay bao gồm các nội dung chủ yếu sau

Một giấy phép kinh doanh homestay bao gồm các nội dung chủ yếu sau

- Tên cơ sở kinh doanh: Tên cơ sở kinh doanh hometsay phải được thể hiện dưới dạng bằng tiếng Việt, kèm theo tên bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt của homestay. Tên cơ sở kinh doanh phải được sử dụng đúng theo tên của doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Địa chỉ trụ sở chính: Địa chỉ trụ sở chính là địa chỉ nơi đặt trụ sở chính của cơ sở kinh doanh homestay. Việc ghi địa chỉ này phải tuân theo nguyên tắc ghi đầy đủ và chính xác, bao gồm số nhà, đường phố, phường/xã, quận/huyện/thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương;

- Loại hình kinh doanh: Loại hình kinh doanh được xác định theo quy định của pháp luật doanh nghiệp. Đối với cơ sở kinh doanh homestay, loại hình kinh doanh được ghi là "kinh doanh dịch vụ lưu trú";

- Ngành, nghề kinh doanh: Ngành, nghề kinh doanh được xác định theo mã ngành, nghề mà cơ sở kinh doanh đăng ký kinh doanh. Đối với cơ sở kinh doanh homestay, mã ngành, nghề kinh doanh là 551- 5510: Dịch vụ lưu trú ngắn ngày. Cụ thể hơn là mã ngành 55102: Căn hộ kinh doanh lưu trú ngắn ngày;

- Điều kiện kinh doanh: Doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh homestay theo quy định của pháp luật;

- Hiệu lực của giấy phép: Hiệu lực của giấy phép kinh doanh homestay được ghi tên giấy giấy phép theo quy định của pháp luật;

- Ngoài các nội dung chính nêu trên, giấy phép kinh doanh homestay có thể có thêm các nội dung khác như:

+ Tên và địa chỉ của cơ quan cấp giấy phép;

+ Số, ngày, tháng, năm cấp giấy phép;

+ Ký hiệu, chức danh, họ tên của người ký giấy phép;

+ Thông tin xếp hạng sao của homestay trong trường hợp đã được chứng nhận xếp hạng sao theo quy định (nếu có đăng ký chứng nhận xếp hạng sao);

+ Thông tin về các dịch vụ kèm theo khác nếu homestay cung cấp các dịch vụ như đồ ăn, đồ uống, spa,...

Giấy phép kinh doanh homestay phải đảm bảo đáp ứng được các điều kiện nhất định và được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền mới có giá trị pháp lý. Giấy phép này được sử dụng để chứng minh cơ sở kinh doanh homestay đủ điều kiện về pháp lý để hoạt động kinh doanh.

3. Quy trình, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh homestay

Việc xin giấy phép kinh doanh homestay được thực hiện theo trình tự, thủ tục dưới đây:

- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh chuẩn bị 01 hồ sơ bao gồm các nội dung:

+ Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Bản khai lý lịch người đứng đầu theo pháp luật của cơ sở hoặc bản khai nhân sự;

+ Danh sách quản lý, nhân viên trong cơ sở kinh doanh homestay;

+ Biên bản xác nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy;

+ Sơ đồ hoạt động của homestay.

- Bước 2: Nộp hồ sơ

Chủ thể có yêu cầu nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh homestay nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng hình thức nộp trực tiếp, thông qua đường bưu điện hoặc trên cổng dịch vụ công của cơ quan đó (đối với loại hình doanh nghiệp). 

Theo quy định pháp luật, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh bao gồm:

+ Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính đối với doanh nghiệp;

+ Phòng tài chính và kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện đối với hộ kinh doanh;

Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì ghi phiếu biên nhận. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp, hộ kinh doanh sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hồ sơ.

Ngoài ra, khi nộp hồ sơ, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần đóng lệ phí theo quy định.

- Bước 3: Cấp giấy phép kinh doanh homestay

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp giấy phép kinh doanh homestay cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Trường hợp từ chối cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.

Lưu ý rằng, sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp, hộ cá nhân phải gửi hồ sơ đến chi cục thuế để hoàn thành thủ tục về thuế theo quy định.

4. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến giấy phép kinh doanh homestay?

 

Giải đáp thắc mắc
Giải đáp thắc mắc liên quan đến giấy phép kinh doanh homestay

4.1. Điều kiện xin giấy phép kinh doanh homestay?

Để được cấp giấy phép kinh doanh homestay, cần đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 49 Luật du lịch, theo đó:

- Có đăng ký kinh doanh homestay;

- Có địa điểm đăng ký kinh doanh homestay cố định, cụ thể, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành du lịch;

- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an ninh trật tự, an toàn phòng cháy, chữa cháy cũng như các quy định về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm;

- Đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất để phục vụ khách lưu trú: căn hộ homestay có trang thiết bị, dịch vụ cần thiết để khách có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.

4.2. Tại sao cần xin giấy phép kinh doanh homestay?

Việc có giấy phép kinh doanh homestay là điều kiện giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh đảm bảo việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời, đây là cơ sở để pháp luật bảo vệ các cơ sở kinh doanh homestay khi xảy ra các tranh chấp nhất định. 

Giấy phép kinh doanh homestay cũng là quy chuẩn đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm,... như một lời khẳng định uy tín và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng sử dụng dịch vụ tại cơ sở kinh doanh đó.

4.3. Có thể kinh doanh homestay mà không cần giấy phép kinh doanh không?

Kinh doanh homestay được xếp vào loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú. Theo đó, đây là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và phải xin giấy phép kinh doanh homestay trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. 

Nếu doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện kinh doanh khi chưa được cấp phép sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 7 Điều 10 Nghị định 45/2019/NĐ-CP và có thể bị xử phạt lên đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đối với tổ chức.

4.4. Giấy phép kinh doanh homestay có bị thu hồi không?

Có. Theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, giấy phép kinh doanh homestay có thể bị thu hồi trong các trường hợp có hành vi vi phạm quy định và điều kiện cấp giấy phép như: hồ sơ giả mạo, thành lập bởi tổ chức, cá nhân bị cấm, đã ngừng hoạt động trái quy định và không có báo cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền, hoặc do quyết định của Tòa án.

Khi có quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh homestay, chủ cơ sở kinh doanh phải ngừng hoạt động kinh doanh của mình theo đúng quy định.

4.5. Có thể sử dụng giấy phép kinh doanh homestay ở nhiều địa điểm khác nhau hay không?

Không. Việc cấp giấy phép kinh doanh homestay chỉ có hiệu lực tại địa điểm kinh doanh mà doanh nghiệp, hộ kinh doanh đăng ký. Trường hợp muốn kinh doanh ở địa điểm khác, doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải làm hồ sơ và xin cấp phép kinh doanh ở địa điểm đó. 

Việc đăng ký này được thực hiện theo trình tự, thủ tục cấp mới giấy phép kinh doanh homestay.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Ánh Ngọc về nội dung của giấy phép kinh doanh homestay. Nếu quý khách hàng còn vấn đề thắc mắc cần hỗ trợ hoặc có nhu cầu sử dụng các dịch vụ liên quan đến việc xin cấp/cấp lại/ sửa đổi, bổ sung giấy  phép kinh doanh homestay, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, tận tâm.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.