1. Căn cứ pháp lý
- Luật điện lực 2004;
- Nghị định 51/2020/NĐ-CP;
- Nghị định 137/2013/NĐ-CP.
2. Lưới điện hạ áp là gì?
Theo quy đinh pháp luật Việt Nam, lưới điện là hệ thống đường dây tải điện, máy biến áp và trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn điện. Lưới điện, theo mục đích sử dụng và quản lý vận hành, được phân biệt thành lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối.
Lưới điện bao gồm:
- Lưới hệ thống: nối các nhà máy điện với nhau và với các nút phụ tải khu vực. Ở Việt Nam lưới hệ thống do A0 quản lý, vận hành ở mức điện áp 500 kV.
- Lưới truyền tải: phần lưới từ trạm trung gian khu vực đến thanh cái cao áp cung cấp điện cho trạm trung gian địa phương. Thường từ 110-220 kV do A1, A2, A3 quản lý.
- Lưới phân phối: từ các trạm trung gian địa phương đến các trạm phụ tải (trạm phân phối). Lưới phân phối trung áp (6-35kV) do sở điện lực tỉnh quản lý và phân phối hạ áp (220-380V).
Lưới điện hạ áp là một hệ thống phân phối điện được sử dụng để cung cấp năng lượng điện từ nguồn điện cao áp đến các ngôi nhà, công ty, cơ sở sản xuất và các cơ sở tiêu dùng khác. Đây là một phần quan trọng của hệ thống điện trong hầu hết các khu vực dân cư và thương mại. Lưới điện hạ áp bao gồm một chuỗi các đường dây điện, biến áp và thiết bị phân phối nhằm chuyển đổi và giảm áp điện từ mức điện cao áp (chủ yếu là 110kV hoặc 220kV) thành mức điện an toàn và sử dụng được tại các địa điểm tiêu dùng (thường là 220V hoặc 380V). Lưới điện hạ áp bắt đầu từ các trạm biến áp cao áp, qua đó điện được truyền đến các trạm biến áp hạ áp, sau đó từ trạm biến áp hạ áp, nó được phân phối thông qua các đường dây điện ngầm hoặc trên không đến người dùng cuối cùng.
Lưới điện hạ áp là một hệ thống phân phối điện quan trọng để cung cấp năng lượng điện đảm bảo rằng các thiết bị gia dụng, hệ thống chiếu sáng và các thiết bị điện khác có thể hoạt động một cách an toàn và hiệu quả. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng điện ổn định, liên tục cho cuộc sống hàng ngày và hoạt động của các doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu sử dụng năng lượng tăng cao, lưới điện hạ áp đang trải qua sự tiến hóa để đáp ứng những yêu cầu mới. Các công nghệ mới như hệ thống điện thông minh (smart grid) được triển khai để cải thiện hiệu suất và quản lý mạng lưới điện. Hệ thống điện thông minh sử dụng công nghệ thông tin và viễn thông để giám sát và điều chỉnh thông tin về tiêu thụ năng lượng, từ đó tối ưu hóa việc phân phối và quản lý năng lượng.
3. Hồ sơ đăng ký cấp điện mới từ lười điện hạ áp gồm những gì?
Để cấp điện mới cho các hộ dân, cơ quan điện lực cần thu thập và xử lý một số thông tin trong hồ sơ đăng ký cấp điện mới từ lưới điện hạ áp. Hồ sơ này bao gồm những thông tin cơ bản về khách hàng và thông tin kỹ thuật về điện lực.
3.1. Các tài liệu chung cần có trong hồ sơ đăng ký cấp điện mới từ lưới điện hạ áp (Khách hàng mua điện sinh hoạt (01 pha, 03 pha)
Khách hàng có nhu cầu đăng ký cấp điện mới từ lưới điện hạ áp cần chuẩn bị hồ sơ gồm những tài liệu sau:
- Giấy đề nghị mua điện
- Giấy tờ tùy thân của cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp của tổ chức; là một trong những loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân; Giấy chứng minh công an nhân dân; Giấy chứng minh sỹ quan quân đội nhân dân; Thẻ căn cước công dân; Hộ chiếu hoặc Giấy xác nhận nhân thân của công an phường, xã (có ảnh đóng dấu giáp lai).
- Giấy tờ xác định chủ thể HĐMBĐ là một trong các loại giấy tờ có tên của Tổ chức/cá nhân tại địa điểm mua điện sau: Hộ khẩu thường trú; Sổ tạm trú; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà; Quyết định phân nhà; Hợp đồng mua bán nhà; Hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 01 năm trở lên và đồng ý của chủ sở hữu; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà/đất; Hợp đồng thuê địa điểm và đồng ý của chủ sở hữu; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; Giấy phép đầu tư; Quyết định thành lập đơn vị.
3.2. Các tài liệu riêng cần có trong hồ sơ đăng ký cấp điện mới từ lưới điện hạ áp đối với từng trường hợp
Ngoài những tài liêu chung trên, đối với mỗi trường hợp cụ thể, pháp luật quy định khách hàng đăng ký cấp điện mới từ lưới điện hạ áp cần chuẩn bị một số tài liệu khác như:
- Trường hợp khách hàng mua điện ngoài sinh hoạt (01 pha, 03 pha), có công suất lớn nhất < 40kW cần có thêm giấy tờ xác định mục đích sử dụng điện là một trong những loại giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Giấy phép đầu tư;
- Quyết định thành lập đơn vị;
- Biên bản khảo sát cấp điện của Điện lực/Công ty Điện lực;
- Thông tin của doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia tại địa chỉ http://www.dangkykinhdoanh.gov.vn
- Trường hợp khách hàng mua điện ngoài sinh hoạt (01 pha, 03 pha), có công suất lớn nhất ≥ 40kW cần chuẩn bị thêm:
- Giấy tờ xác định mục đích sử dụng điện là một trong những loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; Giấy phép đầu tư; Quyết định thành lập đơn vị; Biên bản khảo sát cấp điện của Điện lực/Công ty Điện lực; Thông tin của doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia tại địa chỉ http://www.dangkykinhdoanh.gov.vn.
- Bản đăng ký biểu đồ phụ tải. (Trường hợp khách hàng sản xuất, kinh doanh dịch vụ)
- Trường hợp khách hàng mua điện sinh hoạt (01 pha, 03 pha), sử dụng chung công tơ cần có:
- Sổ hộ khẩu/sổ tạm trú/xác nhận công an quản lý trên địa bàn của các hộ dùng chung
- Giấy ủy quyền có chữ ký của các hộ dùng chung
- Đối với khách hàng tách công tơ dùng chung cần chuẩn bị thêm giấy cam kết thanh toán hết nợ tiền điện với chủ HĐMBĐ đang dùng chung
4. Đăng ký cấp điện mới từ lười điện hạ áp bằng hình thức trức tiếp
Cơ quan có thẩm quyền:
- Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng giao dịch khách hàng điện lực
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục: các Công ty Điện lực
Thời gian giải quyết: 05 Ngày làm việc
Trình tự thức hiện:
(1) Tiếp nhận yêu cầu: Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định và địa chỉ mua điện, Công ty Điện lực tiếp nhận hồ sơ và liên hệ với khách hàng.
(2) Khảo sát: Khách hàng thống nhất với Đơn vị giải quyết thời điểm khảo sát, chủ thể HĐMBĐ, thoả thuận vị trí và thời gian lắp đặt công tơ, bổ sung các giấy tờ còn thiếu (nếu có) tại địa điểm của Khách hàng.
(3) Lắp đặt nghiệm thu thiết bị đo đếm, ký HĐMBĐ:
- Khách hàng tham gia nghiệm thu, ký Biên bản treo tháo thiết bị đo đếm và nghiệm thu, ký HĐMBĐ đã được ĐL/CTĐL ký trước, giữ 01 bản cùng thời điểm đóng điện sử dụng.
- Tổ chức/cá nhân thực hiện dịch vụ lắp đặt dây dẫn sau công tơ vào nhà cho Khách hàng phải đảm bảo tiêu chuẩn và quy định an toàn điện.
5. Đăng ký cấp điện mới từ lười điện hạ áp bằng hình thức trức tuyến
5.1. Cách đăng ký cấp điện mới từ lười điện hạ áp bằng hình thức trức tuyến
Bước 1: Truy cập wesite: www.cskh.evhcmc.vn.
Bước 2: Chọn phần giao dịch trực tuyển -> Chọn cấp điện từ lười điện hạ áp
Bước 3: Nhập thông tin theo yêu cầu
- Thông tin người yêu cầu
- Thông tin yêu cầu
- Giấy tờ cần cung cấp theo quy định và lưu trữ theo định dạng file theo yêu cầu để có thể tải lên, bao gồm:
- Bản sao chứng thực của cá nhân của chủ thể ký HĐMBĐ
- Thông tin xác định chủ thể HĐMBĐ
Bước 4: Nhấn vào tiếp tuc -> Gửi giữ
Trình tự thực hiện:
- Sau khi nhận được yêu cầu của khách hàng, Công ty Điện lực sẽ liên hệ để thông báo về thời gian khảo sát và thỏa thuận vị trí lắp đặt điện kế
- Ngành điện sẽ thông báo ký kết HĐMBĐ theo hình thức điện tử
- Sau khi kí HĐMBĐ, Công ty Điện sẽ tiến hành thi công, lắp đặt điện kế tại vị trí đã thống nhất, thời gian thực hiện không quá 03 ngày làm việc. Đối với trường hợp trong quá trình lắp đặt phải trồng trụ, cắp ngầm, công tơ hệ số nhân, .. thì thời gian giải quyết không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Sau khi thi công lắp đặt thiết bị đo đếm hoàn thành, hai bên tiến hành nghiệp thu và đưa vào sự dụng điện
5.2. Vai trò của việc đăng ký cấp điện mới từ lười điện hạ áp bằng hình thức trực tuyến
Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc ứng dụng công nghệ vào các lĩnh vực khác nhau đã mang lại nhiều lợi ích và tiện ích cho con người. Trong lĩnh vực cung cấp điện, việc đăng ký cấp điện mới từ lưới điện hạ áp thông qua hình thức trực tuyến đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và tiện lợi cho người dùng, đồng thời cũng là cách tiên tiến, hiện đại hỗ trợ việc quản lý tài sản bền vững bởi:
- Tiết kiệm thời gian và công sức: Việc đăng ký cấp điện mới trực tuyến giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức so với việc phải di chuyển đến các cơ quan điện lực để làm thủ tục truyền thống. Thay vì phải xếp hàng chờ đợi, khách hàng chỉ cần truy cập vào trang web hoặc ứng dụng di động của cơ quan điện lực để hoàn tất việc đăng ký một cách nhanh chóng và thuận tiện từ bất cứ đâu, mọi lúc. Bên cạnh đó, hình thức đăng ký trực tuyến có thể giúp khách hàng quản lý trực tuyến giúp cho khách hàng dễ dàng theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ và thời gian hoàn thành dịch vụ.
- Giảm bớt thủ tục phức tạp: Trong quá trình đăng ký cấp điện mới trực tuyến, hầu hết các thông tin và tài liệu cần thiết đã được chun bị sẵn và yêu cầu nhập vào hệ thống chỉ là các thông tin cơ bản như địa chỉ, số công tơ, công suất cần cấp, v.v. Điều này giúpảm bớt các thủ tục phức tạp vàúp người dùng dễ dàng hoàn thành quy trình đăng ký.
- Tăng tính minh bạch và khả năng theo dõi: Hình thức đăng ký cấp điện mới trực tuyến mang lại tính minh bạch cao hơn cho quyình cấp điện. Khách hàng có thể theo dõi tiến trình xử lý đơn đăng ký của mình, từ khi gửi yêu cầu đến khi nhận được thông báo cấp điện. Điều này giúp tạo lòng tin và sự an tâm cho khách hàng về quy trình cấp điện.
- Giảm rủi ro sai sót: Việc đăng ký cấp điện mới trực tuyến giúp giảm rủi ro sai sót do con người gây ra trong quá trình xử lý thông tin. Thông tin được nhập vào hệ thống một cách tự động và chính xác, từ đó gim thiểu khả năng phát sinh lỗi do việc nhập liệu sai hoặc hiểu lầm thông tin.
- Giảm thủ tục hành chính: Đăng ký cấp điện mới trực tuyến giúp cho khách hàng giảm thiểu thời gian tìm kiếm thông tin, người đại diện và chuẩn bị hồ sơ vật chứng liên quan đến việc đăng ký cấp điện mới. Khách hàng không cần phải đến trực tiếp phòng giao dịch để đăng ký cấp điện mới mà có thể thực hiện các thủ tục chỉ với một chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính có kết nối internet. Việc xử lý hồ sơ online cũng giúp giảm thiểu các sai sót đến từ con người do việc nhập liệu sai, vô tình tạo ra các thông tin/văn bản sai hoặc mất mát thông tin.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về Khách hàng được đề nghị cấp điện mới bằng hình thức trực tuyến không? Mọi vướng mắc chưa rõ hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ với bộ phận luật sư tư vấn pháp của Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc nhanh chóng. Rất mong nhận được phản hồi từ Quý khách hàng. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Ánh Ngọc.