Thay đổi công suất sử dụng điện loại công tơ 01 pha, 03 pha mới nhất


Thay đổi công suất sử dụng điện loại công tơ 01 pha, 03 pha mới nhất

Bài viết dưới đây của Luật Ánh Ngọc sẽ mang đến cho khách hàng những thông tin cơ bản liên quan đến việc thực hiện thay đổi công suất sử dụng điện/thay đổi loại công tơ 01 pha, 03 theo quy định pháp luật mới nhất 2023.

1. Thế nào là công suất sử dụng điện?

Công suất sử dụng điện là số lượng điện năng mà một thiết bị hoặc hệ thống tiêu thụ trong một khoảng thời gian cụ thể. Đơn vị đo công suất sử dụng điện là watt (W). Công suất sử dụng điện được tính bằng công thức:

Công suất (W) = Điện năng tiêu thụ (Wh) / Thời gian sử dụng (giờ)

Trong đó:

  • Điện năng tiêu thụ được đo bằng đơn vị watt-giờ (Wh) hoặc kilowatt-giờ (kWh). Một kilowatt-giờ tương đương với 1.000 watt-giờ.
  • Thời gian sử dụng được tính bằng giờ.

Ví dụ, nếu một thiết bị tiêu thụ 600 watt trong 3 giờ thì công suất sử dụng điện của thiết bị đó sẽ là: Công suất = 600 W / 3 giờ = 200 W

Công suất sử dụng điện quan trọng để đo lường và quản lý việc sử dụng điện trong các hộ gia đình, doanh nghiệp và các ngành công nghiệp khác. Nó giúp người dùng hiểu và kiểm soát lượng điện năng tiêu thụ của các thiết bị và hệ thống, từ đó tối ưu hóa sử dụng điện và tiết kiệm năng lượng.

Thay đổi công suất sử dụng điện là quá trình thay đổi mức độ tiêu thụ điện năng của một thiết bị hoặc hệ thống trong thời gian cụ thể. Thay đổi công suất sử dụng điện có thể được thực hiện bằng cách điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến vic tiêu thụ điện. Thay đổi công suất sử dụng điện là một giải pháp khá đơn giản và hiệu quả để giảm thiểu tình trạng quá tải điện và tăng tính bền vững trong sử dụng điện, đồng thời giúp giảm chi phí cho hóa đơn tiền điện.

2. Thế nào là loại công tơ 01 pha, 03 pha?

 

Thế nào là loại công tơ 01 pha, 03 pha
Thế nào là loại công tơ 01 pha, 03 pha

 

Công tơ điện được sử dụng để đo lường và ghi nhận lượng điện tiêu thụ của khách hàng. Công tơ 01 pha và 03 pha là hai loại công tơ điện được sử dụng phổ biến để đo lường tiêu thụ điện năng trong hệ thống điện.

  • Công tơ 01 pha: Công tơ 01 pha được sử dụng trong các hệ thống điện một pha, nơi chỉ có một dây dẫn điện chính và một dây trung tính. Công tơ này thường được sử dụng cho các hộ gia đình, cửa hàng nhỏ, văn phòng và các thiết bị tiêu thụ điện nhỏ. Công tơ 01 pha đo lường tiêu thụ điện bằng cách theo dõi dòng điện và tính toán công suất tiêu thụ.
  • Công tơ 03 pha: Công tơ 03 pha được sử dụng trong các hệ thống điện ba pha, nơi có ba dây dẫn điện chính và một dây trung tính. Công tơ này thường được sử dụng trong các công trình công nghiệp, nhà máy, tòa nhà cao tầng và các thiết bị tiêu thụ điện lớn. Công tơ 03 pha đo lường tiêuụ điện bằng cách theo dõi dòng điện và tính toán công suất tiêu thụ của từng pha, sau đó tổng hợp để tính toán tổng công suất tiêu thụ. 

Xem thêm bài viết tại: Lưới điện trung áp là gì? Đăng kí cấp điện mới từ lưới điện trung áp

3. Đề nghị thay đổi công suất sử dụng điện/thay đổi loại công tơ 01 pha, 03 pha

3.1. Thành phần hồ sơ thay đổi công suất sử dụng điện/thay đổi loại công tơ 01 pha, 03 pha gồm những gì?

Cá nhân/ tổ chức có yêu cầu thay đổi công suất sử dụng điện/thay đổi loại công tơ 01 pha, 03 pha cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại tài liệu sau: 

- Trường hợp thay đổi công suất sử dụng điện/thay đổi loại công tơ 01 pha, 03 pha:

  • Giấy đề nghị
  • Bảng kê thiết bị điện sử dụng

- Trường hợp thay đổi công suất sử dụng điện/thay đổi loại công tơ 01 pha, 03 pha (Đối với khách hàng SX, KD, DV có công suất sử dụng cực đại ≥ 40kW)

  • Giấy đề nghị
  • Bảng kê công suất thiết bị sử dụng điện.
  • Bảng đăng ký biểu đồ phụ tải

3.2. Thủ tục đề nghị thay đổi công suất sử dụng điện/thay đổi loại công tơ 01 pha, 03 pha

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thay đổi công suất sử dụng điện/thay đổi loại công tơ 01 pha, 03 pha nộp hồ sơ tới Trung tâm Hành chính công tỉnh, huyện tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ lĩnh vực Điện lực.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân: hướng dẫn khách hàng chuẩn bị sẵn hồ sơ, giấy tờ còn thiếu để bổ sung tại địa điểm của Khách hàng, thống nhất thời điểm khảo sát với Khách hàng.

Bước 3: Khảo sát

Đơn vị giải quyết tiến hành khảo sát phương án cấp điện (thay đổi công suất sử dụng điện/thay đổi loại công tơ 01 pha, 03 pha) tại địa điểm của Khách hàng.

Bước 4: Lắp đặt nghiệm thu thiết bị đo đếm, ký Phụ lục hợp đồng hoặc ký HĐMBĐ mới

Khách hàng tham gia nghiệm thu, ký Biên bản treo tháo thiết bị đo đếm và ký bổ sung phụ lục HĐMBĐ (hoặc ký lại HĐMBĐ mới và thanh lý HĐMBĐ cũ) đã được Điện lực ký trước, giữ 01 bản cùng thời điểm đóng điện sử dụng.

4. Thời gian thực hiện thủ tục thay đổi công suất sử dụng điện/thay đổi loại công tơ 01 pha, 03 pha là bao lâu?

- Các thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Điện lực tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, huyện.

- Cơ quan thực hiện: 

  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Điện lực
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Điện lực
  • Cơ quan phối hợp (nếu có)

- Thời gian giải quyết:

  • Thành phố, thị xã, thị trấn: không quá 03 ngày làm việc
  • Nông thôn: không quá 05 ngày làm việc
  • Nếu phải lắp đặt máy biến dòng điện: không quá 07 ngày làm việc

- Lệ phí:

  • Lưới điện hạ áp: Khách hàng chịu chi phí từ sau áp tô mát bảo vệ (ngay sau công tơ) đến địa điểm sử dụng điện của Khách hàng
  • Lưới điện trung áp: Khách hàng chịu chi phí từ điểm đấu nối đến địa điểm sử dụng điện của Khách hàng

Có thể bạn quan tâm: Mẫu đơn đề nghị thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện mới nhất

5. Thiết bị đo đếm điện là gì?

 

Thiết bị đo đếm điện
Thiết bị đo đếm điện

 

5.1. Thiết bị đo điểm điện

Thiết bị đo đếm điện là thiết bị đo công suất, điện năng, dòng điện, điện áp, tần số, hệ số công suất, bao gồm các loại công tơ, các loại đồng hồ đo điện và các thiết bị, phụ kiện kèm theo. Thiết bị đo đếm điện phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường và được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật về đo lường. Công tơ phải được lắp đặt trong khu vực quản lý của bên mua điện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật. Vị trí lắp đặt và việc lắp đặt công tơ phải bảo đảm an toàn, mỹ quan, thuận lợi cho bên mua điện kiểm tra chỉ số công tơ và bên bán điện ghi chỉ số công tơ.

Trách nhiệm của đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện là đầu tư và lắp đặt toàn bộ các thiết bị đo đếm điện và thiết bị phụ trợ cho việc đo đếm điện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật.

Xem thêm bài viết tại: Khách hàng được đề nghị cấp điện mới bằng hình thức trực tuyến không?

5.2. Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị đo đếm điện 

Theo quy định pháp luật Việt Nam, bên bán điện có trách nhiệm tổ chức việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị đo đếm điện theo đúng yêu cầu và thời hạn quy định của pháp luật về đo lường và bảo vệ công tơ lắp đặt ở ngoài khu vực quản lý của bên mua điện. Qúa trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị đo đếm điện chỉ được thực hiện bởi những tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã đăng ký hoặc được chỉ định theo quy định của pháp luật về đo lường mới được phép kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị đo đếm điện.

Quyền và nghĩa vụ của bên mua: Bên mua điện có trách nhiệm bảo vệ công tơ lắp đặt trong khu vực quản lý của mình và thông báo kịp thời cho bên bán điện khi phát hiện công tơ bị mất hoặc bị hỏng. 

Khi có nghi ngờ thiết bị đo đếm điện không chính xác, bên mua điện có quyền yêu cầu bên bán điện kiểm tra; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên mua điện, bên bán điện phải kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế xong. Trường hợp không đồng ý với kết quả kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế của bên bán điện, bên mua điện có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương tổ chức kiểm định độc lập. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của bên mua điện, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương có trách nhiệm tổ chức việc kiểm định.

Chi phí cho việc kiểm định thiết bị đo đếm điện trên được thực hiện như sau:

  • Trường hợp tổ chức kiểm định độc lập xác định thiết bị đo đếm điện hoạt động theo đúng Tiêu chuẩn Việt Nam thì bên mua điện phải trả phí kiểm định;
  • Trường hợp tổ chức kiểm định độc lập xác định thiết bị đo đếm điện hoạt động không đúng Tiêu chuẩn Việt Nam thì bên bán điện phải trả phí kiểm định.

Lưu ý: Trường hợp tổ chức kiểm định độc lập xác định chỉ số đo đếm của thiết bị đo đếm điện vượt quá số lượng điện sử dụng thực tế thì bên bán điện phải hoàn trả khoản tiền thu thừa cho bên mua điện.

Trên đây là bài viết về việc thay đổi công suất sử dụng điện/thay đổi loại công tơ 01 pha, 03 pha theo quy định pháp luật mới nhất 2023 của chúng tôi. Nếu Qúy khách có khó khăn, thắc mắc hoặc cần tư vấn các vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ với Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ nhanh nhất. Rất mong nhận được sự phản hồi của Qúy khách hàng. Cảm ơn Qúy khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Ánh Ngọc.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.