Lưới điện trung áp là gì? Đăng kí cấp điện mới từ lưới điện trung áp


Lưới điện trung áp là gì? Đăng kí cấp điện mới từ lưới điện trung áp
Lưới điện trung áp là một trong những loại mạng lưới phổ biến đặc biệt là khi nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cao hiện nay. Để đăng ký cấp điện mới từ lưới điện trung áp cũng đòi hỏi người dân, doanh nghiệp phải có kiến thức sâu về hệ thống điện và quy trình đăng ký cấp điện. Chính vì vậy, trong bài viết này, Luật Ánh Ngọc sẽ giới thiệu về lưới điện trung áp cùng với các thủ tục, quy định liên quan đến đăng ký cấp điện mới từ lưới điện trung áp.

1. Lưới điện trung áp là gì?

 

Lưới điện trung áp là gì?
Lưới điện trung áp là gì?

 

Lưới điện trung áp là một loại hệ thống truyền tải và phân phối điện áp được thiết kế để cung cấp điện năng cho các khu vực có nhu cầu sử dụng điện cao, ví dụ như các khu công nghiệp, khu đô thị và các khu vực dân cư có mật độ dân số cao. Lưới điện trung áp thường sử dụng các trạm biến áp để chuyển đổi điện áp từ điện áp cao sang điện áp trung áp, và sử dụng các dây điện có cấp điện áp 6kV, 10kV, 15kV, 22kV, 35kV để truyền tải điện năng.

Lưới điện trung áp là một phần không thể thiếu của hệ thống điện lực bởi vì nó đảm bảo cho việc cung cấp điện đầy đủ và ổn định cho nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp và người dân. Đối với các khu vực đông dân cư và các khu công nghiệp, lưới điện trung áp giúp đảm bảo cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh được diễn ra suôn sẻ, giảm thiểu nguy cơ mất điện và sự gián đoạn trong sản xuất. Tuy nhiên, việc sử dụng lưới điện trung áp cũng đòi hỏi người dân và doanh nghiệp phải có kiến thức và sự hiểu biết về quy trình liên quan để đảm bảo an toàn và tiết kiệm trong sử dụng điện. Họ cần phải hiểu về cách sử dụng các thiết bị điện, các nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện và giảm thiểu lượng điện tiêu thụ không cần thiết để giúp giảm chi phí và bảo vệ môi trường.

Tóm lại, lưới điện trung áp là một phần không thể thiếu của hệ thống cung cấp điện, đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo sự cung cấp điện đầy đủ và ổn định cho người dân và các doanh nghiệp, tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế và xã hội.

2. Trình tự, thủ tục đăng ký cấp điện mới từ lưới điện trung áp

Cơ quan giải quyết: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Tổ chức/ cá nhân đăng ký cấp điện mới từ lưới điện trung áp bằng hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp

Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc

Trình tự, thủ tục đăng kí cấp điện mới từ lưới điện trung áp

Bước 1: Đăng ký cấp điện mới từ điện trung áp tại dịch vụ điện tử của điện lực

Tổ chức/ cá nhân truy cập dịch vụ điện tử của điện lực sau đó đăng ký dịch vụ cấp điện mới từ lưới điện trung áp

Điền các thông tin theo mẫu yêu cầu và lưu thông tin

Bước 2: Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp nhận yêu cầu đăng ký cấp điện mới từ lưới điện trung áp

Sau khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp nhận yêu cầu, khách hàng nhận được thông báo xác nhận yêu cầu

Điện lực sẽ liên hệ và thống nhất thời gian khảo sát

Bước 3: Khảo sát hiện trường

Điện lực và khách hàng khảo sát hiện trường, thống nhất phương án đấu nối

Bước 4: Thỏa thuận đấu nối

Điện lực thực hiện thiết kế kỹ thuật, đăng ký chấp nhận xây dưng (nếu có), thi công lắp đặt công trình điện.

Bước 5: Ký kết hợp đồng mua bán điện, nghiệm thu và đóng điện

Hai bên đàm phán về hợp đồng mua bán điện, ký kết hợp đồng mua bán điện

Sau khi được lắp đặt thiết bị đo đếm, có thể nghiệm thu, đống điện và bàn giao lại cho khách hàng.

3. Thành phần hồ sơ đăng ký cấp điện mới từ lưới điện trung áp

Thành phần hồ sơ đăng ký cấp điện mới từ lưới điện trung áp

Thành phần hồ sơ đăng ký cấp điện mới từ lưới điện trung áp

 

3.1. Trường hợp khách hàng mua buôn điện nông thôn

Khách hàng muốn mua buôn điện nông thôn cần chuẩn bị hồ sơ bảo gồm: 

(1) Giấy đề nghị mua điện

(2) Giấy tờ tùy thân của cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp của tổ chức:

  • Giấy chứng minh nhân dân;
  • Giấy chứng minh công an nhân dân;
  • Giấy chứng minh sỹ quan quân đội nhân dân;
  • Thẻ căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân;
  • Hộ chiếu hoặc Giấy xác nhận nhân thân của công an phường, xã (có ảnh đóng dấu giáp lai).

(3) Giấy tờ xác định chủ thể HĐMBĐ là một trong các loại giấy tờ có tên của Tổ chức/cá nhân tại địa điểm mua điện sau: Hộ khẩu thường trú; Sổ tạm trú; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà; Quyết định phân nhà; Hợp đồng mua bán nhà; Hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 01 năm trở lên và đồng ý của chủ sở hữu; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà/đất; Hợp đồng thuê địa điểm và đồng ý của chủ sở hữu; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; Giấy phép đầu tư; Quyết định thành lập đơn vị.

(4) Thông tin đăng ký đấu nối

(5) Giấy phép hoạt động Điện lực (trường hợp mua buôn điện có công suất lớn hơn 50kVA)

3.2. Trường hợp khách hàng mua điện ngoài sinh hoạt

Đối với trường hợp mua điện ngoài sinh hoạt, cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm: 

(1) Giấy đề nghị mua điện

(2) Giấy tờ tùy thân của cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp của tổ chức:

  • Giấy chứng minh nhân dân;
  • Giấy chứng minh công an nhân dân;
  • Giấy chứng minh sỹ quan quân đội nhân dân;
  • Thẻ căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân;
  • Hộ chiếu hoặc Giấy xác nhận nhân thân của công an phường, xã (có ảnh đóng dấu giáp lai).

(3) Giấy tờ xác định chủ thể HĐMBĐ là một trong các loại giấy tờ có tên của Tổ chức/cá nhân tại địa điểm mua điện sau: Hộ khẩu thường trú; Sổ tạm trú; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà; Quyết định phân nhà; Hợp đồng mua bán nhà; Hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 01 năm trở lên và đồng ý của chủ sở hữu; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà/đất; Hợp đồng thuê địa điểm và đồng ý của chủ sở hữu; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; Giấy phép đầu tư; Quyết định thành lập đơn vị.

(4) Giấy tờ xác định mục đích sử dụng điện là một trong những loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; Giấy phép đầu tư; Quyết định thành lập đơn vị; Biên bản khảo sát cấp điện của Điện lực/Công ty Điện lực; Thông tin của doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

(5) Thông tin đăng ký đấu nối

3.3. Trường hợp khách hàng mua điện sinh hoạt

Hồ sơ cần có đối với khách hàng có nhu cầu mua điện sinh hoạt bao gồm:

(1) Giấy đề nghị mua điện

(2) Giấy tờ tùy thân của cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp của tổ chức:

  • Giấy chứng minh nhân dân;
  • Giấy chứng minh công an nhân dân;
  • Giấy chứng minh sỹ quan quân đội nhân dân;
  • Thẻ căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân;
  • Hộ chiếu hoặc Giấy xác nhận nhân thân của công an phường, xã (có ảnh đóng dấu giáp lai).

(3) Giấy tờ xác định chủ thể HĐMBĐ là một trong các loại giấy tờ có tên của Tổ chức/cá nhân tại địa điểm mua điện sau: Hộ khẩu thường trú; Sổ tạm trú; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà; Quyết định phân nhà; Hợp đồng mua bán nhà; Hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 01 năm trở lên và đồng ý của chủ sở hữu; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà/đất; Hợp đồng thuê địa điểm và đồng ý của chủ sở hữu; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; Giấy phép đầu tư; Quyết định thành lập đơn vị.

4. Thông tin đăng ký đấu nối

Thông tin đăng ký đấu nối
Thông tin đăng ký đấu nối

 

4.1. Thông tin đăng ký đấu nối cấp điện áp trung áp

Việc đấu nối cấp điện áp trung áp là một quy trình phức tạp được quy định bởi pháp luật và yêu cầu sự thực hiện chính xác và đầy đủ các quy định liên quan. Để đăng ký đấu nối cấp điện áp trung áp, các tổ chức, doanh nghiệp cần tuân thủ các thủ tục được quy định bởi pháp luật.

Trong trường hợp đấu nối ở cấp điện áp trung áp, khi có nhu cầu đấu nối mới hoặc thay đổi đấu nối hiện có, khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải gửi cho Đơn vị phân phối điện hồ sơ đề nghị đấu nối, bao gồm các tài liệu sau:

- Thông tin đăng ký đấu nối tương ứng với nhu cầu đấu nối quy định tại các Phụ lục 2B, 2C, 2D ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BCT;

- Sơ đồ nguyên lý các thiết bị điện chính sau điểm đấu nối;

- Tài liệu kỹ thuật về các trang thiết bị dự định đấu nối hoặc các thay đổi dự kiến tại điểm đấu nối hiện tại, thời gian dự kiến hoàn thành dự án, số liệu kỹ thuật của dự án đấu nối mới hoặc thay đổi đấu nối hiện tại.

4.2. Trình tự thỏa thuận đấu nối cấp điện áp trung áp 

Bước 1: Nộp hồ sơ đến đơn vị phân phối điện

Bước 2: Xem xét hồ sơ

Sau khi Đơn vị phân phối điện đã nhận được hồ sơ đề nghị đấu nối, họ sẽ kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ và báo cho khách hàng bằng văn bản. Nếu hồ sơ được chấp thuận, Đơn vị phân phối điện sẽ thực hiện các công việc sau:

- Xem xét các yêu cầu liên quan đến thiết bị điện dự kiến tại điểm đấu nối;

- Chủ trì đánh giá ảnh hưởng của việc đấu nối trang thiết bị, lưới điện, nhà máy điện của khách hàng đề nghị đấu nối đối với lưới điện phân phối về khả năng mang tải của các đường dây, trạm biến áp hiện có; sự ảnh hưởng đến dòng ngắn mạch, ảnh hưởng đến chất lượng điện năng của lưới điện phân phối sau khi thực hiện đấu nối; công tác phối hợp các hệ thống bảo vệ;

- Lấy ý kiến của Cấp điều độ có quyền điều khiển về ảnh hưởng của việc đấu nối đối với hệ thống điện, yêu cầu kết nối với hệ thống thông tin và hệ thống SCADA của Cấp điều độ có quyền điều khiển, các yêu cầu về rơ le bảo vệ, tự động hóa và các nội dung liên quan đến yêu cầu kỹ thuật với thiết bị tại điểm đấu nối;

- Lập và thỏa thuận sơ đồ một sợi có các thông số kỹ thuật các thiết bị và sơ đồ mặt bằng điểm đấu nối lưới điện của khách hàng vào lưới điện phân phối làm sơ đồ chính thức sử dụng trong Thỏa thuận đấu nối;

- Dự thảo Thỏa thuận đấu nối theo các nội dung được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BCT và gửi cho khách hàng đề nghị đấu nối.

Bước 3: Ký thỏa thuận đấu nối

Khách hàng đề nghị đấu nối có trách nhiệm cung cấp cho Đơn vị phân phối điện các thông tin cần thiết phục vụ cho việc xem xét, thỏa thuận thực hiện phương án đấu nối và ký Thỏa thuận đấu nối với Đơn vị phân phối điện.

Thoả thuận đấu nối được lập thành 05 bản, mỗi bên giữ 02 bản và 01 bản gửi tới Cấp điều độ có quyền điều khiển.

Trường hợp không thỏa thuận được phương án đấu nối, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho khách hàng và báo cáo Cục Điều tiết điện lực về lý do không thống nhất phương án đấu nối.

5. Thời hạn xem xét và ký Thoả thuận đấu nối

Thời hạn xem xét và ký Thoả thuận đấu nối với Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có đề nghị đấu nối ở cấp điện áp 110 kV và khách hàng sở hữu tổ máy phát điện có đề nghị đấu nối vào lưới điện trung áp được quy định như sau: 

Các nội dung thực hiện Thời gian thực hiện Trách nhiệm thực hiện
Gửi hồ sơ đề nghị đấu nối   Khách hàng đề nghị đấu nối
Xem xét hồ sơ đề nghị đấu nối Không quá 15 ngày làm việc Đơn vị phân phối điện, cấp điều độ có quyền điều khiển
Chuẩn bị dự thảo thỏa thuận đấu nối Không quá 03 ngày làm việc Đơn vị phân phối điện
thực hiện đám phám và ký thảo thuận đấu nối Không quá 07 ngày làm việc Đơn vị phân phối điện và khách hàng đề nghị đấu nối

Đối với khách hàng sử dụng điện có trạm điện riêng đấu nối vào lưới điện trung áp: Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ của khách hàng, Đơn vị phân phối điện hoặc Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có trách nhiệm xem xét, thỏa thuận và ký Thỏa thuận đấu nối với khách hàng sử dụng điện có trạm điện riêng đấu nối vào lưới điện trung áp.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về lưới điện trung áp và quy trình đăng kí cấp điện mới từ lưới điện trung áp. Mọi vướng mắc chưa rõ hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ với bộ phận luật sư tư vấn pháp của Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc nhanh chóng. Rất mong nhận được phản hồi từ Quý khách hàng. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Ánh Ngọc.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.