Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Quận 2 miễn phí


Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Quận 2 miễn phí

Trước đây, Quận 2 chỉ là một quận ven ngoại ô của thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng với tốc độ phát triển vượt bật, Quận 2 đã vươn mình trở thành trung tâm tài chính, thương mại và bất động sản bật nhất. Sự phát triển này không chỉ nâng cao đời sống của người dân mà còn mở ra những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Thành lập doanh nghiệp tại Quận 2 là ý tưởng tuyệt vời cho những ai muốn đầu tư kinh doanh. Nếu bạn đang có một dự án kinh doanh nhắm đến thị trường Quận 2 và cần một phương tiện để thực hiện dự án của mình thì hãy để Luật Ánh Ngọc tư vấn cho bạn cách thành lập doanh nghiệp tại Quận 2.

1. Khái quát về thành lập doanh nghiệp tại Quận 2, tp. Thủ Đức

1.1. Thành lập doanh nghiệp tại Quận 2 là gì

Thành lập doanh nghiệp (hay còn gọi là thành lập công ty) là việc một cá nhân, tổ chức thực hiện những thủ tục, đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm mục đích thành lập một tổ chức (doanh nghiệp hoặc công ty) với đầy đủ tư cách pháp lý, thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định và được pháp luật bảo vệ hoạt động kinh doanh. 

Như vậy, thành lập doanh nghiệp tại Quận 2 là việc bạn đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thành lập doanh nghiệp, nhằm mục đích thực hiện kinh doanh theo quy định của pháp luật và để pháp luật bảo hộ hoạt động kinh doanh của mình. 

Xem thêm: Tư vấn thành lập công ty/doanh nghiệp.

1.2. Những điều cần lưu ý về thị trường tại Quận 2

Quận 2 là khu vực cửa ngõ phía Đông, giữ vai trò kết nối quan trọng với Quận 1, Bình Thạnh, Quận 7 và TP. Thủ Đức. Hạ tầng giao thông tại đây được đầu tư mạnh mẽ với các tuyến đường huyết mạch như đại lộ Mai Chí Thọ, cầu Thủ Thiêm 1–4, Metro số 1, giúp di chuyển thuận tiện trong khu vực và đến sân bay Long Thành.

Ngoài giao thông, quận 2 còn phát triển toàn diện về tiện ích, giáo dục, y tế và giải trí. Khu vực tập trung nhiều trường quốc tế, bệnh viện hiện đại và trung tâm thương mại lớn, thu hút đông đảo chuyên gia nước ngoài.

Một điểm nổi bật khác là không gian sống xanh, thoáng đãng, nhiều công viên và dự án ven sông, giúp cư dân tận hưởng môi trường sống trong lành và chất lượng.

Khu đô thị Thủ Thiêm là trung tâm phát triển trọng điểm của Quận 2, định hướng trở thành trung tâm tài chính – thương mại mới của TP. HCM. Các dự án gần Thủ Thiêm như Eaton Park (đường Mai Chí Thọ, phường An Phú) được hưởng lợi nhờ vị trí đắc địa, hệ thống tiện ích đầy đủ, kết nối thuận tiện với các khu vực trung tâm. Ngoài Eaton Park, các dự án cao cấp khác như Masteri Thảo Điền và Grand Marina Saigon cũng nổi bật nhờ vị trí gần Thủ Thiêm.

Thị trường Quận 2
Thị trường Quận 2

2. Khi nào nên thành lập doanh nghiệp tại Quận 2?

Hiện nay thủ tục thành lập công ty tại Quận 2 không quá phức tạp. Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp đầu tư kinh doanh đều phải thành lập doah nghiệp. Bởi khi thành lập doanh nghiệp bạn sẽ được sự bảo hộ của pháp luật trong các hoạt động kinh doanh của mình nhưng ngược lại, bạn cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hoạt động kinh doanh đó. Vì vậy, nếu bạn thành lập công ty một cách nóng vội thì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của bạn trong hiện tại và tương lai.

Những trường hợp cần phải thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  • Khi cần có tư cách pháp nhân

Một số giao dịch pháp luật yêu cầu người giao dịch phải có tư cách pháp nhân. Như những giao dịch liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu tài sản cho tổ chức, tham gia vào các hợp đồng, tranh chấp pháp lý hoặc các hoạt động kinh doanh khác đều cần phải được thực hiện bởi một pháp nhân. 

Thêm vào đó, việc có tư cách pháp nhân sẽ nâng cao uy tín của bạn khi thực hiện các hoạt động kinh doanh. Bởi hiện nay khách hàng có xu hướng thích giao dịch với một pháp nhân có trụ sở rõ ràng, được pháp luật quản lý và có hồ sơ năng lực cụ thể. 

  • Khi quy mô kinh doanh của bạn lớn hoặc doanh thu cao

Nếu bạn kinh doanh với quy mô lớn thì việc thành lập doanh nghiệp là cần thiết. Nó không chỉ giúp bạn khấu trừ chi phí khi kê khai thuế (hộ kinh doanh không được khấu trừ), giúp bạn có tư cách pháp nhân giao dịch với các doanh nghiệp khác hoặc với cơ quan nhà nước mà còn giúp việc huy động vốn dễ dàng hơn. 

Một doanh nghiệp như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần khi huy động vốn thì người góp vốn sẽ trở thành thành viên công ty, cổ đông của công ty. Quyền và nghĩa vụ của những chủ thể này đã được pháp luật quy định. Do đó, người góp vốn sẽ tự tin hơn trong việc góp vốn và bạn cũng dễ huy động vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh hơn.

  • Khi cần xuất hóa đơn giá trị gia tăng

Hóa đơn giá trị gia tăng, còn được gọi là hóa đơn VAT hoặc hóa đơn đỏ, là loại hóa đơn được sử dụng để ghi nhận các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và khoản thuế giá trị gia tăng phải nộp vào ngân sách nhà nước. Hóa đơn giá trị gia tăng được lập bởi người bán và xuất cho người mua để chứng minh việc giao dịch đã diễn ra và đảm bảo việc kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng. 

Khi bạn có nhu cầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng như khách hàng yêu cầu bạn phải có hóa đơn giá trị gia tăng thì họ mới mua hàng của bạn thì bạn nên thành lập công ty. Bởi mặc dù hộ kinh doanh vẫn có thể xuất hóa đơn giá trị gia tăng nhưng giá trị sẽ khác với hóa đơn do công ty xuất ra. Hóa đơn của hộ kinh doanh không có phần thuế giá trị gia tăng. Khi khách hàng cần khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào thì hóa đơn của thì hộ kinh doanh không khấu trừ được.

  • Khi ngành nghề đầu tư kinh doanh yêu cầu

Khi ngành nghề kinh doanh mà bạn lựa chọn để kinh doanh tại Quận 2 có điều kiện phải là công ty, doanh nghiệp thì mới được thực hiện hoạt động kinh doanh thì bạn bắt buộc phải thành lập công ty tại Quận 2. 

3. Thông tin quan trọng khi thành lập doanh nghiệp tại Quận 2

Trước khi bắt đầu thực hiện thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần nắm rõ các thông tin cơ bản. Đây không chỉ là cơ sở để bạn chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà còn là "những viên gạch" ban đầu để doanh nghiệp của bạn có thể vận hành tốt, cũng như tránh được các rủi ro cũng như tranh chấp pháp lý trong tương lai.

3.1. Loại hình doanh nghiệp

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. Chủ doanh nghiệp cần phải lựa chọn một loại hình doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu kinh doanh và khả năng của mình. Việc này có ảnh hưởng quan trọng đến quản lý doanh nghiệp, quy mô kinh doanh, hình thức huy động vốn cũng như những trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp. Dưới đây là thông tin tham khảo giúp bạn hình dung về các loại hình doanh nghiệp. Để tìm hiểu chi tiết hơn hãy truy cập vào bài viết Các loại hình doanh nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam.

Đặc điểm các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay
Đặc điểm các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay

3.2. Ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh cũng là một thông tin quan trọng mà bạn cần phải tìm hiểu kỹ trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Quận 2. Bởi doanh nghiệp cần liệt kê các ngành nghề hoạt động ngay trong hồ sơ đăng ký kinh doanh khi thành lập, nếu xảy ra sai sót trong lựa chọn đăng ký ngành nghề kinh doanh có thể dẫn đến nhiều hệ quả như hồ sơ bị từ chối, hoạt động không hợp pháp, hoặc phải tốn chi phí và thời gian để sửa đổi.

Ngành nghề đầu tư kinh doanh bao gồm ngành nghề có điều kiện và ngành nghề không có điều kiện. Đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh không có điều kiện, doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động kinh doanh mà không cần đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt. Nhưng đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được các điều kiện luật định. Do đó, chủ doanh nghiệp không chỉ cần phải xác định lĩnh vực, ngành nghề mình muốn tham gia hoạt động kinh doanh mà còn phải xác định được lĩnh vực ngành nghề mà mình đã lựa chọn có cần phải đáp ứng điều kiện luật định không, những điều kiện đó là gì, cách thức thực hiện như thế nào.

Quận 2 là một thị trường rất linh động và đa dạng ngành nghề, hầu hết các ngành nghề đầu tư kinh doanh đều được tạo điều kiện phát triển. Nhưng điều bắt buộc là chủ doanh nghiệp phải nắm được điều kiện ngành nghề kinh doanh của mình, tránh phát sinh hậu quả pháp lý bất lợi về sau.

Xem thêm: Quy định chung về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, không có điều kiện.

3.3. Đặt tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp là một điều tưởng chừng đơn giản nhưng lại có những điều kiện phức tạp cần phải được đáp ứng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tên doanh nghiệp phải có tính độc nhất, không trùng khớp hoặc gây nhầm lẫn với các công ty đã đăng ký trước đó, tên doanh nghiệp cũng không được quá giống với các thương hiệu hay công ty nổi tiếng khác. Nếu vi phạm, tên doanh nghiệp sẽ không hợp lệ, khó đăng ký vào hệ thống quốc gia hoặc chủ doanh nghiệp buộc phải làm thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp.

Xem thêm: Đặt tên doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật.

Tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp

3.4. Xác định trụ sở 

Theo quy định, trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Theo đó, địa chỉ trụ sở chính phải là địa điểm cụ thể trên lãnh thổ Việt Nam, có thông tin rõ ràng về số nhà, đường, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố và không nằm trong khu vực bị cấm sử dụng làm trụ sở kinh doanh.

Một điều cần lưu ý là địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp không được là địa chỉ ảo. Nếu cơ quan quản lý phát hiện địa chỉ không hợp lệ hoặc không có thật, doanh nghiệp có thể bị phạt hành chính, yêu cầu thay đổi thông tin đăng ký, hoặc thậm chí bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3.5. Xác định người đại diện theo pháp luật

Theo quy định pháp luật, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trước khi đăng ký thành lập, doanh nghiệp cần phải xác định xem ai sẽ là người đại diện theo pháp luật phù hợp với loại hình doanh nghiệp mà mình đã chọn. Thông thường người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là chủ doanh nghiệp tư nhân, giám đốc, tổng giám đốc,...

Xem thêm: Trả lời tư vấn công ty có nên thuê người đại diện theo pháp luật?

4. Cách thành lập doanh nghiệp tại Quận 2

4.1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Quận 2

Sau khi đã trang bị đầy đủ các thông tin cần thiết, chủ doanh nghiệp cần phải tiến hành chuẩn bị một bộ hồ sơ để thực hiện đăng ký doanh nghiệp. Tùy theo loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh mà hồ sơ cần chuẩn bị sẽ khác nhau. Dưới đây là những loại hồ sơ phổ biến mà hầu hết người thực hiện đều phải chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp tại Quận 2.

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tại Quận 2: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp là văn bản với nội dung đề nghị đăng ký doanh nghiệp gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Mẫu nội dung giấy đề nghị được quy định trong các thông tư hướng dẫn (gần nhất là Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp);
  • Điều lệ doanh nghiệp: Điều lệ công ty là văn bản chứa nội dung thỏa thuận giữa những thành viên đối với công ty ( đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty Hợp Danh) hoặc người sáng lập công ty với các cổ đông và giữa các cổ đông với nhau (đối với công ty cổ phần), được soạn căn cứ trên những khuôn mẫu chung của pháp luật;
  • Danh sách số lượng thành viên (áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên);
  • Danh sách cổ đông sáng lập (áp dụng đối với công ty cổ phần); 
  • Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật, các thành viên, người được ủy quyền (có thời hạn không quá 3 tháng).
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

4.2. Nộp hồ sơ 

Sau khi đã chuẩn bị được một bộ hồ sơ đầy đủ như trên thì có ba cách để bạn nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Quận 2:

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh TP.HCM

Thông tin Phòng Đăng ký kinh doanh TP.HCM:

  • Địa chỉ: Số 90G, đường Trần Quốc Toản, phường Võ Thị Sáu, Quận 3;
  • Số điện thoại: 028.38.293.179 

Lưu ý: Hiện nay hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp mới đều phải nộp qua mạng. Do vậy, nếu bạn muốn thành lập doanh nghiệp tại Quận 2, bạn cần hoàn thành bộ hồ sơ sau đó liên hệ với cơ quan đăng ký kinh doanh tại Quận 2 để xác nhận hình thức nộp hồ sơ.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. 

Cách 2: Đăng ký qua mạng điện tử

  • Đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:

Người nộp hồ sơ kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện cấp đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

  • Đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:

Người nộp hồ sơ sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử và thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh, văn bản ủy quyền phải có thông tin liên hệ của người ủy quyền để xác thực việc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Phòng Đăng ký kinh doanh cấp đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Cách 3: Sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Quận 2 của các công ty có chuyên môn

Mặc dù có thể tự nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp nhưng những người có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tại Quận 2 thường sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp của những doanh nghiệp về ngành luật uy tín. Bởi lẽ, những kiến thức cần biết trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp rất nhiều, hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp cũng cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và những thủ tục sau khi đã thành lập doanh nghiệp cũng rất phức tạp. Do đó, việc lựa chọn một dịch vụ trọn gói sẽ dễ dàng hơn nhiều, chi phí cho dịch vụ này không cao nhưng những công việc phức tạp sẽ được giải quyết thỏa đáng.

Xem thêm: Tư vấn thành lập công ty/doanh nghiệp.

Như vậy, bài viết đã cung cấp cho những ai có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tại Quận 2 bức tranh toàn cảnh về thị trường Quận 2 và những thông tin cần thiết để thành lập doanh nghiệp tại Quận 2. Thành lập doanh nghiệp là bước đầu để phát triển sự nghiệp vì vậy hãy thực hiện một cách cẩn trọng để tránh xảy ra sai sót, tốn thời gian và tiền bạc của bạn.  

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.