[Tổng hợp] Mẫu Hợp đồng thuê nhà ở phổ biến nhất năm 2024


[Tổng hợp] Mẫu Hợp đồng thuê nhà ở phổ biến nhất năm 2024

Hợp đồng thuê nhà ở là một trong những trường hợp được sử dụng phổ biến trong giao dịch dân sự hiện nay. Vậy hợp đồng thuê nhà ở được viết như thế nào? Có những lưu ý nào cần chú ý khi viết hợp đồng thuê nhà ở hay không? Bài viết dưới đây, Luật Ánh Ngọc sẽ cung cấp thêm thông tin đến khách hàng. 

1. Mẫu Hợp đồng thuê nhà ở phổ biến nhất hiện nay

1.1. Trường hợp thuê nhà là nhà mặt đất

Luật Ánh Ngọc đã soạn thảo mẫu hợp đồng thuê nhà ở, với trường hợp nhà thuê là nhà mặt đất. Để xem chi tiết và tải về mẫu hợp đồng thuê nhà ở, quý khách hàng vui lòng click vào đây: Hợp đồng thuê nhà ở mặt đất mới nhất.

Mẫu hợp đồng thuê nhà ở là nhà mặt đất 1
Mẫu hợp đồng thuê nhà ở mặt đất 1
Mẫu hợp đồng thuê nhà ở là nhà mặt đất 2
Mẫu hợp đồng thuê nhà ở là nhà mặt đất 2

1.2. Trường hợp thuê nhà là căn hộ chung cư

Luật Ánh Ngọc đã soạn thảo mẫu hợp đồng thuê nhà ở, với trường hợp nhà thuê là căn hộ chung cư. Để xem chi tiết và tải về mẫu hợp đồng thuê nhà ở, quý khách hàng vui lòng click vào đây: Hợp đồng thuê nhà ở căn hộ chung cư mới nhất.

Mẫu hợp đồng thuê nhà ở là căn hộ chung cư 1
Mẫu hợp đồng thuê nhà ở chung cư 1
Mẫu hợp đồng thuê nhà ở là căn hộ chung cư 2
Mẫu hợp đồng thuê nhà ở là căn hộ chung cư 2

Có thể đọc thêm: Tải về Thỏa thuận chuyển giao hợp đồng thuê nhà mới nhất

2. Cách viết mẫu hợp đồng thuê nhà ở cụ thể

Căn cứ theo Điều 121 Luật Nhà ở 2014 quy định về hợp đồng về nhà ở. Hợp đồng thuê nhà ở là hợp đồng do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản.

Theo đó, có thể viết mẫu hợp đồng thuê nhà ở với các nội dung như: 

- Quốc hiệu và Tiêu ngữ

- Thông tin của bên cho thuê và bên thuê: Họ và tên, địa chỉ,...;

- Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch: diện tích, vị trí,....

+ Nếu là nhà mặt đất thì cần chú ý đến đặc điểm của thửa đất ở gắn liền với nhà ở đó;

+ Nếu là nhà chung cư thì cần biết rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu.

- Giá thuê nhà ở: Số tiền thuê nhà. Nếu nhà nước có quy định về giá thuê thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;

- Thanh toán tiền thuê nhà ở: Cách thức và thời điểm thanh toán;

- Thời hạn cho thuê nhà ở: Thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc Hợp đồng thuê nhà ở;

- Các điều khoản và điều kiện:

+ Quyền và nghĩa vụ của hai bên;

+ Các quy định về việc sử dụng tài sản thuê;

+ Quy định về việc bảo trì và sữa chữa;

+ Cam kết của hai bên.

- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thuê nhà ở;

- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;

- Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên.

Đọc thêm: Dịch vụ soạn thảo Hợp đồng cho thuê nhà theo quy định mới nhất

3. Một vài câu hỏi liên quan về hợp đồng thuê nhà ở

3.1. Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở không? 

Trong quá trình hợp đồng thuê nhà ở có hiệu lực, vì những trường hợp khác nhau thì bên cho thuê hoặc bên thuê nhà ở có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở. Trước khi có quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà phải báo cho bên kia biết trước 01 tháng nếu không có thỏa thuận khác. 

- Trường hợp 01: Bên cho thuê có quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở nếu bên thuê thực hiện các hành vi sau: 

Trường hợp 1
Trường hợp 1

- Trường hợp 02: Bên thuê có quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở nếu bên cho thuê thực hiện các hành vi sau: 

Trường hợp 2
Trường hợp 2

Có thể đọc thêm: Tình huống về : Trường hợp vi phạm về hợp đồng thuê nhà

3.2. Hợp đồng thuê nhà ở có được viết bằng tay không?

Căn cứ tại Điều 119 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định trong giao dịch dân sự thì được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi vụ thể.  

Mặt khác, Hợp đồng thuê nhà ở là một loại hợp đồng dân sự (thuộc nhóm Hợp đồng thuê nhà). Trong hợp đồng thuê nhà ở có nêu rõ với khoản thời gian hai bên thỏa thuận, bên cho thuê nhà giao lại nhà cho bên thuê để sử dụng; bên thuê nhà trả tiền thuê nhà đúng hạn theo số tiền đã thỏa thuận (hoặc theo pháp luật); quyền và nghĩa vụ của mỗi bên; cam kết của mỗi bên.

Dẫn đến, để tuân thủ tính pháp lý cũng như đảm bảo về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng thì hợp đồng về nhà ở sẽ do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản. Trong đó, văn bản lập thành có thể viết tay hoặc đánh máy nhưng phải phù hợp với tiêu chuẩn và đầy đủ các nội dung có trong một hợp đồng thuê nhà ở.

3.3. Khi cho thuê nhà ở phải nộp những khoản thuế nào?

Với trường hợp, số tiền thu được từ việc cho thuê nhà lớn hơn 100.000.000 thì khi cho thuê nhà, người cho thuê có thể còn phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC, có 2 loại thuế cần phải nộp trong việc ký hợp đồng thuê nhà đó là:

- Thuế giá trị gia tăng với tỷ lệ tính thuế là 5%;

- Thuế thu nhập cá nhân với tỷ lệ tính thuế là 5%;

Theo đó, công thức tính thuế được áp dụng trong trường hợp này sẽ là:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x 5%
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x 5%

3.4. Có phải công chứng hợp đồng thuê nhà ở khi đi thuê hay không? Mức thu phí là bao nhiêu?

Theo quy định hiện nay, pháp luật không có quy định bắt buộc là khi lập hợp đồng thuê nhà ở hiện nay không phải công chứng. Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi cũng như nghĩa vụ của bên cho thuê nhà ở và bên thuê nhà ở thì cũng nên công chứng hợp đồng thuê nhà ở.

Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT - BTC có quy định về mức thu phí đối với việc công chứng hợp đồng thuê nhà ở được xác định theo giá trị của hợp đồng, giao dịch. Chi tiết mức thu phí:

TT

Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

(tổng số tiền thuê)

Mức thu

(đồng/trường hợp)

1

Dưới 50 triệu đồng

40 nghìn

2

Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng

80 nghìn

3

Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng

0,08% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

4

Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng

800 nghìn đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng

5

Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng

02 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng

6

Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng

03 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng

7

Từ trên 10 tỷ đồng

05 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng (mức thu tối đa là 8 triệu đồng/trường hợp)

Trên đây là một số thông tin của Luật Ánh Ngọc về vấn đề những quy định khi khách hàng lập hợp đồng thuê nhà ở và những lưu ý. Hy vọng với những thông tin đã được cung cấp sẽ giúp khách hàng có thể tham khảo để giải quyết vướng mắc của bản thân. 

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.