Con nuôi có được hưởng thừa kế và giải quyết tranh chấp thừa kế


Con nuôi có được hưởng thừa kế và giải quyết tranh chấp thừa kế

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa những người nhận nuôi con và người được nhận làm con nuôi. Việc nuôi con nuôi là một việc làm văn minh, là hành động đạo đức tốt đẹp, góp phần giúp những đứa trẻ được nhận nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. Tuy nhiên, khi vấn đề nhận nuôi con càng nhiều, các vấn đề pháp lý phát sinh bên cạnh đó càng phức tạp, đặc biệt trong vấn đề thừa kế và chia tài sản. Theo quy định của pháp luật, con nuôi có được hưởng thừa kế hay không? Khi xảy ra tranh chấp về thừa kế, con nuôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Cùng Luật Ánh Ngọc giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Căn cứ pháp lý

- Bộ luật dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

- Luật nuôi con nuôi 2010

- Bộ luật tố tụng dân sự 2015

2. Vấn đề pháp lý liên quan đến con nuôi

Các khái niệm liên quan đến con nuôi và nuôi con nuôi đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống, được quy định trong Luật nuôi con nuôi 2010. Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. Cha mẹ nuôi là người nhận nuôi con sau khi việc nuôi con được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.  Hiện nay, quan hệ cha mẹ con nuôi khá phổ biến, tuy nhiên, không phải mối quan hệ nào cũng được pháp luật công nhận và bảo vệ, đặ biệt liên quan đến vấn đề thừa kế di sản.  Để đủ điều kiện thừa kế di sản, con nuôi phải được pháp luật thừa nhận bằng thủ tục đăng ký, đối với những trường hợp có quan hệ nuôi dưỡng thực tế nhưng chưa được pháp luật thừa nhận thì không có cơ sở để pháp luật bảo vệ quyền thừa kế của họ. Người nhận nuôi và người được nhận nuôi phải đáp ứng các điều kiện: 

- Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi: Để con nuôi có đầy đủ các điều kiện để phát triển trong môi trường mới, có được tình yêu thương và chăm sóc của cha mẹ,  Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về người nhận nuôi con nuôi như sau:

+ Người nhận nuôi con nuôi phải là người có  năng lực hành vi dân sự đầy đủ

+ Phải hơn con nuôi 20 tuổi trở lên: Pháp luật quy định khoảng cách về độ tuổi đối với người nhận nuôi bởi lẽ, khoảng cách 20 tuổi là khoảng hợp lý, tạo ra sự cách biệt giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi, khi đó người nhận nuôi đã phát triển đầy đủ về mặt tâm sinh lý, có nhận thức đầy đủ về trách nhiệm đối với con cái, đồng thời giúp hình thành thái độ kính trọng của con nuôi đối với cha mẹ nuôi

+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở đảm bảo cho việc nhận nuôi trong các vấn đề: chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi

+ Có tư cách đạo đức tốt.

Tuy nhiên, pháp luật cũng loại trừ điều kiện về độ tuổi cũng như điều kiện kinh tế, sức khỏe đối với người nhận nuôi là cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.

Bên cạnh những điều kiện để được nhận nuôi con nuôi, pháp luật cũng quy định về các trường hợp không được nhận nuôi con nuôi. Điều đó có nghĩa là, mặc dù thỏa mãn các điều kiện nuôi con nuôi nhưng thuộc một trong các trường hợp loại trừ quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 thì cũng không được nhận nuôi con nuôi.

Các trường hợp không được nhận nuôi con nuôi
Các trường hợp không được nhận nuôi con nuôi

- Điều kiện đối với người được nhận nuôi con nuôi: quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi:

+ Trẻ em dưới 16 tuổi

+ Trẻ em trên 16 tuổi dưới 18 tuổi thuộc một trong các trường hợp:

  • Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi
  • Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi

- Trình tự, thủ tục nhận nuôi con nuôi:

+ Nộp hồ sơ đăng ký nhận nuôi con: Hồ sơ của người nhận nuôi và người được nhận nuôi theo quy định tại Điều 17, Điều 18 Luật nuôi con nuôi 2010. Hồ sơ nộp tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký theo từng trường hợp cụ thể 

+ Kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những  người liên quan

+ Cấp giấy chứng nhận nuôi con nuôi

Việc thực hiện các thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha mẹ con đối với các bên, làm cơ sở bảo vệ quyền lợi các bên và giải quyết các tranh chấp phát sinh dựa trên nghĩa vụ đôi bên.

3. Con nuôi có được hưởng thừa kế không?

Khi đáp ứng các điều kiện về đăng ký nuôi con nuôi, người con nuôi sẽ được hưởng đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với cha mẹ nuôi, kể cả trong việc thừa kế di sản. Điều 653 Bộ luật dân sự 2015 quy định quan hệ thừa kế giữa con nuôi với cha mẹ nuôi thì con nuôi và cha mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và được thừa kế di sản theo các quy định tại Điều 651 và Điều 652 Bộ luật dân sự.

3.1. Thừa kế theo di chúc

Việc con nuôi có được thừa kế theo di chúc hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí, mong muốn của cha mẹ nuôi khi lập di chúc phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự. Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng thừa kế, phân định di sản thừa kế cho từng người, chỉ định người giữ di chúc, quản lý di sản,...

Như vậy, nếu trong di chúc, nếu cha mẹ nuôi không chia di sản cho con nuôi thì người con nuôi không được hưởng, con trưởng hợp cha mẹ nuôi để lại di sản của mình cho con nuôi trong di chúc hợp pháp thì người con nuôi hoàn toàn có quyền hường phần tài sản đó. 

Ví dụ: Nhà anh A có 4 người con, trong đó A là được bố mẹ nhận nuôi và đã đăng ký nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật. Bố A mất để lại di chúc chia cho 4 anh chị em nhà A mỗi người một phần. Nhưng 3 người con ruột không đồng ý vì cho rằng A không phải con ruột nên không có phần. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, anh A hoàn toàn có quyền hưởng phần di sản theo di chúc bố nuôi để lại.

3.2. Thừa kế theo pháp luật

Trường hợp cha mẹ nuôi qua đời nhưng không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp,... hoặc các trường hợp quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.  Khi di sản của cha mẹ sẽ được chia theo pháp luật thì theo quy định tại Điều 653 Bộ luật dân sự, người con nuôi có quyền được hưởng thừa kế theo pháp luật( Điều 651) và thừa kế thế vị( Điều 652) như sau:

Pháp luật dân sự thừa nhận hàng thừa kế theo pháp luật theo thứ tự như sau: 

Các hàng thừa kế theo pháp luật
Các hàng thừa kế theo pháp luật

Con nuôi thuộc hàng thừa  kế thứ nhất nên được hưởng các quyền thừa kế như các đồng thừa kế khác ở hàng thứ nhất. Đồng thời, trong trường hợp  con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống. Điều này đặt ra cả đối với con nuôi, có nghĩa là, người con nuôi cũng được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ mình được hưởng nếu còn sống.( Căn cứ theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng nếu người con nuôi không thuộc các trường hợp không được nhận thừa kế như: bị truất quyền thừa kế, từ chối nhận thừa kế,... thì có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật như đối với con đẻ đối với di sản do cha, mẹ nuôi chết để lại theo quy định pháp luật.

Xem thêm bài viết tại:

Dịch vụ ly hôn thuận tình tại Hà Nội lên Tòa 01 lần không mất thêm phí

4. Giải quyết tranh chấp về thừa kế liên quan đến con nuôi

Tranh chấp về thừa kế là một tranh chấp thuộc về tranh chấp dân sự, các vấn đề tranh chấp liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của những người được hưởng thừa kế về phân chia di sản thừa kế cũng ngày càng là vấn đề được quan tâm. Việc giải quyết tranh chấp này luôn đặt ra vấn đề giữa tình và lý, bởi lẽ các bên tranh chấp luôn có mối quan hệ huyết thống hoặc liên quan đến cả con nuôi. 

Liên quan đến các tranh chấp dân sự, pháp luật luôn khuyến khích các bên thực hiện các biện pháp thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thể giải quyết tranh chấp bằng các con đường trên, thì các bên có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế thuộc thẩm quyền của Tòa án, cụ thể là Tòa án nhân dân cấp huyện. Trường hợp đương sự hoặc tài sản đang ở nước ngoài thì thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh. ( Căn cứ theo quy định tại Điều 35, Điều 38 Bộ luật Tố tụng dân sự).

Về vấn đề ai có quyền khởi kiện tranh chấp về thừa kế di sản, thì tất cả những người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến việc chia di sản thừa kế, đó là những  người thuộc hàng thừa kế của người đã mất để lại di sản thừa kế theo quy đjnh tại Điều 651 Bộ luật dân sự. Như vậy, con nuôi cũng có quyền khởi kiện khi nhận thấy quyền và lợi ích liên quan đến việc thừa kế di sản của mình bị xâm phạm.

Thủ tục giải quyết tranh chấp về thừa kế liên quan đến con nuôi tiến hành như sau:

- Bước 1: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền

Việc gửi đơn khởi kiện phải được kèm theo các tài liệu liên quan, các chứng cứ chứng minh quyền và lợi ích của người khởi kiện cũng như giấy tờ chứng minh nhân thân của người khởi kiện.

- Bước 2: Tòa án nhận đơn và thụ lý và đưa ra thông báo cho các bên liên quan

- Bước 3: Tiến hành hòa giải

- Bước 4: Nếu hòa giải không thành, tòa án sẽ đưa ra xét xử

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về thừa kế tuân theo các quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự: Điều 186 về quyền khởi kiện, Điều 189 về nội dung đơn khởi kiện, Điều 190 quy định về việc gửi đơn khởi kiện đến Tòa án, Điều 191, Điều 195, Điều 205, Điều 220,... và các văn bản pháp luật liên quan. 

Xem thêm bài viết tại: Hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì có cần hoà giải không?

Đến với Luật Ánh Ngọc, chúng tôi sẽ giúp khách hàng trong việc:

- Tư vấn pháp lý liên quan đến tranh chấp về thừa kế: xác định vấn đề thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật, tiến hành kiểm tra di sản, kiểm tra về quyền thừa kế của khách hàng, thu thập chứng cứ,...

- Tư vấn về trình tự, thủ tục hồ sơ khởi kiện chi tiết nhất

- Thay mặt khách hàng soạn đơn, nộp đơn đến Tòa án có thẩm quyền

- Tham gia với tư cách luật sư bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong quá trình tố tụng.

 

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.