Xử phạt vi phạm liên quan Giấy phép môi trường


Xử phạt vi phạm liên quan Giấy phép môi trường
Giấy phép môi trường là văn bản pháp lý được cấp cho tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có ảnh hưởng, tác động đến môi trường nhằm hạn chế tác động xấu đến môi trường và là cở sở cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý. Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại nhiều hành vi vi phạm liên quan đến giấy phép môi trường. Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm liên quan đến giấy phép môi trường bị xử phạt như thế nào?

1. Xử lý vi phạm liên quan đến Giấy phép môi trường

Xử phạt liên quan đến giấy phép
Xử phạt liên quan đến giấy phép

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 45/2022/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, chủ dự án đầu tư, cơ sở vi phạm quy định liên quan đến giấy phép môi trường sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Tùy thuộc vào từng loại giấy phép do cơ quan có thẩm quyền nào cấp thì mức tiền phạt đối với hành vi phạm khác nhau:

Hành vi

Mức tiền phạt (đồng)

UBND cấp huyện hoặc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp tương đương

UBND cấp tỉnh hoặc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp tương đương

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp tương đương

Thay đổi so với nội dung giấy phép đã cấp nhưng không báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết hoặc nộp hồ sơ xin cấp giấy phép không đúng thời hạn quy định:

 

5.000.000 - 10.000.000

10.000.000 - 15.000.000

15.000.000 - 20.000.000

Không công khai giấy phép

10.000.000 - 15.000.000

15.000.000 - 20.000.000

20.000.000 - 30.000.000

Thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ một trong các nội dung giấy phép môi trường, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và trường hợp đã được xử phạt khác

15.000.000 - 20.000.000

20.000.000- 30.000.000

30.000.000 - 40.000.000

Không rà soát công trình, thiết bị xử lý chất thải để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm hoặc không cải tạo, nâng cấp công trình xử lý chất thải

20.000.000 - 25.000.000

80.000.000 - 100.000.000

100.000.000 - 150.000.000

Cung cấp thông tin về kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường không chính xác, không trung thực; hông thực hiện việc cấp đổi, cấp điều chỉnh giấy phép, không thực hiện nội dung của giấy phép

25.000.000 - 30.000.000

100.000.000 - 150.000.000

150.000.000 - 200.000.000

Không được cấp lại giấy phép môi trường

30.000.000 - 35.000.000

150.000.000- 170.000.000

200.000.000 - 220.000.000

Không vận hành hoặc không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý chất thải; xây lắp công trình xử lý chất thải không đúng theo giấy phép

35.000.000 - 40.000.000

170.000.000-200.000.000

220.000.000 - 250.000.000

Xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không xây lắp công trình bảo vệ môi trường

40.000.000 - 50.000.000

400.000.000 - 500.000.000

800.000.000- 1.000.000.000

Thực hiện không đúng, không đầy đủ nội dung về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ trong giấy phép

30.000.000 - 40.000.000

60.000.000 - 80.000.000

80.000.000 - 100.000.000

Không thực hiện nội dung về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ trong trường hợp phải thực hiện

40.000.000 - 50.000.000

80.000.000 -100.000.000

100.000.000 - 120.000.000

 

Mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền với mức phạt bằng 02 lần mức phạt tương ứng đối với cá nhân.

Ngoài bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng để khắc phục vi phạm của hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không xây lắp công trình bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân vị phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả khi thực hiện hành vi xây lắp, lắp đặt trên:

  • Buộc phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Trường hợp chủ dự án, đầu tư thuộc trường hợp phải có giấy phép môi trường nhưng hoạt động không có giấy phép thì bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND cấp huyện hoặc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng mà có tiêu chí về môi trường tương đương thẩm quyền cấp giấy phép của UBND cấp huyện;
  • Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND cấp tỉnh hoặc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng mà có tiêu chí về môi trường tương đương thẩm quyền cấp giấy phép của UBND cấp tỉnh;
  • Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng mà có tiêu chí về môi trường tương đương thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Đồng thời, chủ đầu tư, dự án còn có thể bị đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải mà không có giấy phép của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng và buộc di dời dự án đầu tư, cơ sở đến địa điểm phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt nếu địa điểm đang thực hiện dự án đầu tư, cơ sở không phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường.

2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm

Căn cứ Chương III Nghị định 45/2022/NĐ-CP, cơ quan sau có thẩm quyền xử phạt vi phạm liên quan đến giấy phép môi trường:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh; Giám đốc Công an cấp tỉnh;
  • Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ;
  • Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường;
  • Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường;
  • Thanh tra Quốc phòng

3. Những lưu ý để tránh bị xử phạt liên quan đến giấy phép môi trường

  • Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở thuộc trường hợp phải có giấy phép môi trường, chủ đầu tư phải tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép môi trường. Để được cấp giấy phép môi trường, chủ dự án đầu tư phải đáp ứng điều kiện cấp phép và chuẩn bị hồ sơ cấp phép hợp lệ;
  • Thực hiện hoạt động xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài,… theo đúng nội dung được cấp trong giấy phép. Trường hợp có sự thay đổi nội dung giấy phép thì chủ đầu tư dự án phải xin cấp lại giấy phép hoặc điều chỉnh giấy phép, tránh bị xử phạt dẫn đến bị tước giấy phép môi trường;
  • Thời hạn của giấy phép môi trường là 07 năm hoặc 10 năm tùy thuộc vào từng loại dự án đầu tư, cơ sở. Trường hợp giấy phép môi trường sắp hết hạn, chủ dự án đầu tư, cơ sở phải thực hiện xin cấp lại giấy phép theo đúng quy định.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.