1. Thế nào là giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế là một tài liệu quan trọng do cơ quan có thẩm quyền cấp sau khi đã tiến hành kiểm tra, xác minh và đảm bảo rằng hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp nước ngoài ( đầu tư tại Việt Nam, ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức quốc tế hoặc là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức) thực hiện đầy các yêu cầu về vốn, cơ sở vật chất, quy trình vận chuyển, bốc xếp,... cũng như tuân thủ các quy định về thông quan, hàng hóa không phải là hàng cấm,...
Việc cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế là một quá trình quan trọng, đòi hỏi đáp ứng đủ điều kiện, tuân tủ các quy tắc và quy định về kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
2. Điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
Có 02 điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh, gồm:
- Về đối tượng: Chủ thể đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi muốn kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế tại Việt Nam. Thường là: Doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức quốc tế hoặc doanh nghiệp là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức.
- Về điều kiện cấp: Người kinh doanh các phương thức vận tải tham gia vào hoạt động vận tải đa phương thức phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật tương ứng với mỗi phương thức vận tải. Luật Ánh Ngọc sẽ chia sẻ với mọi người từng trường hợp cụ thể sau:
Điều kiện cấp giấy phép | |
Trường hợp 01: Doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. |
(1) Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương hoặc có phương án tài chính thay thế theo quy định của pháp luật. (2) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương. |
Trường hợp 02: Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức. |
(1) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thực quốc tế hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp. (2) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương. |
3. Quy trình, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
3.1. Trình tự thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
Quy trình thực hiện gồm các bước sau:
Bước 01: Hợp tác xã hoặc doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
Bước 02: Bộ Giao thông vận tải xem xét và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thực quốc tế cho doanh nghiệp.
Bước 03: Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế chưa đầy đủ theo quy định, Bộ Giao thông vận tải phải có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế: theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 144/2018/NĐ-CP.
Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế: theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 144/2018/NĐ-CP/Nghị định sửa đổi, bổ sung các nghị định về vận tải đa phương thức quốc tế.
Cơ quan giải quyết và có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế là Bộ Giao Thông Vận tải.
Đối tượng thực hiện là Doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức quốc tế hoặc doanh nghiệp là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức.
Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc. Ngoài ra đối với trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, kể từ ngày nhận được hồ sơ trực tiếp hoặc ngày đến ghi trên dấu bưu điện là 03 ngày làm việc.
3.2. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
Tùy từng trường hợp, thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép sẽ khác nhau, cụ thể gồm:
-(Trường hợp 01). Doanh nghiệp, hợp tác xã, Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.
Trong đó:
Đối với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ tương đương theo quy định của pháp luật:
+ Nộp trực tiếp: Nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực.
+ Nộp qua đường bưu chính: Nộp bản sao có chứng thực.
- (Trường hợp 02). Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức.
Trong đó:
- " Trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức" là phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi và sai sót của người làm công hoặc đại lý của mình, khi họ đã hành động trong phạm vi được thuê, hoặc mọi hành vi và sai sót của bất cứ người nào khác mà người kinh doanh vận tải đa phương thức sử dụng dịch vụ của họ để thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức.
- “Hợp đồng vận tải đa phương thức” là hợp đồng được giao kết giữa người gửi hàng và người kinh doanh vận tải đa phương thức, theo đó người kinh doanh vận tải đa phương thức đảm nhận thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa để thu tiền cước cho toàn bộ quá trình vận chuyển, từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng.
4. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
4.1. Có được cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế không?
Trong thời hạn 05 năm Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế có hiệu lực từ ngày cấp, nếu có thay đổi một trong những nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế hoặc Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế hết hạn, bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng, doanh nghiệp được cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
4.2. Khi kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế mà vi phạm điều kiện kinh doanh vận tải đa thức thì có bị xử phạt không?
Khoản 21 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định 142/2017/NĐ-CP, nếu doanh nghiệp hoặc hợp tác xã vi phạm về điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức trong các trường hợp sau:
+ Có hành vi kinh doanh vận tải đa phương thức không đúng nội dung ghi trong giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.
+ Kinh doanh vận tải đa phương thức không có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.
+ Hoạt động kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Thì chủ thể vi phạm sẽ bị xử phạt tiền ( Từ 3.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng) hoặc bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Do đó, có thể kết luận rằng : Khi kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế mà vi phạm điều kiện kinh doanh vận tải đa thức thì sẽ dẫn đến việc bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Chủ đề về lĩnh vực " Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế" trên có thể giúp doanh nghiệp, cá nhân hiểu thêm phần nào về việc để muốn hoạt động trong vĩnh vực này, việc có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế là một phần quan trọng không thể thiếu. Với sứ mệnh hỗ trợ và tư vấn cho doanh nghiệp, Luật Ánh Ngọc tự hào mang đến dịch vụ chuyên nghiệp trong việc xin cấp giấy chứng nhận này.
Luật Ánh Ngọc không chỉ đơn thuần là một dịch vụ tư vấn pháp lý mà còn là đối tác tin cậy, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và an toàn. Với phương châm "Sự thành công của bạn, là thành công của chúng tôi", chúng tôi luôn sẵn lòng đồng hành cùng bạn trên hành trình phát triển kinh doanh. Hãy liên hệ với đội ngũ luật sư của Luật Ánh Ngọc ngay hôm nay để được trải nghiệm dịch vụ chất lượng và uy tín.