Các trường hợp được sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập kinh doanh công cụ hỗ trợ


Các trường hợp được sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập kinh doanh công cụ hỗ trợ
Doanh nghiệp cần lưu ý những trường hợp phải sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ để kịp thời nộp hồ sơ sửa đổi giấy phép, tránh việc bị xử phạt hành chính hoặc những rủi ro khác không mong muốn.

1. Các trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ

Công cụ hỗ trợ bao gồm: súng điện, hơi ngạt, lazer, súng phóng dây mồi, hơi cay, pháo hiệu, lựu đạn khói,... Đây là những vật dụng khi sản xuất cần đến những vật liệu dễ gây cháy nổ, và cần có cơ sở vật chất, phương tiện đủ điều kiện, đảm bảo an toàn để sản xuất công cụ hỗ trợ. Chính vì thế, Luật đầu tư đã quy định rằng việc kinh doanh công cụ hỗ trợ là nghành nghề kinh doanh có điều kiện, tức là phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật về an ninh, phòng cháy chữa cháy,... thì doanh nghiệp mới được phép kinh doanh. 

Doanh nghiệp muốn kinh doanh công cụ hỗ trợ thì cần xin cấp giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ.

Theo thống kê vào năm 2023, Bộ Công an luôn chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng hàng năm thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh công cụ hỗ trợ, qua đó phát hiện các vi phạm và xử lý hành chính lên đến hàng trăm triệu đồng. Các vi phạm này bao gồm không tuân thủ nội dung giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ, không đảm bảo phòng cháy chữa cháy cơ sở sản xuất, các thông tin trong thực tế không đúng với giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ,... 

Từ thống kê trên, có thể thấy rằng việc doanh nghiệp hoạt động đúng với nội dung cấp phép là điều rất quan trọng. Điều này không chỉ đơn giản là giúp doanh nghiệp tránh khỏi xử phạt hành chính, mà quan trọng hơn là giúp việc kinh doanh diễn ra thuận lợi, ít rủi ro. 

Các trường hợp dưới đây cần sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ:

  • Thứ nhất, doanh nghiệp có sự thay đổi các thông tin so với nội dung giấy phép ban đầu (địa điểm kinh doanh, người đại diện, liên hệ,...). Ví dụ doanh nghiệp A tại thời điểm đăng ký kinh doanh công cụ hỗ trợ đặt địa chỉ tại thành phố A, sau khi hoạt động được 2 năm thì phải chuyển sang địa chỉ khác;
  • Thứ hai, doanh nghiệp muốn kinh doanh các công cụ hỗ trợ khác ngoài công cụ ban đầu đã xin cấp phép. Có một danh mục công cụ hỗ trợ kèm mã số của từng công cụ. Doanh nghiệp xin kinh doanh công cụ nào sẽ được kinh doanh công cụ đó, nên nếu muốn được kinh doanh các công cụ khác thì cần xin cấp phép sửa đổi bổ sung.

 

Các trường hợp sửa đổi bổ sung giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ
Các trường hợp sửa đổi giấy phép 

Như vậy, có hai trường hợp cần phải sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ. Doanh nghiệp cần lưu ý hai trường hợp trên để kịp thời nộp hồ sơ sửa đổi giấy phép, tránh việc bị xử phạt hành chính hoặc những rủi ro khác không mong muốn.

2. Hồ sơ thực hiện sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập kinh doanh công cụ hỗ trợ

Nếu trong trường hợp doanh nghiệp có sự thay đổi về người đại diện, địa chỉ doanh nghiệp,... thì trước tiên doanh nghiệp cần đăng ký thay đổi với Cục quản lý đăng ký kinh doanh, sau đó nộp giấy tờ thay đổi và giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ về Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an để được sửa đổi, bổ sung các thông tin trên giấy phép.

Nếu trong trường hợp doanh nghiệp muốn kinh doanh thêm các loại công cụ hỗ trợ khác ngoài những công cụ đã đăng ký ban đầu thì doanh nghiệp nộp đơn, giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ ban đầu về Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an.

Lưu ý rằng cần phải nộp các giấy tờ hợp lệ, trong trường hợp là bản sao thì cần được công chứng, trường hợp là giấy tờ tiếng nước ngoài thì cần được dịch sang Tiếng Việt. Giấy phép ban đầu cần phải cung cấp bản chính. 

Doanh nghiệp chỉ cần thực hiện nộp hồ sơ về Cơ quan có thẩm quyền tại Bộ Công an, trải qua quá trình kiểm duyệt và nếu hồ sơ đầy đủ các thông tin hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp đổi giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ.

Như vậy, hồ sơ thực hiện sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ khá đơn giản, dễ hiểu, trình tự gần giống với quy trình xin cấp phép kinh doanh công cụ hỗ trợ.

3. Dịch vụ xin sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ

Hồ sơ và thủ tục xin sửa đổi có thể trông khá dễ hiểu, tuy nhiên, trên thực tế, việc xin sửa đổi bổ sung chưa đc quy định rõ ràng, rành mạch trong luật. Vì vậy, các doanh nghiệp nếu tự xin sửa đổi, bổ sung giấy phép có thể sẽ vướng phải những khó khăn trong quá trình chuẩn bị hồ sơ và xin sửa đổi tại cơ quan có thẩm quyền. Việc lựa chọn dịch vụ xin giấy phép nói chung và xin sửa đổi, bổ sung giấy phép nói riêng chính là nhằm giảm thiểu các rủi ro, tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp cần dịch vụ xin sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ, Luật Ánh Ngọc hỗ trợ các dịch vụ xoay quanh giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ nói riêng và các giấy phép doanh nghiệp khác nói chung, bao gồm:

  • Tư vấn về việc thành lập doanh nghiệp;
  • Tư vấn, chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ;
  • Thay mặt khách hàng giải quyết những vấn đề pháp lý trước, trong và sau khi xin giấy phép;
  • Thông tin đến khách hàng quá trình xin giấy phép, nhận giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ và chuyển đến khách hàng.

Với đội ngũ luật sư có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi tự tin sẽ mang lại trải nghiệm tốt cho Quý khách hàng. Nếu có bất kỳ thắc mắc, vui lòng liên hệ đến Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ và tư vấn.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.