Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động kinh doanh công cụ hỗ trợ


Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động kinh doanh công cụ hỗ trợ
Khái niệm công cụ hỗ trợ không còn xa lạ với người thi hành công vụ và đây cũng là một lĩnh vực mà các doanh nghiệp có thể kinh doanh. Muốn xin cấp giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

1. Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ

Chuẩn bị xin giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ
Chuẩn bị xin giấy phép cần những gì?

Muốn xin giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ, doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

  • Mẫu đơn xin cấp phép theo quy định;
  • Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực kinh doanh và kho bảo quản công cụ hỗ trợ;
  • Danh sách người quản lý, người phục vụ có liên quan trực tiếp đến công tác bảo quản và kinh doanh công cụ hỗ trợ; hồ sơ cá nhân của người đại diện doanh nghiệp; kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp đối với kho bảo quản công cụ hỗ trợ;
  • Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.

Lưu ý: Bản sao các loại giấy tờ cần phải được công chứng, tài liệu tiếng nước ngoài phải được dịch ra Tiếng Việt. Để quá trình duyệt hồ sơ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý rằng nên chọn người quản lý, người có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh công cụ hỗ trợ không phải là người có tiền án, tiền sự, người đang chấp hành án treo, người đang tạm hoãn thi hành án,... Bởi đây là những đối tượng không được phép kinh doanh công cụ hỗ trợ.

2. Nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ ở đâu?

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ có thể nộp trực tiếp hoặc gián tiếp (qua bưu điện) tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ, tức Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an. Bởi đây chính là Cục có thẩm quyền quản lý trong lĩnh vực vũ khí, vật liệu nổ,...

Muốn được cấp giấy phép, cần trải qua sự kiểm duyệt, kiểm tra từ Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội sẽ xét duyệt và trong trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện thì sẽ tiến hành cấp giấy phép. Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện, Cục sẽ có văn bản từ chối nêu rõ lý do.

Trình tự xin cấp phép diễn ra như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đến Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội

Bước 2: Kiểm duyệt hồ sơ

Bước 3: Cấp giấy phép

Tuy ba bước nêu trên khá đơn giản, rõ ràng nhưng trên thực tế, quá trình kiểm duyệt rất chặt chẽ bởi liên quan đến an toàn, an ninh và phòng cháy chữa cháy. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải kiểm tra, giám sát thường xuyên quá trình hoạt động của doanh nghiệp khi đã được cấp phép để đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng như giấy phép đã được cấp.

Công cụ hỗ trợ là phương tiện rất nguy hiểm, có thể gây thương tích nếu không được sử dụng đúng cách, đúng mục đích. Do đó, cần có sự quản lý chặt chẽ, sát sao từ cơ quan quản lý về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.