1. Xin Giấy phép hoạt động điện lực cần những gì?
Căn cứ theo Chương II Thông tư 21/2020/TT-BCT, để xin cấp giấy phép hoạt động điện lực, tổ chức, cá nhân xin cấp phép phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm các nội dung sau đây:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép;
- Danh sách trích ngang chuyên gia tư vấn đảm nhiệm chức danh chủ nhiệm, chức danh giám sát trưởng và các chuyên gia tư vấn khác/người trực tiếp quản lý kỹ thuật, đội ngũ ca trưởng nhà máy, vận hành/người trực tiếp quản lý kinh doanh;
- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (đối với các ngành nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành);
- Bản khai lý lịch công tác có xác nhận của người sử dụng lao động hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương);
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn của các chuyên gia tư vấn;
Ngoài ra, đối với từng loại giấy phép điện lực khác nhau, hồ sơ xin cấp phép còn bao gồm một số tài liệu khác:
1.1. Xin cấp phép trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực
Quyết định phân công nhiệm vụ hoặc giấy xác nhận của chủ đầu tư công trình, dự án đã thực hiện hoặc các tài liệu có giá trị tương đương.
1.2. Xin cấp giấy phép hoạt động phát điện
- Tài liệu về kết quả tập huấn sát hạch đạt yêu cầu về an toàn và giấy chứng nhận vận hành được cấp điều độ có quyền điều khiển cấp theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành của đội ngũ trưởng ca nhà máy điện;
- Một trong các bản sao: Văn bản chấp thuận hoặc quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư, quyết định đầu tư;
Bản sao văn bản phê duyệt quy hoạch công trình; - Bản sao Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường dự án đầu tư nhà máy điện;
- Bản sao Quyết định phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa, biên bản nghiệm thu đập thủy điện, phương án bảo vệ đập và hồ chứa nước, phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp, báo cáo kiểm định an toàn đập (đối với nhà máy thủy điện);
- Bản sao biên bản nghiệm thu hoàn thành lắp đặt tổ máy hoặc hệ thống pin năng lượng mặt trời; bản sao tài liệu xác định thông số chính của nhà máy điện (thông số tua bin, máy phát hoặc tấm pin, bộ chuyển đổi; máy biến áp chính);
- Đối với nhà máy tham gia thị trường điện trừ trường hợp nhà máy điện, tổ máy phát điện dự phòng không nối lưới và chỉ phát điện để bán điện cho khách hàng khi sự cố mất điện từ lưới điện quốc gia: bản sao biên bản nghiệm thu hoàn thành lắp đặt hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng viễn thông phục vụ vận hành thị trường điện; bản sao biên bản nghiệm thu hoàn thành lắp đặt hệ thống SCADA phục vụ vận hành hệ thống điện và thị trường điện
1.3. Xin cấp phép truyền tải điện, phân phối điện
- Tài liệu về kết quả tập huấn sát hạch đạt yêu cầu về an toàn hoặc thẻ an toàn điện, giấy chứng nhận vận hành được cấp điều độ có quyền điều khiển cấp theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia của đội ngũ trưởng ca vận hành;
- Danh mục các hạng mục công trình lưới điện (trang thiết bị công nghệ, đường dây, trạm biến áp) và phạm vi lưới điện do tổ chức đang quản lý;
- Bản sao biên bản nghiệm thu hoàn thành lắp đặt các hạng mục công trình lưới điện;
- Biên bản nghiệm thu theo quy định hoặc Biên bản bàn giao tài sản nếu mua bán, sáp nhập, bàn giao tài sản lưới điện phải có;
- Văn bản thỏa thuận hoặc ủy quyền của các chủ sở hữu cho một đơn vị quản lý vận hành trong trường hợp tài sản lưới điện thuộc sở hữu chung của nhiều nhà đầu tư;
- Bản sao Thỏa thuận đấu nối vào hệ thống điện quốc gia theo quy định; bản đồ ranh giới lưới điện và phạm vi hoạt độn
2. Những lưu ý trong quá trình chuẩn bị hồ sơ
Như đã phân tích ở trên có thể thấy, đối với từng loại giấy phép điện lực, tổ chức, cá nhân xin cấp phép phải chuẩn bị hồ sơ với những thành phần hồ sơ, tài liệu khác nhau.
Ngày 09/6/2023, Thông tư 10/2023/TT-BCT có hiệu lực sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 21/2020/TT-BCT, trong đó có sửa đổi, làm rõ, chi tiết hóa các thành phần hồ sơ xin cấp, sửa đổi bổ sung giấy phép, tổ chức, cá nhân cần lưu ý để tránh bị trả lại hồ sơ do hồ sơ không đầy đủ hợp lệ:
- Thay vì chỉ cần danh sách trích ngang và bản sao văn bản chứng chỉ của người chịu trách nhiệm chính, chuyên gia tư vấn, tổ chức, cá nhân cần bổ sung thêm các giấy tờ chứng minh thời gian làm việc trong lĩnh vực xin cấp phép thông qua Bản khai lý lịch có xác nhận; tài liệu kề kết quả tập huấn sát hạch đạt yêu cầu,…
- Ngoài ra, tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép phải đảm bảo các điều kiện về quy hoạch, đất đai, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, môi trường, đấu nối và các quy định pháp luật có liên quan trước khi đưa công trình điện lực vào vận hành;
3. Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động điện lực ở đâu?
Tuỳ thuộc vào quy mô hoạt động điện lực, người nộp hồ sơ xin giấy phép hoạt động điện lực có thể nộp ở các cơ quan sau:
- Bộ Công thương đối với các trường hợp phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có đấu nối với hệ thống điện quốc gia, đơn vị bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực;
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực với quy mô nhỏ trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Công thương.
4. Dịch vụ xin cấp Giấy phép hoạt động điện lực tại Luật Ánh Ngọc
Là một trong những công ty Luật uy tín hàng đầu tại Việt Nam, Luật Ánh Ngọc tự hào mang đến dịch vụ pháp lý liên quan đến giấy phép hoạt động điện lực với tiêu chí: hiệu quả, tận tâm, uy tín, nhanh chóng và chi phí phải chăng.
Đối với giấy phép hoạt động điện lực, Luật Ánh Ngọc cung cấp dịch vụ xin cấp các loại giấy phép: phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và bán buôn, bán lẻ điện.
Với đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, tại Luật Ánh Ngọc, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ, tư vấn bao gồm nhưng không giới hạn nội dung sau:
- Tư vấn điều kiện, hồ sơ xin cấp phép, quy trình, thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động điện lực và các vấn đề liên quan đến giấy phép như: sửa đổi, bổ sung giấy phép, thu hồi giấy phép, xử phạt vi phạm,…
- Hỗ trợ, tư vấn khách hàng chuẩn bị hồ sơ cấp phép như soạn thảo đơn đề nghị cấp, sửa đổi giấy phép, kiểm tra sự đầy đủ của tài liệu có trong hồ sơ cấp phép,..
- Hỗ trợ và/hoặc đại diện khách hàng thực hiện thủ tục xin cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép tại cơ quan có thẩm quyền;
5. Giải đáp một số thắc mắc
5.1. Thời gian xin giấy phép điện lực là bao lâu?
Căn cứ Điều 36 Luật Điện lực, thời hạn xin giấy phép hoạt động điện lực là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5.2. Có trường hợp nào không phải xin giấy phép hoạt động điện lực không?
Căn cứ Điều 34 Luật Điện lực, những trường hợp sau đây không phải xin giấy phép hoạt động điện lực:
- Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở phát điện để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác;
- Tổ chức, cá nhân hoạt động phát điện có công suất lắp đặt dưới mức công suất quy định;
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn 50 kVA từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo;
- Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực.
5.3. Giấy phép hoạt động điện lực bị thu hồi trong trường hợp nào?
- Không triển khai hoạt động sau 06 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động điện lực;
- Không bảo đảm các điều kiện hoạt động điện lực;
- Không thực hiện đúng các nội dung ghi trong giấy phép hoạt động điện lực;
- Cho thuê, cho mượn, tự ý sửa chữa giấy phép hoạt động điện lực.
Trên đây là toàn bộ hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động điện lực mà tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị trước khi xin cấp phép. Nếu độc giả còn bất kỳ vấn đề nào thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý tại Luật Ánh Ngọc, xin vui lòng liên hệ để được hỗ trợ kịp thời.