1. Dịch vụ tư vấn xin cấp giấy phép thành lập công ty môi giới bảo hiểm tại Luật Ánh Ngọc
Là một trong những công ty Luật uy tín tại Việt Nam, Luật Ánh Ngọc bằng những kinh nghiệm của mình mang đến giải pháp cho doanh nghiệp với dịch vụ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm.
Tại sao doanh nghiệp nên lựa chọn một công ty Luật, đặc biệt là Luật Ánh Ngọc thực hiện các thủ tục pháp lý về giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm:
- Tính chuyên nghiệp: Là công ty chuyên tư vấn giải pháp xử lý các vấn đề pháp lý, Luật Ánh Ngọc có đội ngũ Luật sư am hiểu pháp luật, có nhiều năm kinh nghiệm không chỉ trong các vấn đề liên quan đến giấy phép thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Chính kinh nghiệm và khả năng thực chiến được tôi luyện trong quá trình làm việc giúp cho Luật Ánh Ngọc có thể linh hoạt và ứng biến tốt khi phát sinh các vấn đề liên quan trong quá trình xin cấp phép.
- Tư vấn tận tâm, toàn diện: Đặt cái tâm, đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu, ưu tiên vấn đề của quý khách hàng, Luật Ánh Ngọc cam kết đồng hành cùng quý khách hàng trong suốt quá trình xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động nhằm giúp quý khách hàng đáp ứng các điều kiện pháp lý, an tâm thực hiện kinh doanh môi giới bảo hiểm.
- Tiết kiệm chi phí nhưng mang lại hiệu quả cao: Luật Ánh Ngọc đặt trụ sở chính tại Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm. Ngoài ra, vì tính chuyên biệt do thực hiện chuyên môn về luật pháp, bất kì vấn đề pháp lý nào phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục đều được chúng tôi xử lý và giải quyết kịp thời, đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Đây chính là những điểm khác biệt tương đối khi doanh nghiệp tự mình thực hiện và những người có chuyên môn pháp luật thực hiện.
Vậy dịch vụ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm tại Luật Ánh Ngọc có gì mà lại mang đến nhiều lợi ích đến vậy? Tại Luật Ánh Ngọc, quý khách hàng sẽ được tư vấn các vấn đề pháp lý về giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm như sau:
- Tư vấn, đánh giá doanh nghiệp đã đáp ứng các điều kiện xin giấy phép thành lập công ty môi giới bảo hiểm hay chưa? Trường hợp doanh nghiệp đang trong quá trình thành lập, chúng tôi tư vấn những giải pháp pháp lý tối ưu và phù hợp khi thành lập công ty môi giới bảo hiểm, đảm bảo chi phí, vốn góp và tình hình chung của doanh nghiệp;
- Tư vấn, hỗ trợ hoặc soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập công ty môi giới bảo hiểm từ cách thức viết đơn xin cấp phép, các tài liệu kèm theo trong hồ sơ,…
- Thay mặt doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép tại cơ quan có thẩm quyền cũng như đại diện doanh nghiệp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình xin cấp phép nếu doanh nghiệp yêu cầu;
- Tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh sau khi được cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm như:
- Tư vấn các vấn đề pháp lý về sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập như trường hợp nào được sửa đổi, bổ sung; hồ sơ thủ tục như thế nào;
- Tư vấn hồ sơ, trình tự thủ tục cấp lại giấy phép thành lập và hoạt động (nếu có);
- Tư vấn các rủi ro có thể phát sinh liên quan đến giấy phép như các trường hợp doanh nghiệp có thể bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, xử lý vi phạm liên quan đến giấy phép,…
2. Điều kiện được cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm
Căn cứ theo Điều 133 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm, công ty phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Công ty được thành lập theo đúng quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân và hoạt động hợp pháp;
- Mức vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập công ty là 05 tỷ đồng đối với công ty môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm. Trong trường hợp công ty kinh doanh môi giới cả hai loại thì mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ VNĐ;
- Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, vốn góp của các thành viên sáng lập công ty không phải là vốn vay hoặc ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác. Điều này nhằm đảm bảo công ty luôn duy trì được nguồn vốn chủ sở hữu trong suốt quá trình hoạt động;
- Doanh nghiệp phải có dự thảo điều lệ phù hợp với luật định;
- Người quản lý công ty môi giới bảo hiểm phải là người có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính và có số năm kinh nghiệm nhất định tùy thuộc vào từng vị trí;
3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập, hoạt động công ty môi giới bảo hiểm
Bước 1: Công ty môi giới bảo hiểm chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp giấy phép, cụ thể gồm những tài liệu sau:
- Đơn xin cấp giấy phép;
- Các tài liệu về công ty gồm: dự thảo điều lệ; phương án hoạt động của công ty trong 05 năm đầu; hồ sơ, danh sách của thành viên sáng lập công ty, các biên bản họp liên quan đến hoạt động góp vốn,…
- Báo cáo tài chính của năm tài chính liền kề trước đó đã được kiểm toán;
- Các văn bản cam kết góp vốn, văn bản chứng minh đáp ứng các yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu, văn bản đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính,…
Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động là Bộ Tài chính.
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến nếu đáp ứng điều kiện.
Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
Sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, Bộ Tài chính tiến hành kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 30 ngày:
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, doanh nghiệp được thông báo các nội dung cần sửa đổi, bổ sung và phải hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 06 tháng.
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty môi giới bảo hiểm. Trường hợp từ chối cấp phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do từ chối.
Thời hạn để cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty bảo hiểm là 60 ngày. Như vậy, thời gian tối thiểu để doanh nghiệp được cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm là 90 ngày và có thể kéo dài hơn 01 năm nếu hồ sơ của doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu.
Mẫu giấy phép thành lập và hoạt động được quy định chi tiết tại Phụ lục I Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
4. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xin cấp giấy phép
Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 được ban hành ngày 16/6/2022 có hiệu lực từ ngày 01/1/2023 đã có những thay đổi, sửa đổi và bổ sung so với Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, trong đó có quy định liên quan đến giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm.
Luật Kinh doanh bảo hiểm mới đã có những thay đổi tích cực nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính như bãi bỏ quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công ty môi giới bảo hiểm, thay thế việc Bộ Tài chính phải chấp thuận đối với việc đóng, mở hoặc thay đổi địa điểm đặt chi nhánh, văn phòng đại diện bằng bằng việc doanh nghiệp chỉ cần thông báo trước khi có sự thay đổi. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc.
Qua một năm có hiệu lực và thực thi, quá trình xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm gặp phải một số khó khăn:
- Điều kiện cấp phép, hồ sơ cấp phép tương đối nhiều nhưng Luật quy định mang tính khái quát, tổng quan trong khi không có văn bản hướng dẫn cụ thể, dẫn đến nhiều doanh nghiệp lúng túng, phải viện dẫn hoặc tham khảo các văn bản pháp luật hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm đã hết hiệu lực;
- Khó khăn trong quá trình thực hiện xin cấp giấy phép do Luật Kinh doanh bảo hiểm không quy định cụ thể về trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép mà chỉ quy định “Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục” nhưng chưa kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn;
- Một số doanh nghiệp chưa cập nhật các văn bản pháp luật hiện hành, vẫn viện dẫn các quy định đã hết hiệu lực dẫn đến việc cấp phép kéo dài, tốn kém chi phí đi lại và ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp;
- Sau 07 tháng Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có hiệu lực, đến ngày 01/7/2023, Nghị định số 46/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm mới được ban hành và có hiệu lực. Tuy nhiên, do được thực hiện trong thời gian ngắn dẫn đến vẫn còn một số những vướng mắc, chưa thống nhất trong cách hiểu, các vận dụng pháp luật;
- Cơ quan cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm duy nhất là Bộ Tài chính, trong khi đó, thủ tục xin cấp phép vẫn chưa thực hiện bằng hình thức trực tuyến thông qua hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia, dẫn đến việc khó khăn trong quá trình đi lại, thời gian thực hiện của doanh nghiệp ở xa
6. Giải đáp một số thắc mắc:
6.1. Giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm bị thu hồi trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, công ty môi giới bảo hiểm bị thu hồi giấy phép khi có một trong những hành vi sau:
- Gian lận trong hồ sơ xin cấp giấy phép để đủ điều kiện được cấp phép;
- Doanh nghiệp không còn tư cách pháp nhân như bị chia, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc bị tuyên bố phá sản;
- Doanh nghiệp hoạt động không đúng với nội dung quy định trong giấy phép;
- Doanh nghiệp được cấp giấy phép theo đúng quy định pháp luật nhưng không chính thức hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp phép trừ các trường hợp bất khả kháng;
- Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam bị phát sản hoặc thu hồi giấy phép thì doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cũng bị thu hồi giấy phép.
6.2. Cơ quan nào cấp giấy phép môi giới bảo hiểm? Công ty hoạt động môi giới không phép có bị xử phạt không?
Theo quy định tại Điều 71 Luật Kinh doanh bảo hiểm, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động môi giới bảo hiểm là Bộ Tài chính. Ngoài ra, Bộ Tài chính còn có trách nhiệm thông báo về cấp phép, sửa đổi, bổ sung hoặc thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của công ty môi giới bảo hiểm đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để cập nhật hệ thống.
Căn cứ Khoản 4 Điều 7 Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm (được sửa đổi các năm 2018, 2019, 2021 – sau đây gọi tắt là Nghị định 98/2013/NĐ-CP), công ty môi giới bảo hiểm không có giấy phép thành lập và hoạt động bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền phạt từ 80.000.000 đồng -100.000.000 đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm khác liên quan đến giấy phép thành lập và hoạt động với hình thức xử phạt nhẹ nhất là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức tiền phạt từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng tùy thuộc vào từng hành vi.
6.3. Các hành vi bị nghiêm cấm khi hoạt động công ty môi giới bảo hiểm?
Theo quy định tại Điều 9 Luật Kinh doanh bảo hiểm, khi hoạt động kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp không được thực hiện các hành vi sau đây:
- Hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm không có giấy phép hoạt động hoặc hoạt động không đúng phạm vi được cấp phép;
- Thông đồng với tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm chỉ định nhận tiền bảo hiểm để giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
- Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin nhằm từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
- Thực hiện hành vi đe dọa, cưỡng ép người khác ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Trên đây là một số quy định của pháp luật về giấy phép thành lập và hoạt động của công ty môi giới bảo hiểm. Trong quá trình thành lập, nếu doanh nghiệp gặp vướng mắc và có mong muốn sử dụng dịch vụ xin cấp giấy phép, xin vui lòng liên hệ để được hỗ trợ.