Vì sao cần bảo hộ tài sản trí tuệ? Đặc trưng khác với tài sản hữu hình


Vì sao cần bảo hộ tài sản trí tuệ? Đặc trưng khác với tài sản hữu hình
Tài sản trí tuệ (intellectual property - IP) là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh và pháp luật. Nó bao gồm những quyền sở hữu trí tuệ như bản quyền, nhãn hiệu, brevet (bằng sáng chế), thiết kế công nghiệp và các loại bảo vệ sáng chế khác. Tài sản trí tuệ có thể được xem là một tài sản vô hình của một tổ chức hoặc cá nhân và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự sáng tạo và đổi mới. Công ty luật Ánh Ngọc sẽ cùng các bạn tìm hiểu tại sao phải bảo hộ tài sản trí tuệ và tài sản trí tuệ có những đặc trưng gì khác so với tài sản hữu hình

1. Tài sản trí tuệ là gì?

Tài sản trí tuệ là sản phẩm do trí óc con người tạo ra, thông qua quá trình tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực ngoài đời sống. Tài sản trí tuệ là một loại tài sản vô hình, không thể xác định được bởi các đặc điểm vật chất của nó nhưng loại tài sản này có khả năng đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn.

2. Đặc điểm của tài sản trí tuệ

Thứ nhất, Tài sản trí tuệ là kết quả của hoạt động công nghệ và khoa học. Khoa học này có thể được hiểu theo nghĩa cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và nhân văn. Công nghệ này có thể được hiểu là công nghệ chuyển giao có độc quyền (Ví dụ công nghệ lên men) hoặc công nghệ không thể chuyển giao độc quyền (Ví dụ công nghệ đào tạo).

Thứ hai, tài sản trí tuệ có khả năng tái tạo và phát triển, bao gồm:

  • Tái sử dụng: Tài sản trí tuệ có thể được sử dụng lại trong nhiều tình huống khác nhau, thay vì chỉ được sử dụng một lần duy nhất. Ví dụ, một ý tưởng thiết kế sản phẩm có thể được sử dụng để tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau.
  • Phân phối: Tài sản trí tuệ có thể được phân phối để sử dụng rộng rãi hơn. Ví dụ, một cuốn sách hay một bài viết cũng có thể được phân phối đến nhiều người khác nhau, từ đó tạo ra giá trị lớn hơn.
  • Hợp tác: Những người sở hữu tài sản trí tuệ có thể hợp tác để tạo ra giá trị mới. Ví dụ, các nhà khoa học và doanh nhân có thể hợp tác để phát triển một sản phẩm mới, từ đó tạo ra giá trị kinh tế.
  • Cải tiến: Tài sản trí tuệ có thể được cải tiến để tạo ra giá trị mới hơn. Ví dụ, một ý tưởng thiết kế sản phẩm có thể được cải tiến để tạo ra một phiên bản mới với tính năng và chất lượng tốt hơn.

Thứ ba, tài sản trí tuệ có khả năng hao mòn vô hình. Một tài sản có thể được coi là có giá trị lớn ở thời điểm này nhưng sẽ có những tài sản giá trị lớn hơn sau này.

Thứ tư, tài sản trí tuệ tồn tại dứoi dạng thông tin và có khả năng lan truyền vô tận. Ví dụ một chương trình phát thanh được phát sóng ở một quốc gia thì ngay sau đó có thể lan truyền đi tất cả các quốc gia khác.

Thứ năm, tài sản trí tuệ là một loại tài sản dễ bị sao chép. Ví dụ từ một quyển sách có thể tự ra quán photo sao chép ra nhiều bản có nội dung y hệt bản gốc. Đây có thể nói là một hạn chế cực kỳ lớn của tài sản trí tuệ, nó có thể dễ dàng bị đánh cắp bản quyền gây ra nhiều những bất lợi cho tác giả của tài sản trí tuệ.

Thứ sáu, tài sản trí tuệ có thể sử dụng trong cùng một thời điểm. Việc sử dụng đặc điểm này có thể hoặc không thể gây ảnh hưởng cho người khác.

Thứ bảy, tài sản trí tuệ có thể được định giá bằng tiền và có thể trao đổi mua bán trên thị trường. Ví dụ mua một quyền sở hữu tác phẩm,...

Thứ tám, chủ sở hữu có quyền từ bỏ hoặc không từ bỏ đối với quyền sở hữu tài sản trí tuệ. Việc này có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của những chủ thể khác.

3. Các loại tài sản trí tuệ

3.1. Quyền tác giả và các quyền liên quan

Căn cứ pháp lý Khoản 2, 3 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022 quy định về quyền tác giả và quyền liên quan như sau:

"2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

3. Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa."

Như vậy, khi cá nhân sáng tác ra một tác phẩm và thể hiện tác phẩm dưới dạng hình thức nhất định. Thông qua quá trình lao động sáng tạo hoặc một tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền tác giả thì những tổ chức, cá nhân đó được xem là chủ thể của quyền tác giả. Vì tài sản trí tuệ luôn được định hình dưới dáng một tác phẩm nên là quyền tác giả không bảo hộ cho ý tưởng mà chỉ bảo vệ cách thức thể hiện của tư duy.

Đối với quyền liên quan, tài sản trí tuệ là chương trình biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát thanh, truyền hình.

3.2. Quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp bảo vệ các tài sản trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến việc sử dụng, chuyển dịch các đối tượng sở hữu công nghiệp. Các quyền chủ quan này phải phù hợp pháp luật nói chung và pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp nói riêng; bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; quyền ngăn chặn những hành vi xâm phạm hoặc cạnh tranh không lành mạnh đối với các quyền của những người sáng tạo ra hoặc người sử dụng hợp pháp các đối tượng đó.

3.3. Quyền sở hữu đối với giống cây trồng

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng. Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.

4. Các biện pháp để bảo hộ tài sản trí tuệ 

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra tổn hại rất lớn cho những sản phẩm trí tuệ và chủ sở hữu tài sản trí tuệ. Nhận thấy điều này, pháp luật nước ta đã đưa ra các biện pháp để bảo hộ tài sản trí tuệ như sau:

- Quyền tự bảo vệ (Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2022)

  1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

a) Áp dụng biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, đưa thông tin quản lý quyền hoặc áp dụng các biện pháp công nghệ khác nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp hành chính, dân sự, hình sự cụ thể như sau:

  • Biên pháp hành chính: Các hành vi được quy định cụ thể ở Điều 211 khi có các dấu hiệu được quy định tại Điều này thì sẽ bị xử phạp hành chính đối với những vi phạm đó
  • Biện pháp dân sự: Riêng đối với biện pháp này thì việc áp dụng các xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể sở hữu, ngay cả trong việc hành vi đó đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính, hình sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
  • Biện pháp hình sự: Đây là hình thức xử phạt nặng nhất khi mà hành vi xâm phạm đối tượng sở hữu trí tuệ mà có cấu thành tội phạm được quy định trong Điều 212 Luật sở hữu trí tuệ 2022

5. Vì sao phải bảo hộ tài sản trí tuệ

Trong những năm gần đây, công cuộc chạy đua kỹ thuật công nghệ của cá nhân, doanh nghiệp ngày càng phát triển. Dễ dàng nhận thấy ngay sau khi một sản phẩm mới có các chức năng cải tiến mới ra đời là sẽ có hàng loạt các doanh nghiệp khác bắt chước theo sản phẩm đó. Điều đó đã gây ra không ít bất lợi cho các chủ sở hữu của tài sản trí tuệ, thậm chí những sản phẩm gốc đó có khả năng bị đánh bật ra khỏi thị trường tiêu dùng. Đây chính là lý do chúng ta phải bảo hộ tài sản trí tuệ.

  • Khuyến khích sáng tạo: Việc bảo vệ tài sản trí tuệ đảm bảo rằng người sáng tạo sẽ nhận được sự công nhận và thúc đẩy sự tiếp tục sáng tạo. Không có tác giả nào mong muốn tài sản trí tuệ của mình bị đánh cắp việc bảo hộ tài sản trí tuệ là thể hiện sự tôn trọng của công chúng đối với tác phẩm của tác giả. Đây là sẽ là động lực để các tác giả có thể tiếp tục sáng tạo, phát triển hơn nữa những sản phẩm sau này.
  • Bảo vệ sở hữu trí tuệ tạo uy tín cho doanh nghiệp: Để một sản phẩm đến tay người tiêu dùng phải trải qua nhiều công đoạn. Từ việc cá nhân, doanh nghiệp đầu tư chất xám lên ý tưởng, nghiên cứu, thử nghiệm,… đến việc đầu tư việc bạc vật chất cho nghiên cứu, công bố, Marketing,…Đó là cả một quá trình dài chứng tỏ tâm huyết và sự uy tín của chủ sở hữu. Nhờ vào bảo vệ sở hữu trí tuệ, công ty sẽ xây dựng được “uy tín thương hiệu”. Được nhiều người biết đến và tin dùng.
  • Bảo vệ sở hữu trí tuệ là bảo vệ lợi ích người tiêu dùng: Với những thủ đoạn tinh vi thì các mặt hàng bị làm giả, làm nhái giống với hàng thật xuất hiện trên thị trường ngày một phổ biến thì người tiêu dùng khó lòng phân biệt được, rất dễ mua phải những loại hàng kém chất lượng này. Từ đây quyền lợi người tiêu dùng; uy tín và doanh thu cho các chủ thể đang sản xuất, kinh doanh những mặt hàng có chất lượng, có sự đầu tư trí tuệ vào sản phẩm cũng bị ảnh hưởng. Thường vào dịp tết hàng năm dân mạng lại được phen nháo nhào nhờ những màn review, unbox bánh kẹo theo kiểu treo đầu dê bán thịt chó với chất lượng kém, không đáng giá tiền bỏ ra. Với tư cách là một người tiêu dùng bỏ tiền ra mua hàng hóa thì không ai muốn mình ăn phải cú lừa.Vì vậy, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng là cách giúp cho người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn sử dụng các hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao. 
  • Đảm bảo công bằng: Bảo hộ tài sản trí tuệ giúp đảm bảo rằng những người sáng tạo và chủ sở hữu tài sản trí tuệ không bị lợi dụng hoặc bị xâm phạm quyền lợi của mình.

6. Tài sản trí tuệ có đặc trưng gì khác so với tài sản trí tuệ

Tài sản hữu hình là các tài sản có thể nhìn thấy, chạm vào và đo lường được như đất đai, nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, hàng tồn kho, v.v. .Trong khi đó, tài sản vô hình là các tài sản không thể nhìn thấy hoặc chạm vào trực tiếp mà chỉ có giá trị trừu tượng như quyền sử dụng thương hiệu, bản quyền, quyền cấp phép, patent, giấy phép kinh doanh, khách hàng, v.v.Sự khác biệt giữa hai loại tài sản này nằm ở tính chất của chúng.

Tài sản hữu hình có giá trị dựa trên tính sử dụng và tuổi thọ của chúng, trong khi tài sản vô hình có giá trị dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận trong tương lai. Bên cạnh đó, việc đo lường giá trị và bảo vệ tài sản vô hình thường gặp nhiều khó khăn hơn so với tài sản hữu hình.

Tuy nhiên, cả hai loại tài sản này đều quan trọng đối với doanh nghiệp và cần được quản lý và sử dụng một cách hiệu quả để đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp.

Trường hợp cần tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ pháp lý, Quý khách hàng liên hệ:

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.