1. Lý lịch tư pháp là gì?
Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp, lý lịch tư pháp là lý lịch thể hiện thông tin của cá nhân về án tích hay không, có thuộc trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản, được thể hiện trên Phiếu lý lịch tư pháp.
Hiện nay, pháp luật quy định hai loại Phiếu lý lịch tư pháp gồm Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức và Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và có thể cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình trong quá trình công tác điều tra, truy tố, xét xử. Như vậy, Phiếu lý lịch tư pháp số 1 được sử dụng phổ biến hơn trong khi Phiếu lý lịch tư pháp số 2 chỉ được sử dụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Dưới đây là sự khác nhau cơ bản giữa Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2:
2. Tại sao người nước ngoài cần phiếu lý lịch tư pháp?
Người nước ngoài là những người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng đã và đang sinh sống, cư trú, học tập tại Việt Nam, chịu sự quản lý của pháp luật Việt Nam đồng thời vẫn được sự bảo hộ của pháp luật quốc gia nơi người đó mang quốc tịch.
Do đó, thông qua lý lịch tư pháp, biết được người nước ngoài đó có hay không có án tích, có bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản trong quá trình cư trú, sinh sống tại Việt Nam. Trường hợp người nước ngoài từng phạm tội, lý lịch tư pháp ghi nhận việc xóa án tích giúp cho người nước ngoài phạm tội dễ dàng hơn trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng. Đây là căn cứ để xác định người nước ngoài có phạm tội trong thời gian cư trú tại Việt Nam hay không.
Ngoài ra, phiếu lý lịch tư pháp là nguồn cung cấp thông tin hữu ích hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã cũng như hỗ trợ trong quá trình hoạt động tố tụng hình sự và thống kê hình sự.
3. Người nước ngoài nào được cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Việt Nam?
Có hai trường hợp người nước ngoài được cấp lý lịch tư pháp, gồm người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam và người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam
>>> XEM THÊM: Cung cấp dịch vụ tư vấn visa cho người nước ngoài tại Việt Nam
4. Thủ tục cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam
Trước tiên, để có thể thực hiện xin cấp lý lịch tư pháp một cách nhanh chóng, người nước ngoài cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Theo pháp luật hiện hành, hồ sơ xin cấp Phiếu bao gồm các loại giấy tờ sau:
Một điều lưu ý đối với văn bản ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục xin cấp Lý lịch tư pháp. Người nước ngoài chỉ được ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Đối với Phiếu lý lịch tư pháp số 2, người nước ngoài cần tự mình xin cấp lý lịch tư pháp và không được ủy quyền người khác đi thay. Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của nước nơi người nước ngoài là công dân hoặc thường trú. Đối với văn bản ủy quyền được công chứng, chứng thực theo pháp luật của nước người đó là công dân hoặc thường trú không phải là Việt Nam thì văn bản ủy quyền cần được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra Tiếng Việt trước khi thực hiện thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp. Trường hợp người được ủy quyền là cha mẹ, vợ chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người nước ngoài hoặc người ủy quyền sẽ tiến hành nộp hồ sơ theo trình tự sau:
Mọi người cũng xem: Thủ tục ly hôn vắng mặt khi đang ở nước ngoài?
5. Thủ tục cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam
Tương tự như thủ tục cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam cũng cần chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp Phiếu nhưng có sự đơn giản hơn trong về văn bản ủy quyền:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người nước ngoài hoặc người ủy quyền thực hiện theo các bước sau:
Có thể bạn quan tâm: Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
Trên đây là toàn bộ “Thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam” theo pháp luật hiện hành. Nếu độc giả là người nước ngoài hoặc người thân của họ có nhu cầu xin cấp Phiếu Lý lịch tư pháp hoặc có vấn đề thắc mắc xung quanh quá trình xin cấp Phiếu Lý lịch tư pháp, xin vui lòng liên hệ với Luật Ánh Ngọc qua số điện thoại:0878.548.558 hoặc qua email:lienhe@luatanhngoc.vn để được hỗ trợ đầy đủ và nhanh chóng nhất.