1. Hợp đồng mua bán điện
1.1. Hợp đồng mua bán điện là gì?
Hợp đồng mua bán điện là một loại hợp đồng giữa khách hàng (thường là các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân sử dụng điện với nhu cầu sử dụng cao) và nhà cung cấp điện (thường là các công ty điện lực). Hợp đồng mua bán điện được xác định theo định mức lượng điện tiêu thụ, thời gian cung cấp, giá cả và các điều kiện khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và sự thoả thuận giữa hai bên. Đây là hợp đồng được thực hiện dài hạn, thường kéo dài từ 1 đến nhiều năm.
Hợp đồng mua bán điện là một cách để đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định cho các khách hàng và giúp cung cấp điện tiết kiệm chi phí, hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp. Hợp đồng cũng giúp khách hàng và nhà cung cấp điện giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng và cung cấp điện một cách công bằng, minh bạch. Hơn nữa, hợp đồng mua bán điện chính là một hình thức đồng thuận giữa hai bên trong việc sử dụng điện năng lượng, đảm bảo công bằng cho cả bên mua và bên bán. Công ty cung cấp điện và khách hàng có thể tiết kiệm chi phí, tăng tính minh bạch và tăng cường mối quan hệ với nhau thông qua việc thực hiện hợp đồng mua bán điện. Tóm lại, hợp đồng mua bán điện có ý nghĩa rất lớn đối với việc đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định, tiết kiệm chi phí và tiêu chuẩn hóa hình thức giao dịch giữa người mua và người bán.
1.2. Nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán điện
Hợp đồng mua bán điện là một loại hợp đồng dân sự và là một tài liệu quan trọng giữa khách hàng và nhà cung cấp điện, nó quy định các điều kiện cơ bản để đảm bảo cung cấp điện cho khách hàng đúng lượng, đúng thời gian và đầy đủ các điều kiện được thỏa thuận trước đó. Thành phần của một hợp đồng mua bán điện bao gồm các yếu tố sau:
(1) Chủ thể thực hiện hợp đồng: Đơn vị cung cấp điện và đơn vị khách hàng. Trong thành phần này, điều quan trọng nhất là tên của nhà cung cấp điện, tên khách hàng, địa chỉ sử dụng điện hoặc địa chỉ cung cấp điện, số điện thoại, email và các thông tin khác.
(2) Mục đích sử dụng
(3) Tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ
(4) Quyền và nghĩa vụ của các bên
(5) Giá điện, phương thức và thời hạn thanh toán: giá hợp đồng, sản lượng hợp đồng, …
(6) Điều kiện chấm dứt hợp đồng
(7) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng: hai bên thỏa thuận về bồi thường do vi phạm hợp đồng, chế tài áp dụng và phương án giải quyết nếu có tranh chấp phát sinh, ...
(8) Hiệu lực và thời hạn của hợp đồng:
- Hợp đồng có hiệu lực từ ngày được đại diện có thẩm quyền của hai bên ký chính thức, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Trừ khi gia hạn hoặc chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn, thời hạn hợp đồng được quy định theo điều khoản về thời hạn hợp đồng mà hai bên đã ký
(9) Chấm dứt và đình chỉ thực hiện Hợp đồng:
- Chấm dứt Hợp đồng theo thỏa thuận
- Đơn phương chấm dứt Hợp đồng
- Đình chỉ thực hiện Hợp đồng
(10) Các thỏa thuận khác
Hợp đồng mua bán điện là một công cụ quan trng để đảm bảo sự ổn định và minh bch trong việc mua bán điện. Nó giúp hai bên thỏa thuận các điều kiện và quy định rõ ràng, tạo ra một môi trường kinh do tin cậy và đáng tin cậy cho việc cung cấp và sử dụng điện.
1.3. Điều kiện ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
Đối với hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt, cần tuân thủ các điều kiện sau theo quy định của pháp luật:
- Điều kiện về chủ thể:
+ Bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có đề nghị mua điện và thông tin về cư trú của hộ gia đình tại địa điểm mua điện hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng địa điểm mua điện;
+ Bên bán điện có lưới điện phân phối đủ khả năng cung cấp điện đáp ứng nhu cầu của bên mua điện.
- Điều kiện về hồ sơ đề nghị đăng ký mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt của bên mua điện dạng giấy hoặc dữ liệu điện tử bao gồm: Đề nghị mua điện và một trong các giấy tờ, tài liệu sau:
+ Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của cá nhân đại diện bên mua điện. Tại một địa điểm đăng ký mua điện, bên mua điện là một hộ gia đình thì chỉ được ký 01 Hợp đồng.
+ Trường hợp không sử dụng thông tin về cư trú của hộ gia đình tại địa điểm mua điện, bên mua điện cung cấp bản sao của một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở; giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở); quyết định phân nhà; hợp đồng mua bán nhà; hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 01 năm trở lên hoặc các giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng địa điểm mua điện có thời hạn từ 01 năm trở lên để đăng ký mua điện và chỉ được ký 01 Hợp đồng.
- Điều kiện về thời hạn ký hợp đồng:
+ Bên bán điện phải ký hợp đồng và cấp điện cho bên mua điện trong thời hạn 07 ngày làm việc khi có đủ các điều kiện quy định pháp luật hiện hành.
+ Trường hợp chưa có lưới điện phân phối hoặc lưới điện phân phối bị quá tải có xác nhận của cơ quan Điều tiết điện lực hoặc cơ quan được ủy quyền, bên bán điện phải trả lời cho bên mua điện trong thời hạn 05 ngày làm việc trong đó nêu rõ thời hạn dự kiến cấp điện được.
2. Thay đổi chủ thể trong hợp đồng mua bán điện
Thay đổi chủ thể trong hợp đồng mua bán điện là quá trình thay đổi tên người sử dụng điện hoặc chủ sở hữu của doanh nghiệp, đơn vị trên hợp đồng mua bán điện mà đã ký với điện lực. Thông thường, khi có sự thay đổi về chủ thể, các bên liên quan đến hợp đồng mua bán điện cần tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật và hiệu lực của hợp đồng.
Khách hàng có thể đăng ký loại dịch vụ thay đổi chủ thể HĐMBĐ trong những trường hợp sau:
- Chuyển nhượng hợp đồng: Thay đổi chủ thể khi người mua hoặc người bán chuyển nhượng toàn b hoặc một phần quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng mua bán điện cho một bên thứ ba.
- Kế thừa hợp đồng: Thay đổi chủ thể khi người mua hoặc người bán qua đời và hợp đồng được kếừa bởi người thừa kế theo quy định của pháp luật về di sản.
- Sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp: Thay đổi chủ thể khi doanh nghiệp mua bán điện sáp nhập, hợp nhất hoặc chia tách thành các đơn vị mới.
- Thay đổi chủ thể do quy đnh của cơ quan quản lý nhà nước: Trong một số trường hợp, cơ quan quản lý nhà nước có thể yêu cầu thay đổi chủ thể trong hợp đồng mua bán điện để tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.
3. Mẫu đơn đề nghị thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện mới nhất năm 2023
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐỀ NGHỊ CUNG CẤP DỊCH VỤ ĐIỆN
- Tên khách hàng mua điện:……….........................................................................................................
- Số điện thoại/địa chỉ emai: ....................................................................................................................
- Địa chỉ mua điện:...........................................………………………………........................................
- Mã khách hàng: ...................………………………………..................................................................
- Quý Khách hàng vui lòng đánh dấu (x) vào ô trống cung cấp dịch vụ dưới đây:
(1) Thay đổi công suất sử dụng điện/thay đổi loại công tơ 01 pha, 03 pha (2) Thay đổi vị trí thiết bị đo đếm (3) Thay đổi mục đích sử dụng điện. (4) Thay đổi định mức sử dụng điện (5) Thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện (6) Kiểm tra, kiểm định công tơ và thiết bị đo đếm khác (7) Cấp điện trở lại
|
(8) Thay đổi thông tin đã đăng ký (9) Thay đổi hình thức thanh toán tiền điện (10) Xử lý báo mất điện (11) Gia hạn HĐMBĐ (12) Chấm dứt HĐMBĐ (13) Kiến nghị về hóa đơn tiền điện (14) Thay đổi liên lạc (emai,SMS,ĐT...) (14) Yêu cầu dịch vụ khác |
- Thông tin cần thay đổi
Thông tin hiện tại:................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Thông tin cần thay đổi:.........................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
- Hồ sơ khách hàng đã cung cấp:
..............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
- Hồ sơ khách hàng cần bổ sung
.............................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................
Người tiếp nhận phiếu yêu cầu (Ký, ghi rõ họ tên) |
………., ngày…. tháng ….. năm 20… Bên mua điện (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
4. Hồ sơ đề nghị thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện
4.1. Thay đổi chủ thể Hợp đồng mua bán điện sinh hoạt
Hồ sơ thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện đối với trường hợp mua điện sinh hoạt, bao gồm có:
- Giấy đề nghị thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện;
- Bản sao giấy tờ tùy thân của chủ thể mua điện mới (cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp của Tổ chức);
- Bản sao của một trong các giấy tờ xác định chủ thể mua điện mới:
+ Hộ khẩu thường trú/ Sổ tạm trú
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
+ Quyết định phân nhà
+ Hợp đồng mua bán nhà hợp lệ
+ Hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 01 năm trở lên và đồng ý của chủ sở hữu
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà/đất
+ Hợp đồng thuê địa điểm và đồng ý của chủ sở hữu
4.2. Thay đổi chủ thể Hợp đồng ngoài sinh hoạt
Hồ sơ đề nghị sang tên HĐMBĐ của khách hàng bao gồm:
- Giấy đề nghị thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện;
- Bản sao giấy tờ tùy thân của chủ thể mua điện mới (cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp của Tổ chức);
- Bản sao của một trong các giấy tờ xác định chủ thể mua điện mới:
+ Hộ khẩu thường trú/ Sổ tạm trú
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
+ Quyết định phân nhà
+ Hợp đồng mua bán nhà hợp lệ
+ Hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 01 năm trở lên và đồng ý của chủ sở hữu
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà/đất
+ Hợp đồng thuê địa điểm và đồng ý của chủ sở hữu
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+ Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
+ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện
+ Giấy phép đầu tư
+ Quyết định thành lập đơn vị.
Lưu ý: Đối với trường hợp khách hàng có đề nghị công suất sử dụng cực đại từ 40kW trở lên, khách hàng bổ sung bản đăng ký biểu đồ phụ tải.
5. Trình tự thực hiện thủ tục đề nghị thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện
Để thực hiện thủ tục đề nghị thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện, các đơn vị, cá nhân hoặc doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Đối với việc thay đổi chủ thể hợp đồng mua điện, các bên cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Các bên có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại các Phòng giao dịch khách hàng của các Công ty Điện lực, hoặc thông qua đường bưu điện hoặc trực tuyến.
Bước 3: Khảo sát
Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị thay đổi chủ thể hợp đồng mua điện, Công ty Điện lực tiến hành khảo sát.
Bước 4: Ký Biên bản chấm dứt HĐMBĐ cũ và Hợp đồng mua bán điện mới
Sau khi hoàn tất khảo sát, các bên cùng thực hiện ký Biên bản chấm dứt hợp đồng mua bán điện cũ và ký Hợp đồng mua bán điện mới. Thời hạn thực hiện thủ tục này là 02 ngày làm việc đối với khách hàng mua điện sinh hoạt và 03 ngày làm việc đối với khách hàng mua điện ngoài sinh hoạt.
Phí và lệ phí cho việc này là miễn phí.
Mọi vướng mắc chưa rõ hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc nhanh chóng. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Ánh Ngọc.